Quan điểm đối với công tác quản trị phân loại nợvà trích lập DPRR tín

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 90)

3.1. Định hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát

3.1.3. Quan điểm đối với công tác quản trị phân loại nợvà trích lập DPRR tín

DPRR tín dụng

Với QĐ 493 của Ngân hàng nhà nước, các khoản tín dụng của NHTM có thể được phân loại theo hai phương pháp định tính và định lượng. Về cơ bản, việc phân loại nợ theo điều 6 chỉ dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ, còn việc phân loại nợ theo điều 7 là đánh giá tồn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.

Với những kết quả đã đạt được và căn cứ trên tình hình thực tế tại Chi nhánh, định hướng đối với việc quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại Chi nhánh Hà Thành trong thời gian tới như sau:

- Xây dựng quy trình, văn bản riêng cho nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng.

- Bố trị cán bộ thực hiện nghiệp vụ theo đúng khả năng, chức năng nhiệm vụ được giao.

- Tiếp tục thực hiện phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493. Việc phân loại nợ được thực hiện 01 tháng một lần nhằm phát hiện sớm các khoản nợ xấu phát sinh để có biện pháp theo dõi, quản lý kịp thời.

- Hướng tới việc hoàn thiện việc phân loại nợ và trích lập DPRR theo thơng lệ quốc tế nhằm đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng, chủ động đối phó với mọi rủi ro.

+ Để hoàn thiện việc phân loại nợ và trích lập DPRR theo thông lệ quốc tế, trước mắt, BIDV dần hoàn thiện và đưa vào sử dụng phổ biến chương trình XHTDNB đối với khách hàng cá nhân phục vụ cho công tác phân loại nợ hàng tháng (hiện nay chương trình định hạng tín dụng nội bộ chỉ được áp dụng để chấm điểm để phục vụ cho việc phán quyết tín dụng cịn việc phân loại nợ hàng tháng đối với khách hàng cá nhân được thực hiện theo phương pháp định lượng).

+ Đối với khách hàng là định chế tài chính, thực hiện phân loại nợ tập trung tại Hội sở chính, do nhóm khách hàng này do Hội sở chính quản lý. Phịng Quản lý rủi ro hàng tháng dựa trên kết quả xếp hạng của Hội sở chính để làm căn cứ xếp loại.

+ Để đảm bảo hệ thống XHDTNB có tính thực tế cao, kết quả xếp hạng phản ánh được chính xác mức độ rủi ro đối với từng khách hàng, hệ thống XHTDNB sẽ được BIDV rà sốt để chỉnh sửa hồn thiện theo định kỳ một năm một lần. Các thủ tục kiểm tra và đánh giá bao gồm:

./ Phân tích đánh giá tồn danh mục tín dụng để đưa ra các nhận định về những vấn đề không hợp lý của kết quả xếp hạng. Những phân tích này

được dựa trên những thơng tin tổng hợp tồn hàng cũng như những thơng tin phân tích về các sự kiện kinh tế.

./ Thường xuyên có những kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu khách quan để đánh giá, đo lường chất lượng xếp hạng.

./ Tiếp nhận những thông tin phản hồi về hệ thống từ các bộ phận sử dụng, bộ phận kiểm tra kiểm tốn nội bộ cũng như từ cơng ty kiểm tốn độc lập.

./ Phân tích đánh giá các thơng tin phản hồi về hệ thống và đề xuất lên ban lãnh đạo những thay đổi cần thiết liên quan đến hệ thống xếp hạng.

- Phân loại nợ đúng, phản ánh chính xác mức độ rủi ro của khách hàng. Thực hiện đánh giá xếp hạng khách hàng và phân loại nợ xấu một cách khách quan, chính xác để làm căn cứ cho việc phán quyết tín dụng và trích lập DPRR.

- Tính tốn chính xác số DPRR phải trích hàng quý và thực hiện trích đủ số DPRR phải trích để có đủ khả năng tài chính, số dư quỹ DPRR đủ để xử lý trong trường hợp khách hàng chuyển hạch toán ngoại bảng, hạn chế xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w