Trích lập dự phịng rủi ro và quản trị nghiệp vụ trích lập dự phịng rủ

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 33)

1.2. Quản trị nghiệp vụ phân loại nợvà trích lập dự phịng rủi ro tín

1.2.2. Trích lập dự phịng rủi ro và quản trị nghiệp vụ trích lập dự phịng rủ

rủi ro tín dụng của NHTM

1.2.2.1 Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

a. Khái niệm trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

- Theo Chuẩn mực Kế tốn Quốc tế số 39 (IAS 39) thì trích lập dự phịng rủi ro tín dụng (DPRR) là biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng bằng cách xác định và trích lập ra một khoản tiền dự phòng để bù trừ các thay đổi về giá trị khấu hao và lưu chuyển tiền tệ của những khoản cho vay được trích lập DPRR tín dụng.

dụng cho các khoản tín dụng nội bảng (khơng bao gồm các khoản tín dụng ngoại bảng).

Giá trị khấu hao (Amortised cost): Là giá trị của tài sản hoặc cơng nợ

tài chính ghi nhận ban đầu trừ các khoản thanh tốn tiền gốc nếu có, cộng hoặc trừ các khoản khấu hao luỹ kế của phần chênh lệch giữa giá trị ghi nhận ban đầu và giá trị đáo hạn và trừ đi các khoản giảm giá trị do giảm giá hoặc không thể thu hồi được.

Lưu chuyển tiền tệ trong khái niệm trên là các luồng tiền vào trong

tương lai có thể thu được từ khoản cho vay. Để trích lập DPRR tín dụng, các luồng tiền này sẽ được đưa về hiện tại bằng phương pháp chiết khấu luồng tiền (cashflow discount) và sử dụng lãi suất chiết khấu là lãi suất thực tế (effective interest rate). Phương pháp này còn được gọi là Phương pháp lãi

suất thực tế (effective interest method) - phương pháp tính khấu hao dựa trên

lãi suất thực tế của tài sản hoặc cơng nợ tài chính.

Lãi suất thực tế (effective interest rate): Là lãi suất sẽ chiết khấu chính

xác trở về giá trị thuần ghi sổ hiện tại của tài sản hay cơng nợ tài chính các luồng thanh tốn tiền mặt dự kiến trong tương lai cho tới ngày đáo hạn hoặc ngày định giá kế tiếp giá trị thị trường.

- Theo quan điểm về DPRR tín dụng của Chuẩn mực Kế tốn Việt

Nam (VAS) thì trích lập DPRR tín dụng là biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng bằng cách trích lập một khoản tiền để dự phịng những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của TCTD.

b. Sự cần thiết phải trích lập DPRR tín dụng

Rủi ro là một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng. Người ta đã chứng minh sự tồn tại tất yếu của nó trong hoạt động của NHTM,

và được định nghĩa là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của NHTM do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Để tạo lập nguồn bù đắp các tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra, các NHTM phải thực hiện trích lập DPRR. Điều này đã được quy định cụ thể trong các văn bản luật ở các nước.

Trích lập DPRR tín dụng có vai trị rất quan trọng đối với bản thân các NHTM, khách hàng (đặc biệt là khách hàng gửi tiền), các cổ đơng, hệ thống tài chính nói chung.

Một là: Đối với bản thân NHTM, trích lập DPRR giúp cho ngân hàng

có được nguồn bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra bởi ta đã biết DPRR là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của TCTD.

Điều 82 Luật tổ chức tín dụng quy định: “Tổ chức tín dụng phải DPRR trong hoạt động ngân hàng và được hạch tốn vào chi phí hoạt động. Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập khoản dự phịng và sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng do Thống đốc NHNN quy định”.

Vậy khi thành lập và đi vào hoạt động TCTD phải tuân thủ các nguyên tắc do luật đưa ra, nghĩa là trong hoạt động cần phải có các khoản dự phịng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Và rủi ro tín dụng là dạng rủi ro chủ yếu, xuất hiện thường xuyên trong hoạt động của TCTD. Do vậy, việc trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng là điều cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của các TCTD được an toàn, hiệu quả.

Ngồi ra, rủi ro tín dụng khơng giới hạn ở hoạt động cho vay mà cịn nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như bảo lãnh, mở L/C, cho thuê tài chính và các nghiệp vụ phái sinh khác. Do đó, việc trích lập DPRR tín

dụng cịn góp phần đảm bảo cho hoạt động mang tính chất tín dụng được an tồn.

Hơn nữa, tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản bình quân của các NHTM Việt Nam luôn chiếm hơn 1/3 tức là từ 30% - 70% vì vậy việc trích lập DPRR tín dụng là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với các NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi mà các dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nước ta chưa phát triển.

Đồng thời việc trích lập DPRR cịn giúp cho việc quản lý tín dụng của ngân hàng hiệu quả hơn. Trên cở sở phân loại nợ, bộ phận quản lý tín dụng biết được thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng mình, từ đó xây dựng, điều chỉnh chính sách tín dụng sao cho phù hợp. Ngồi ra, nó cịn giúp cho ngân hàng trong việc điều chỉnh chính sách kinh doanh như chính sách cho vay vì chi phí trích lập DPRR tín dụng cũng là cơ sở cho ngân hàng khi xác định lãi suất cho vay.

Mặt khác, ngành ngân hàng Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu với các thông lệ quốc tế. Đối với các nước phát triển, họ cho rằng bản chất của tín dụng ln có rủi ro, do vậy ngay khi phát sinh cho vay hay cam kết cho vay là lập tức tiến hành trích lập ngay dự phịng, khoản này có thể được lập khi các khoản nợ có dấu hiệu suy giảm hay chưa suy giảm. Việc trích lập đã được các nước áp dụng từ lâu, là một trong các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.

Hai là: Đối với các cổ đông, việc các ngân hàng thực hiện trích lập

DPRR đầy đủ theo quy định sẽ đảm bảo an tồn cho ngân hàng, tăng uy tín cho ngân hàng, đảm bảo giá trị tài sản của các cổ đông.

Ba là: Đối với nền kinh tế, việc trích lập DPRR có vai trị quan trọng

trong việc đảm bảo an tồn đối với hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Khi các NHTM thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ, bảo đảm an tồn trong

hoạt động tín dụng của từng ngân hàng thì sẽ tạo ra uy tín cho hệ thống tài chính - ngân hàng, đảm bảo sự phát triển bền vững cho hệ thống tài chính - ngân hàng.

c. Nội dung nghiệp vụ trích lập DPRR tín dụng

* Đối tượng được trích lập DPRR tín dụng

Là TCTD hoạt động tại Việt Nam (trừ Ngân hàng Chính sách xã hội) phải thực hiện việc trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam muốn thực hiện việc trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải trình NHNN chính sách trích lập dự phịng của ngân hàng nước ngồi để xem xét quyết định. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính Ngân hàng nước ngồi sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản.

* Thời điểm trích lập DPRR tín dụng.

Theo điều 3 của quyết định 493/2005/QĐ - NHNN thì thời điểm trích lập DPRR tín dụng được quy định như sau:

- Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời gian 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, TCTD thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập DPRR đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước.

- Riêng đối với quý IV, trong thời gian 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12 TCTD thực hiện việc phân loại nợ và trích lập DPRR đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

* Các loại DPRR tín dụng.

Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ra đời ngày 22 tháng 4 năm 2005, là bước ngoặt về việc ban hành quy định về trích lập DPRR của NHNN. NHNN

STT Loại tài sản bảo đảm

Tỷ lệ tối đa (%)

1

Sô dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng đông

Việt Nam tại TCTD 100%

2 Tín phiếu kho bạc,vàng, sơ dư trên tài khoản tiền gửi,

Sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các TCTD 95%

đã có bước tiến xa, gần hơn với chuẩn mực Kế tốn Quốc tế về trích lập DPRR tín dụng. Theo quyết định 493 thì DPRR tín dụng gồm hai loại dự phịng. Đó là dự phịng chung và dự phịng cụ thể.

- Dự phịng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tại điều 8 trong quyết định 493 quy định số tiền dự phịng cụ thể phải trích được tính theo cơng thức sau:

R= Max { 0, (A- C)}× r

Trong đó: R : Số tiền dự phịng cụ thể phải trích. A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị của tài sản đảm bảo r: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

Trong đó: giá trị của tài sản đảm bảo (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng với:

- Giá trị thị trường của vàng

- Mệnh giá của trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, và các loại giấy tờ có giá của các TCTD.

- Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và của các TCTD khác.

- Giá trị của tài sản đảm bảo là động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.

Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm được quy định như sau:

3

Trái phiếu Chính phủ:

- Có thời hạn cịn lại từ một năm trở xng - Có thời gian từ 1 đến 5 năm

- Có thời hạn cịn lại trên 5 năm

95% 85% 80% 4 Thương phiếu, giấy tờ có giá của các TCTD khác 75% 5 Chứng khoán của các TCTD khác 70% 6 Chứng khoản của Doanh nghiệp 65% 7

Bất động sản ( gôm: nhà ở của dân có giấy tờ hợp pháp hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng

đất hợp pháp) 50%

- Dự phòng chung: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong q trình phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể và trong trường hợp khó khăn về tài chính của các TCTD khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Theo quy định tại điều 9 của quyết định 493/2005/QĐ- NHNN thì khoản tiền TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và các khoản cam kết ngoại bảng.

Cơ sở trích lập DPRR tín dụng khơng chỉ là thời gian q hạn của khoản nợ mà còn kèm theo sự đánh giá về khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đối với khách hàng vay. Do đó việc trích lập DPRR theo quyết định 493 trở lên chính xác hơn, hiệu quả hơn cho việc phịng chống những rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng.

1.2.2.2. Quản trị nghiệp vụ trích lập DPRR tín dụng

- Quản trị nghiệp vụ trích lập dự phịng là ngân hàng tổ chức một bộ phận nhằm điều hành, giám sát và thực hiện các cơng việc có liên quan đến việc trích lập DPRR tín dụng.

- Quản trị nghiệp vụ trích lập DPRR phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

+ Thực hiện trích lập dự phịng đúng, đầy đủ ở mức cụ thể theo nhóm và dự phịng chung dựa trên kết quả phân loại nợ.

+ Thực hiện trích lập dự phịng nghiêm túc phù hợp với quy định của luật pháp.

+ Trích lập DPRR đảm bảo cho các nhu cầu sử dụng dự phịng, đảm bảo an tồn trong kinh doanh ngân hàng.

+ Trích lập đúng thời điểm quy định.

+ Dự kiến được số DPRR phải trích trong năm kế hoạch của ngân hàng. Căn cứ trên kết quả phân loại nợ và dư nợ dự kiến của khách hàng, nhà quản trị ngân hàng có thể dự kiến được số DPRR phải trích. Số DPRR phải trích là cơ sở để dự kiến kết quả kinh doanh trong năm kế hoạch của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w