3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1 Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp lý, hoàn thiện những thiếu sót bất cập của QĐ 493
- Quy định về tài sản tính DPRR
Theo quyết định số 18, sửa đổi bổ sung của QĐ 493 thì tài sản đảm bảo đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền trích lập DPRR cụ thể phải thỏa mãn tất
cả những điều kiện sau: Tài sản phải phát mãi được và thời gian tiến hành phát mãi tài sản theo dự kiến là không quá 01 năm đối với tài sản đảm bảo không phải là bất động sản và không quá 02 năm đối với tài sản đảm bảo là bất động sản.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì tài sản đảm bảo là thư bảo lãnh các loại sẽ không được đưa vào khấu trừ để tính dự phịng vì những tài sản này khơng phát mại được. Trên thực tế thì thư bảo lãnh của Chính phủ, của các TCTD có giá trị bảo đảm cao hơn các loại tài sản khác. Nếu loại ra khỏi tài sản bảo đảm để tính dự phịng thì giá trị tài sản đảm bảo để tính DPRR sẽ giảm. Do đó, kiến nghị NHNN nên xem xét chấp nhận các loại bảo lãnh thanh tốn của bên bảo lãnh có uy tín là một loại tài sản được đưa vào khấu trừ để tính trích lập DPRR.
- Quy định về thời gian thử thách:
Theo điều 6 QĐ 493 thì một khoản vay bị xuống hạng phải chịu thời gian thử thách là 03 tháng đối với khoản vay ngắn hạn và 06 tháng đối với khoản vay trung dài hạn là tương đối dài. Vì các khoản vay ngắn hạn có tính chất ln chuyển thường xuyên và đến hạn liên tục. Đơi khi vì lý do khách quan mà khách hàng chậm trả nợ hoặc được gia hạn nợ một thời gian ngắn nên toàn bộ nợ khoản vay bị xuống hạng và phải tối thiểu 03 tháng sau mới được chuyển sang nhóm nợ có độ rủi ro thấp hơn trong khi tình hình kinh doanh chung của công ty là rất tốt. Nên chăng, đối với các khoản vay ngắn hạn, chỉ cần khách hàng tất tốn được khoản nợ là có thể chuyển về nhóm nợ tốt hơn.
- Quy định thời gian cụ thể buộc tất cả các TCTD phải thực hiện phân loại nợ theo điều 7:
Phân loại nợ theo điều 6 và điều 7 của QĐ 493 đem lại kết quả rất khác nhau. Cùng với các yếu tố kỹ thuật, tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao khi phân loại nợ
theo phương pháp định tính. Do vậy, cần có quy định cụ thể về thời gian áp dụng điều 7 và chế tài thích hợp để đảm bảo việc phân loại nợ được thống nhất và công bằng giữa các TCTD trên một mặt bằng đánh giá chung.
- Điều chỉnh lại quy định về tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể đối với nợ nhóm 5:
Đối với các khoản nợ nhóm 5, việc trích lập dư phịng 100% vẫn có thể cịn các tổn thất khác chưa được dự phịng, như các chi phí theo đuổi kiện tụng, xử lí tài sản bảo đảm... Do vậy, cần phải quy định một mức dự phòng lớn hơn mức 100% đối với các khoản nợ nhóm 5.
3.3.2.2. Trung tâm thơng tin tín dụng cần kịp thời cung cấp thông tin về tình hình doanh nghiệp
Trung tâm thơng tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước có chức năng thu thập thông tin của các doanh nghiệp, cá nhân thông qua việc nhận thông tin từ các TCTD trong và ngồi nước có hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm qua, thơng tin mà trung tâm thơng tin tín dụng CIC thuộc ngân hàng nhà nước cung cấp cho các TCTD là nguồn tin quan trọng trong việc thẩm tra thẩm định khách hàng vay vốn, phân loại nợ cho khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng NHNN (CIC) trong thời gian qua vẫn cịn hạn chế. Đó là thơng tin về doanh nghiệp trung tâm cung cấp cho các TCTD có độ trễ tương đối lớn có nghĩa là thơng tin thường có tính cập nhật khơng cao, nhiều thơng tin cung cấp vẫn cịn chưa chính xác, chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể tình hình doanh nghiệp và có những cảnh báo kịp thời, thời gian cung cấp thơng tin cịn chưa nhanh. Chính vì vậy, trong thời gian tới, NHNN mà trực tiếp là trung tâm thơng tin tín dụng nên xem xét để có những giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động để tạo ra những nguồn thông tin quan trọng, kịp thời cho các NHTM, cảnh báo những rủi ro giúp cơng tác phân loại nợ và trích lập DPRR được chính xác
hơn. Một số biện pháp NHNN nên xem xét thực hiện:
- Thường xuyên cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm khách hàng, chuẩn hóa các quy trình tự động xử lý dữ liệu (Hiện chỉ có CIC mới có đầy đủ nhất số liệu của khách hàng trên tồn quốc, có quan hệ với các hãng chuyên thu nhập và cung cấp thông tin trên thế giới).
- Nội dung thông tin do CIC cung cấp cần đa dạng, không nên dừng lại ở các báo cáo tài chính, dư nợ tại các TCTD, tình trạng nợ q hạn... mà cần có thêm thơng tin về công ty mẹ ở nước ngồi (nếu có), tình hình ngành nghề. để giúp các NHTM thực hiện công tác thẩm định cấp tín dụng và phân loại nợ tốt hơn, nhanh hơn và đồng thời cũng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
- CIC phải khách quan về độ chuẩn xác và giá trị pháp lý của thông tin, về các khoản nợ của một khách hàng vay tại nhiều TCTD. Thông tin trên CIC cần phải được cập nhật liên tục hàng ngày để khi mọi người có nhu cầu thì sẽ tra cứu được những thơng tin mới nhất.
- Thực hiện tham khảo thông tin từ các tổ chức, ngân hàng trên thế giới đối với các pháp nhân nước ngoài thực hiện hoạt động tại Việt Nam.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, áp dụng những tiến bộ mới nhất của khoa học công nghệ trong việc thu thập thông tin và công bố thông tin.
3.3.2.3. Nghiên cứu việc thực hiện trích lập DPRR theo chuẩn mực quốc tế (chiết khấu dòng tiền)
Phương pháp này cho phép ngân hàng ước tính được mức trích lập dự phịng chính xác đối với mỗi khách hàng vay do đó NHNN nghiên cứu và hướng dẫn các NHTM thực hiện trích lập DPRR theo thơng lệ quốc tế. Theo đó, cơng thức tính mức trích DPRR cụ thể được tính như sau:
thu hồi của khoản vay đó.
Trong đó giá trị ước tính có thể thu hồi là giá trị hiện tại của dịng tiền ước tính có thể thu hồi được từ tài khoản thanh toán nợ gốc và lãi trong tương lai chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất thực ban đầu. Giá trị ước tính của các tài sản đảm bảo cũng được xem xét khi xác định dịng tiền ước tính thu hồi được trên cơ sở giá trị của tài sản đảm bảo nhân với hệ số định giá đối với mỗi tài sản đảm bảo.
Việc trích lập DPRR theo chuẩn mực quốc tế này đòi hỏi CBTD phải quản lý được nguồn vốn thu hồi tiền trong tương lai của khách hàng để có thể ước tính thường xun và liên tục phục vụ cho mục đích quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần phải xây dựng được một cơ chế hiệu quả về quản lý khách hàng để có thể thu thập được thơng tin trong tương lai về khách hàng vay vốn.
Phương pháp này cho phép ngân hàng ước tính được mức trích lập dự phịng chính xác đối với mỗi khách hàng vay.
3.3.2.4 Một số kiến nghị khác
- NHNN cần có những quy định cụ thể về cơ chế đánh giá các khoản nợ của một khách hàng vay tại các TCTD khác nhau. Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, mạng thông tin quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước để thu thập thêm các thơng tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình quan hệ tín dụng của các cá nhân và tổ chức kinh tế có vay vốn tại nhiều TCTD khách nhau. Cần thiết phải ban hành hoặc bổ sung thêm một số điều QĐ 493 về công tác đánh giá nhóm nợ của một khách hàng vay tại nhiều TCTD khác nhau. Có
các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thực cập nhật bộ phận tín dụng tại các NHTM để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm sốt rủi ro tín dụng. Thường xuyên tập huấn cho các NHTM về các trường hợp phát sinh mới trong nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR hướng dẫn biện pháp xử lý với các trường hợp cụ thể. Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để giải đáp thắc mắc và vướng mắc trong q trình thực hiện trích lập DPRR.