1.3.2.1. Về quản trị phân loại nợ
Đối với việc quản trị nghiệp vụ phân loại nợ, đòi hỏi NHTM phải thiết lập được hệ thống phân loại nợ đáng tin cậy dựa trên nguy cơ rủi ro của các khoản nợ đó. Do đặc điểm của phân loại nợ theo phương pháp định tính là mang lại kết quả đáng tin cậy hơn mặc dù điều kiện áp dụng phức tạp hơn do vậy, trong thời gian tới, đòi hỏi NHTM ở nước ta phải nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống định hạng tín dụng nội bộ (đối với cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân).
tín dụng có vấn đề cần được xem xét định kỳ.
Các khuôn khổ kế toán và khuyến cáo của Basel II đều thừa nhận hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng như là công cụ đánh giá chính xác toàn bộ danh mục cho vay của NHTM. Bên cạnh đó, trong tương lai đòi hỏi NHTM phải thiết lập được hệ thống phân loại nợ có khả năng đánh giá xác suất bình quân của các khoản nợ xấu (probability of default) và các nguy cơ làm phát sinh các khoản nợ xấu (loan impairment).
Cần minh bạch trong việc chuyển nhóm nợ với vấn đề “dấu” thuế thu nhập doanh nghiệp. Các NHTM nên xây dựng chương trình quản lý riêng về trích lập dự phòng, lập hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng công nghệ quản lý tiên tiến được áp dụng ở các ngân hàng hiện đại trên thế giới.
1.3.2.2. về quản trị trích lập DPRR
Việc trích lập DPRR tại các nước có điểm chung là đều dự phòng cho những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Chính điều này góp phần hạn chế những tổn thất của ngân hàng từ việc cấp tín dụng và đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng. Phương pháp này thường được thực hiện ở các quốc gia phát triển, có thị trường tài chính vững mạnh và hệ thống thông tin tín dụng chuẩn xác.
Việc duy trì hợp lý các khoản DPRR tín dụng góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của NHTM. Vì vậy, điều này đòi hỏi NHTM Việt Nam phải thực hiện đầy đủ và liên tục việc phân loại nợ, thực hiện trích lập và sử dụng hợp lý quỹ DPRR tín dụng.
Mục tiêu mà NHTM ở nước ta hướng đến đó là việc phân loại nợ và trích lập dự phòng phải phản ánh đúng chất lượng tín dụng và khả năng tổn thất mà ngân hàng gặp phải trên cơ sở phân tích tình hình trạng lưu chuyển tiền mặt của khách hàng. Riêng đối với nghiệp vụ trích lập DPRR, đòi hỏi số tiền trích lập và quỹ dự phòng phải đảm bảo cho các nhu cầu sử dụng dự
phòng và an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.
- Các tiêu chí phân loại nợ và trích lập DPRR mà các nước đang áp dụng hầu hết tuân theo chuẩn mực quốc tế nên các NHTM tại Việt Nam cần phải tính toán theo chuẩn mực quốc tế để không bị loại ra khỏi cuộc chơi. Trong vận dụng cần sáng tạo, minh bạch khi đánh giá vấn đề nợ suy thoái hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, lựa chọn thời điểm thích hợp để trích lập ngay cả khi nợ chưa suy thoái cũng là một cách làm cần học hỏi.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước trên đây nằm ở những khu vực có nền tài chính vững mạnh, không nên áp dụng cứng nhắc vào tình hình Việt Nam vì có thể làm sai biệt cấu trúc nợ, tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo các quy định mà Basel II đưa ra do không phù hợp với các nước đang phát triển.
Kết luận chương 1:
Chương 1 đã phân tích và làm rõ khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, nêu bật tính chất rủi ro tín dụng, các nguyên nhân phát sinh rủi ro cũng như các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời cũng trình bày các lý luận cơ bản về quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng. Khái quát các phương pháp phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGHIỆP VỤ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH 2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành (BIDV Hà thành) là thành viên thứ 76 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 16/09/2003 trên cơ sở tách và nâng cấp Phòng Giao dịch Trung tâm của Sở giao dịch I - BIDV.
Bước đầu khi mới hoạt động, Chi nhánh Hà thành đã gặp không ít khó khăn với tổng tài sản nhỏ bé, lực lượng cán bộ mỏng, đồng thời đóng trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm - trung tâm thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều TCTD trong và ngoài nước hoạt động lâu năm, đây là một thử thách không nhỏ đối với Chi nhánh Hà Thành. Được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt, hỗ trợ to lớn của Ban lãnh đạo, các Phòng Ban tại Hội sở chính BIDV, sau gần 8 năm hoạt động, Chi nhánh Hà Thành đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi sáng tạo phát triển theo định hướng mới: tập trung phục vụ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá nhân, cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các tầng lớp dân cư trên địa bàn, đồng thời chủ động đề xuất phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với xu thế thị trường như tham gia đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, kinh doanh có hiệu quả; đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ thị trường chứng khoán: thực hiện tốt chức năng ngân hàng chỉ định thanh toán của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà nội... Hoạt động của BIDV Hà Thành đã và đang bám sát mục tiêu kế hoạch và phương châm
"Chất lượng - tăng trưởng bền vững - an toàn - hiệu quả" để tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện với nhiều biện pháp, giải pháp thiết thực sát với thực tế hoạt động của Chi nhánh.
Cùng với sự lớn mạnh về quy mô hoạt động, Chi nhánh đã dần hình thành một cơ sở vật chất hiện đại với trụ sở giao dịch ngày càng khang trang, hệ thống máy móc hiện đại. Ban đầu khi mới thành lập, diện tích trụ sở chật hẹp, ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của Chi nhánh. Đến nay, sau gần 7 năm thành lập, Chi nhánh đã có một trụ sở rộng rãi, khang trang, cùng toà nhà với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc tạo lập hình ảnh, uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện cho Chi nhánh phát triển lên một tầm cao mới.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Hà Thành
Hiện nay, Chi nhánh Hà Thành có 190 cán bộ công nhân viên với tuổi đời bình quân là 27 tuổi, trong đó có 44 người có trình độ thạc sỹ, 140 người có trình độ đại học, còn lại là trình độ cao đẳng. Chi nhánh Hà Thành có 13 phòng nghiệp vụ, 7 phòng giao dịch và 02 quỹ tiết kiệm hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc gồm Giám đốc và 05 Phó giám đốc.
Các phòng tổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các phòng, tổ ngày càng được cải tiến để ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một
khối kinh doanh (Front office) và khối tác nghiệp/hỗ trợ (Back/Support office) tạo lập được cơ cấu tổ chức hướng dần theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro. Theo đó, mô hình của Hà Thành như sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Thành
~, r—- Khỏi quan hệ khách hàng , Các phóng Qnan hệ Khách hàng Phcng QHKH 3 (KH Doanh nghiệp Phóng Quân Ịý vi Dich vụ kho quỹ
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành giai đoạn 2008 - 2010
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV Hà Thành luôn bám sát mục tiêu và phương châm Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2008- 2010 như sau:
Thứ nhất, tổng tài sản, tổng nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định qua các năm
Tính đến hết tháng 12/2010, tổng tài sản đạt 9.128 tỷ đồng, tăng hơn 20 lần so với thời điểm mới thành lập, trong đó dư huy động vốn đạt 8.724,32 tỷ
VND (tăng hơn 21 lần). Trong những năm gần đây, hoạt động huy động vốn gặp phải nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao, Ngân hàng nhà nước (NHNN) nâng lãi suất cơ bản, khó khăn thanh khoản của các NHTM quy mô nhỏ có dấu hiệu gia tăng, điều này đã đẩy nhu cầu huy động vốn lên cao khiến sự cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng trở nên gay gắt. Tuy nhiên với việc xác định công tác huy động vốn luôn là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động điều hành kinh doanh, trong thời gian qua chi nhánh đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của Hội sở, tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh huy động vốn. Kết quả đến 31/12/2010, hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả rất ấn tượng về cả quy mô và chất lượng.
Huy động vốn cuối kỳ 31/12/2010 đạt 8.274 tỷ đồng tăng trưởng 37,7% so với năm 2009. Huy động vốn tăng trưởng bình quân từ 200 8-2010 trên 30%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn hệ thống là 20%/năm, huy động vốn năm 2010 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2008 và đứng thứ 4 trong tổng số 16 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Huy động vốn bình quân năm 2010 đạt 8.596 tỷ đồng, tăng trưởng 48,8% tương ứng với 2.820 tỷ đồng so với cuối năm 2009.
Thứ hai, hoạt động tín dụng phát triển theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo BIDV, tăng trưởng bền vững đảm bảo chất lượng tín dụng
Dư nợ tín dụng đến 31/12/2010 đạt 3.135 tỷ đồng, tăng trưởng 22,8% so với năm 2009, dư nợ bình quân năm 2010 đạt 3.213 tỷ đồng, tăng trưởng 35,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cuối kì. Doanh số phát vay trong
Tín dụng phát triển theo đúng định hướng đó là phục vụ khối doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ luôn đạt trên 90%. Tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua được gắn liền với kiểm soát, đảm bảo chất lượng tín dụng. Số lượng khách hàng quan hệ tín dụng thường xuyên tại Chi nhánh hiện nay đã lên tới trên 100 khách hàng trong đó có thể kể đến nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước và ngoài quốc doanh lớn, uy tín tại Việt Nam như Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Cty CP FPT, Tập đoàn Hòa Phát,.
Biểu 2.1: Huy động vốn và dư nợ tín dụng qua các năm 2008- 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVHà Thành)
Thứ ba, hoạt động dịch vụ được đa dạng hoá nhằm phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, góp phần tăng thu dịch vụ với tốc độ cao
Bên cạnh nỗ lực đẩy mạnh mảng dịch vụ truyền thống, Chi nhánh Hà Thành là một trong những đơn vị đầu tiên của hệ thống BIDV triển khai mạnh mẽ và thành công các sản phẩm dịch vụ mới như thanh toán, phát hành thẻ tín dụng quốc tế (VISA, Master), Homebanking, Direct Banking, Smart@ccount, Western Union, POS... Nhờ vậy, thu dịch vụ ròng của Chi nhánh luôn có
mức tăng trưởng cao so với các Chi nhánh bạn trong cùng hệ thống (bình quân 60-70%/năm), đồng thời tỷ trọng thu dịch vụ ròng trong tổng thu nhập luôn ở mức 30-35%.
Không những thế, chất lượng dịch vụ của Chi nhánh cũng luôn được khách hàng và bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao về phong cách chuyên nghiệp, bài bản, xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác, an toàn với một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ nhưng chuyên nghiệp và năng động, tạo hình ảnh một ngân hàng hiện đại.
Sau 07 năm hoạt động và phát triển, với chất lượng dịch vụ cung cấp của mình, Chi nhánh đã có một nền khách hàng bền vững với trên 60.000 khách hàng. Số lượng khách hàng tìm đến với Chi nhánh ngày một đông đảo hơn. Chi nhánh tự hào đã từng bước khẳng định được thương hiệu, vị thế của mình trên địa bàn Thủ đô, nơi tập trung hơn 300 Chi nhánh các Ngân hàng trong và ngoài nước, nơi sức ép cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, là một trong 10 chi nhánh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất hệ thống
Hiệu quả kinh doanh đã có bước phát triển vượt bậc qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 45-50%/năm, luôn đảm bảo thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước và thường xuyên đạt mức cao hơn mức bình quân của khối Chi nhánh. Đặc biệt trong năm thứ 7 này, với bước đi đúng đắn và những giải pháp quyết liệt ngay từ đầu năm trong đó tập trung thực hiện nhiệm vụ số 1 là đẩy mạnh công tác HĐV, hiệu quả kinh doanh của
Thu dịch vụ ròng đến hết năm 2010 đạt 60,4 tỷ đồng tăng 27% so với năm 2009. Chi nhánh hiện là 1 trong 8 chi nhánh có thu dịch vụ ròng lớn nhất hệ thống, nếu chỉ tính riêng trong giai đoạn 2007-2009, thu dịch vụ ròng tăng trưởng bình quân tới 70%/năm, cao hơn mức toàn ngành 54%. Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế ngày càng tăng, năm 2010 là 10% đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 26%.
Biểu 2.2: Thu dịch vụ ròng 2008-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVHà Thành)
Đóng góp chủ yếu vào tổng thu dịch vụ là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống như: dịch vụ thanh toán (chiếm tỷ trọng 23%), bảo lãnh, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ. Năm 2010, chi nhánh được đánh giá là có chất lượng thanh toán tốt, mức phí thu được thuộc nhóm 10 chi nhánh đạt mức thu phí cao nhất trong toàn hệ thống.
Thứ năm, các dịch vụ, hoạt động phục vụ thị trường chứng khoán
Bên cạnh việc thực hiện các chức năng của một NHTM, Chi nhánh còn vinh dự được BIDV giao nhiệm vụ thực hiện chức năng Ngân hàng chỉ định thanh toán cho thị trường chứng khoán phía Bắc khi Trung tâm Giao dịch
chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) đi vào hoạt động (08/03/2005).
Luôn đồng hành cùng với sự hình thành và phát triển ngày một lớn mạnh của Sở giao dịch chứng khoán Hà nội, trong suốt 5 năm qua, Chi nhánh đã thực hiện tốt vai trò ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán với doanh số thanh toán bù trừ chứng khoán lên tới trên 1.100.000 tỷ VND, thực hiện thu - chi tiền đặt cọc, tiền thanh toán tiền mua cổ phần cho 116 đợt đấu giá với tổng giá trị lên tới 19.574 tỷ VND, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động thông suốt và an toàn của thị trường.
Không những thế, thông qua quá trình phục vụ thị trường, Chi nhánh đã thiết lập quan hệ mật thiết, toàn diện với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký và hơn 60 Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ hoạt động trên địa bàn. Trên cơ sở đó thu hút một lượng vốn lớn cũng như gia tăng tối đa các dịch vụ ngân hàng cung ứng tới khách hàng.
Thứ sáu, về mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động
Khi mới thành lập Chi nhánh Hà Thành gặp không ít khó khăn do lực lượng cán bộ và mạng lưới còn mỏng, số lượng phòng nghiệp vụ còn hạn chế với 05 Phòng và 03 tổ nghiệp vụ, 01 Phòng giao dịch, 01 Điểm Giao dịch và