Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 109)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị với chính phủ

3.3.3.1. Khơng ngừng hồn thiện mơi trường pháp lý

Tất cả các chủ thể trong nền kinh tế đều hoạt động dưới sự chi phối của luật pháp nhà nước. Mơi trường pháp lý có tính pháp lý cao, đồng bộ, hiệu quả sẽ tạo sự ổn định trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra. Đặc biệt, hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc hồn thiện mơi trường pháp lý cho phù hợp với yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam. Các chính sách pháp luật của Việt Nam được ban hành phải phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả các các chủ thể kinh tế.

Do yêu cầu về quản lý đất đai, Nhà nước mà trực tiếp là chính quyền địa phương nên xem xét tiếp tục đẩy nhanh và hoàn thiện các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một mặt làm tăng thu ngân sách nhà nước, một mặt tạo điều kiện làm chủ quyền sử dụng đất của nhân dân và để đáp ứng các điều kiện vay vốn có tài sản bảo đảm của ngân hàng. Bên cạnh đó Nhà nước cũng nên xem xét xác nhận việc thực hiện thế chấp bảo đảm tiền vay đối với tài sản là quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất song chưa thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, các tài sản này sẽ được định giá trên cơ sở có loại trừ các nghĩa vụ tài

chính đối với Nhà nước.

Xem xét các quy định về định giá và bán đấu giá tài sản bảo đảm tiền vay nhằm giúp ngân hàng giải phóng vốn nhanh. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều bị vướng ở khâu xử lý tài sản bảo đảm. Do vậy, cần thiết phải có sự hỗ trợ từ những chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo cơng tác thi hành án, phát mãi tài sản được nhanh chóng, đúng tiến độ.

3.3.3.2. Minh bạch hóa chính sách và chế tài xử phạt nghiêm minh

Minh bạch hóa mọi sự thay đổi của pháp luật và chính sách của Nhà nước là một yêu cầu đặt ra đảm bảo sự phát triển cho mọi chủ thể giảm rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mọi chủ thể trong nền kinh tế đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước đề ra các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn, các chính sách để các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động theo. Vì vậy, mọi sự thay đổi liên quan đến luật pháp và chính sách của nhà nước đều ảnh hưởng đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Nhà nước cần xem xét thơng báo những chính sách một cách rõ ràng nhất đến mọi đối tượng trong nền kinh tế, đảm bảo mọi sự thay đổi cần tham khảo ý kiến, và mọi sự thay đổi cần thực hiện một cách có lộ trình tránh hiện tượng các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế bị sốc chính sách.

Minh bạch, công khai thông tin doanh nghiệp, và có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với việc không thực hiện là một yêu cầu để đảm bảo các thông tin ngân hàng nhận được từ doanh nghiệp là kịp thời, chính xác, đảm bảo hiệu quả trong cơng tác thẩm định khách hàng, nhận diện rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hiện nay, thơng tin các doanh nghiệp đưa ra cho những đối

xử phạt hợp lý là một cách để các doanh nghiệp tuân thủ việc cơng khai và minh bạch hóa thơng tin.

3.3.3.3. Thiết lập mạng thơng tin quốc gia

Như đã phân tích trong phần trên, thơng tin là một yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã thực hiện một cách nghiêm túc việc minh bạch, cơng khai hóa thơng tin, Nhà nước cần xem xét thiết lập một mạng thông tin quốc gia để tập hợp các thông tin này của các doanh nghiệp, cá nhân. Thơng tin của mạng ngồi thông tin của các doanh nghiệp cung cấp cần có thêm thơng tin của các doanh nghiệp này từ các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện đối chiếu chéo thông tin, đảm báo thơng tin của doanh nghiệp là chính xác.

Mạng thơng tin quốc gia có thể thơng qua hình thức truy cập qua mạng, thông qua việc xuất bản các ấn phẩm liên quan đến thông tin của các doanh nghiệp. Để đảm bảo sự hoạt động của mạng, thông tin cung cấp cho các đối tượng cần một số là miễn phí đối với những thơng tin cơ bản, còn đối với những thông tin cụ thể hơn, yêu cầu đối tượng tra cứu phải bỏ phí dịch vụ thơng tin.

Mạng thơng tin quốc gia này sẽ là nguồn thông tin đầu vào giúp việc phân loại nợ và trích lập DPRR của các NHTM được chính xác hơn nữa.

Kết luận chương 3: Trên cơ sở những lý luận về quản trị phân loại nợ và

trích lập DPRR tại NHTM ở chương 1, cùng với kết quả đánh giá thực trạng quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tại BIDV Hà Thành trong chương 2, ở chương 3 luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại BIDV Hà Thành. Đề xuất, kiến nghị đến BIDV, NHNN và Chính phủ nhằm hỗ trợ cơng tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng của NHTM được chính xác, hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chứa đựng rất nhiều rủi ro do nhiều ngun nhân mang lại. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép cần và phải trích lập dự phịng để bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra. Trong quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo phải đặc biệt quan tâm. Việc NHNN ban hành và cho thực thi QĐ 493 trong phân loại nợ và trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng được xem là một bước tiến ban đầu trong tiếp cận an tồn vốn, khơng chỉ nhằm mục đích phân loại nợ mà còn nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Đây được coi là biện pháp hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính trên bước đường hội nhập.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với tình hình hoạt động thực tế của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR của NHTM: khái niệm quản trị phân loại nợ, quản trị trích lập DPRR tín dụng, nội dung phân loại nợ và trích lập DPRR theo QĐ 493.

2. Vận dụng những lý thuyết về quản trị phân loại nợ và trích lập DPRR của NHTM, luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá cơng tác quản trị nghiệp vụ phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành trong thời gian qua để tìm ra những mặt cịn tồn tại trong quá trình thực hiện.

phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng được chính xác, hiệu quả hơn

Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song do hạn chế về mặt kiến thức và năng lực bản thân nên chắc chắn bài viết sẽ cịn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cơ và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. TS Nguyễn Kim Anh (2009), Quản trị ngân hàng, tài liệu tham khảo. 2. TS. Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, NXB thống kê.

3. TS Nguyễn Hữu Thân (1991), Phương pháp mạo hiểm và phịng ngừa rủi

ro trong kinh doanh, NXB Thơng tin.

4. PGS-TS Nguyễn Quang Thu (2008), Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong

doanh nghiệp, NXB Thống kê.

5. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong

kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

6. GS-TS Đoàn Thị Hồng Vân (2009), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao động - xã hội.

7. Peter Rose (2004): Quản trị ngân hàng thương mại., NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Học viện ngân hàng (2006), Giáo trình tín dụng ngân hàng; Quản trị rủi ro

trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.

9. Cơng ty kiểm tốn Irnst & Young (2005), Tài liệu tập huấn phân loại nợ theo QĐ 493 và theo chuẩn quốc tế.

10. Ngân hàng Nhà nước: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007.

11. BIDV - Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010.

12. BIDV - Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008, 2009, 2010. 14.Tạp chí Khoa học Ngân hàng số 68,69 năm 2008.

15.Tạp chí Khoa học Ngân hàng số số 86,87 năm 2009.

Websdite: http: //www.vneconomy.com.vn http://www.sbv. gov.vn http://www.vnexpress.net http://www.vnba.org.vn http://www.saigontimes.com.vn http: //www.imf.org

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w