Những mặt còn tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 78)

2.3.2.1. Chưa xây dựng được quy trình riêng

Hiện nay, việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại BIDV cũng như Chi nhánh Hà Thành chưa xây dựng thành quy trình thống nhất trong toàn hệ thống. Các văn bản hướng dẫn về nội dung nghiệp vụ được quy định ở từng cơng văn cụ thể cịn chức năng và nhiệm vụ của các phòng tham gia vào tác nghiệp lại được quy định ở chức năng, nhiệm vụ của các phịng. Do đó, việc phân loại nợ tại các chi nhánh BIDV chưa thực sự thống nhất trong

tồn hệ thống. Đơi khi cịn có sự tranh cãi, khơng thống nhất và đùn đẩy trách nhiệm về việc thực hiện một số loại báo cáo. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong Chi nhánh vẫn còn rất hạn chế và chưa chủ động. Điều này dẫn đến thời gian thực hiện báo cáo thường kéo dài và chất lượng báo cáo không được đảm bảo.

2.3.2.2. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong chi nhánh

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của một bộ phận mà của tất cả các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng. Phịng Quan hệ khách hàng là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, thu thập thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay.. .nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi do đó đề xuất việc phân loại nợ đối với khách hàng.

Theo quy định, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro, thực hiện giảm sát q trình phân loại nợ và trích lập dự phịng chủ yếu do phịng Quản lý rủi ro thực hiện trên cơ sở thơng tin định lượng từ hệ thống có sự phối hợp cung cấp các thơng tin khác của phịng Quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy sự phối hợp giữa các bộ phận vẫn còn rất hạn chế, cơng tác phát hiện rủi ro tín dụng mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (phát sinh nợ quá hạn, nợ cơ cấu, khách hàng kinh doanh thua lỗ,...). Khả năng phòng ngừa và dự báo từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, hệ thống thông tin thị trường và xử lý thơng tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt, cơng tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay cịn mang tính đối phó, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp.

2.3.2.3. Việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào dữ liệu lịch sử của khác hàng

Hiện nay, việc phân loại nợ của Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc căn cứ vào lịch sử trả nợ của khách hàng mà chưa quan tâm đánh giá đến tiêu chuẩn suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Khoản 4, điều 6 quy định 493 đã nêu: “Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro”. Như vậy, việc phân loại nợ ngoài việc căn cứ vào lịch sử trả nợ của khách hàng cịn phải dựa vào việc dự báo, đánh giá tình hình khách hàng trong tương lai.

Trường hợp của Cơng ty TNHH Thùy Anh của Chi nhánh là một ví dụ, do cán bộ quan hệ khách hàng không dự báo được tình hình khó khăn của doanh nghiệp trong khi đó đã có những dấu hiệu cảnh báo tình hình suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng (năm 2008, khách hàng đã đề nghị được gia hạn nợ và tiếp tục giải ngân hỗ trợ khách hàng). Tuy nhiên vào thời điểm đấy, Chi nhánh vẫn thực hiện xếp hạng theo hệ thống XHTDNB mà không căn cứ vào những dấu hiệu rủi ro đã được cảnh báo do đó khơng sớm xếp hạng khách hàng vào nhóm nợ có độ rủi ro cao để đưa ra giải pháp ứng xử tín dụng kịp thời đối với khách hàng.

2.3.2.4. Một số khách hàng phân loại nợ chưa chính xác

Thực tế trong những lần độc lập tại Chi nhánh trong 03 năm 2008 - 2010 cho thấy, còn một số trường hợp khách hàng tại Chi nhánh được phân loại nợ khách hàng chưa chính xác. Cụ thể, đợt kiểm toán phân loại nợ năm 2009 và 2010 tại Chi nhánh do cơng ty kiểm tốn Ernst & Young thực hiện, phía kiểm tốn có kiến nghị Chi nhánh phải thực hiện chuyển nhóm từ nhóm 1 xuống nhóm 2 đối với Cơng ty CP Giải pháp Năng lượng EDH, Công ty CP Luyện gang Vạn lợi và Công ty TNHH Máy xây dựng và Thương mại Việt nhật chuyển từ xếp hạng BBB xuống BB. Nguyên nhân của việc xếp hạng chưa chính xác là do khách hàng bị kéo nhóm theo Chi nhánh BIDV khác (Công ty CP Luyện gang Vạn lợi do Chi nhánh Bắc Hà Nội đầu mối) và khách hàng có tình hình nợ vay khơng tốt, có dấu hiệu suy giảm tình hình tài

chính và hoạt động sản xuất kinh doanh so với năm trước nhưng Chi nhánh vẫn chấm điểm phi tài chính cao so hơn so với mức hợp lý của khách hàng dẫn đến khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn so với bản chất (Công ty CP Giải pháp Năng lượng EDH và Công ty TNHH Máy xây dựng, Thương mại Việt nhật). Ghi nhận những kiến nghị của đồn kiểm tốn, Chi nhánh đã thực hiện điều chỉnh nhóm nợ đúng với mức độ rủi ro của khách hàng trong kỳ phân loại nợ tiếp theo.

Một khách hàng có thể vay tại nhiều TCTD cũng như tại nhiều chi nhánh của BIDV và nhóm nợ của khách hàng phải là nhóm nợ cao nhất. Tuy nhiên, việc thu thập thơng tin về nhóm nợ của khách hàng ở các chi nhánh khác là rất khó. Hiện nay, để biết tình trạng chất lượng tín dụng của khách hàng chỉ có cách là xem thơng tin trên trang Web của trung tâm thơng tin tín dụng của ngân hàng nhà nước (CIC) nhưng thông tin của CIC lại không được cập nhật thường xuyên nên việc tra cứu này chỉ có tính chất tham khảo chứ chưa thực sự chính xác tại thời điểm chi nhánh tiến hành phân loại nợ. Do cơ chế thông tin chưa đầy đủ nên khi khách hàng phát sinh nợ xấu ở các chi nhánh khác hay TCTD khác nhưng ở chi nhánh Hà Thành vẫn xếp nợ nhóm 1 (đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân vay lương và phát hành thẻ visa) vì chưa cập nhật thơng tin kịp thời dẫn đến số liệu phân loại nợ thiếu chính xác. Tuy nhiên, để khắc phục được điều này là hết sức khó khăn, địi hỏi phải có sự hỗ trợ từ BIDV TW và từ trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng nhà nước.

Việc theo dõi thời gian thử thách của khách hàng có nợ dưới tiêu chuẩn vẫn cịn hạn chế. Theo QĐ 493 thì khách hàng có các khoản vay bị chuyển nhóm nợ rủi ro cao vì bị quá hạn hay cơ cấu nợ phải theo dõi trong 03 tháng (đối với nợ ngắn hạn) hoặc 06 tháng (đối với nợ trung và dài hạn) về khả năng trả nợ - gốc lãi của khách hàng rồi mới xem xét chuyển về nhóm nợ ít rủi ro

hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác theo dõi các khách hàng này khá phức tạp và đòi hỏi từng cán bộ phải có sự sát sao đối với từng món vay của khách hàng.

Hiện nay, phân hệ tín dụng mới chỉ theo dõi tự động được nhóm nợ của những khách hàng có phát sinh nợ vay cịn đối với thơng tin tín dụng của những khách hàng phát hành thẻ Visa thì khơng có dữ liệu trên phân hệ tín dụng (do thời điểm tiến hành hiện đại hóa BIDV chưa triển khai chương trình phát hành thẻ visa). Để quản lý khách hàng phát hành thẻ visa, hiện nay BIDV đang sử dụng chương trình web ứng dụng “Phát hành và quản lý thẻ Cadencie” tuy nhiên chương trình này khơng tích hợp được với phân hệ tín dụng và khơng đẩy dữ liệu tự động. Do vậy, hàng tháng khi thực hiện phân loại nợ, cán bộ Quan hệ khách hàng phải vào chương trình và lấy dữ liệu một cách thủ cơng từng khách hàng do đó tốn rất nhiều thời gian bởi số lượng khách hàng phát hành thẻ Visa ở Chi nhánh tính đến thời điểm 30/06/2011 là khá lớn, lên tới 1.800 khách hàng với tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2010 là 9.800 triệu đồng trong khi đó số lượng cán bộ phịng quan hệ khách hàng cá nhân lại không nhiều (11 cán bộ). Do vậy, hiện nay việc phân loại nợ đối với khách hàng Visa tại Chi nhánh cịn gặp nhiều khó khăn. Phân loại nợ đối với một vài khách hàng cịn chưa chính xác vì số lượng khách hàng lớn nên cán bộ quan hệ khách hàng khơng thể rà sốt hết danh sách khách hàng.

2.3.2.5. Chưa kịp thời định giá lại giá trị tài sản đảm bảo

Theo cơng thức tính thì DPRR cụ thể khơng chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phịng mà cịn phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, việc cập nhật giá trị tài sản đảm bảo đưa vào tính trích lập DPRR vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Tại chi nhánh, nhiều tài sản đảm bảo được nhận từ khá lâu (có tài sản là nhà xưởng, máy móc thiết bị.. .ký hợp đồng thế chấp từ năm 2008) nhưng đến nay vẫn chưa được đánh

giá lại, chưa ký phụ lục hợp đồng xác định giá trị tài sản thế chấp để nhập vào hệ thống. Vì vậy, khi tính giá trị tài sản bảo đảm để đưa vào khấu trừ vẫn lấy theo giá trị tài sản nhập ngoại bảng ban đầu. Hoặc có những tài sản đảm bảo khơng được định giá lại theo đúng thời gian quy định của Chi nhánh (Hàng tồn kho: 1 tháng/lần, máy móc thiết bị: 6 tháng/lần, bất động sản: 1 năm/ lần). Việc không định giá lại tài sản đảm bảo theo đúng thời gian quy định sẽ khơng kịp thời theo dõi được tình trạng tài sản đảm bảo (giá trị, khả năng phát mại). Vì vậy, những tài sản đảm bảo khơng được kịp thời định giá lại thì giá trị tài sản trên dữ liệu của hệ thống chưa phản ánh đúng giá trị hiện tại cũng như tính thanh khoản của tài sản và vì vậy khơng đảm bảo tính chính xác của số tiền trích lập dự phịng DPRR cụ thể.

2.3.2.6. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cịn có điểm chưa phù hợp với thực tiễn

Hệ thống XHTDNB của BIDV được triển khai tại BIDV được gần 05 năm, trong quá trình triển khai, hệ thống đã là cơ sở cốt lõi với mục tiêu quản lý và kiểm sốt được việc thực hiện chính sách khách hàng đồng thời cũng là một công cụ để quản lý chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện, hệ thống XHTDNB của BIDV cũng đã bộc lộ ít nhiều hạn chế, đó là:

- Nguồn thơng tin đầu vào cịn nhiều hạn chế, phụ thuộc vào sự trung

thực của khách hàng cung cấp thông tin do thông tin phục vụ xếp hạng doanh nghiệp tại BIDV chủ yếu lấy từ nguồn báo cáo do khách hàng cung cấp kết hợp với phỏng vấn và tiếp xúc trực tiếp. Một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính. Tình trạng một doanh nghiệp tồn tại song song nhiều hệ thống báo cáo là phổ biến. Các doanh nghiệp thường có xu hướng làm đẹp bản báo cáo tài chính khi cung cấp cho ngân hàng nên các báo cáo khơng phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ngành nghề theo Hệ thống XHTDNB hiện tại chưa bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà BIDV đang quan hệ tín dụng.

- Một số chỉ tiêu phi tài chính chưa phù hợp với thực tế.

- Bộ chỉ tiêu đánh giá hiện được áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là chưa phù hợp. Bởi vì giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ có sự khác biệt rất lớn về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, quy mô vốn, quy mô tài sản, doanh thu, lao động.. .Do vậy một bộ chỉ tiêu chung áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ phản ánh khơng chính xác thực trạng doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy bộ chỉ tiêu này chưa phù hợp với đối tượng doanh nghiệp nhỏ, chưa được phản ánh đúng bản chất của các doanh nghiệp nhỏ.

- Ngân hàng chưa có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời. riêng cho từng ngành nên việc áp dụng cùng một chỉ tiêu chung cho các ngành khác nhau cũng dẫn đến việc chấm điểm có thể chưa phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

- Các khách hàng không đủ điều kiện XHTDNB như các doanh nghiệp mới thành lập báo cáo tài chính chưa đủ 2 năm được phân loại theo tuổi nợ gây bị động cho ngân hàng trong việc xác định mức rủi ro.

- Hệ thống XHTDNB chưa chính thức áp dụng bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng cá nhân.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ít được cập nhật, thay đổi đáp ứng với tình hình mới. Do đó kết quả phản ánh sẽ khơng chính xác, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế có những biến động lớn.

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w