Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 84)

2.3.3.1 Nguyên nhân chưa xây dựng được quy trình riêng

Qua tìm hiểu được biết, hiện nay khơng nhiều NHTM ở Việt Nam xây dựng quy trình riêng cho nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR. Đối với

bản thân BIDV, chưa từng có tiền lệ xây dựng quy trình này. Nguyên nhân là so với một số nghiệp vụ khác (cho vay, kinh doanh tiền tệ, thanh toán quốc tế...) phân loại nợ và trích lập DPRR là nghiệp vụ có tuổi đời cịn khá trẻ. BIDV chưa có bộ phận chuyên trách xây dựng quy trình.

Do vai trị quan trọng của nghiệp vụ phân loại nợ và cần thiết phải tập hợp các văn bản quy định về nghiệp vụ này vào một văn bản để các Chi nhánh có tài liệu thống nhất để thực hiện hiện nay BIDV đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng quy trình cho nghiệp vụ này.

2.3.3.2 Nguyên nhân chưa phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban

Trong thời gian qua, việc phối hợp giữa các phòng ban trong Chi nhánh trong việc thực hiện phân loại nợ còn nhiều hạn chế, chưa được chặt chẽ do những ngun nhân chủ yếu sau:

- Chưa có quy trình nên chưa có một văn bản chính thức quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng trong việc thực hiện nghiệp vụ.

- Hiện nay, việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận tại Chi nhánh còn nhiều bất cập do đó khơng phát huy hết khả năng của từng phịng. Chi nhánh chưa có cơ chế truyền tải thơng tin tới bộ phận chịu trách nhiệm xử lý thông tin và chưa có bộ phận chun trách cung cấp thơng tin về thị trường, ngành nghề, khách hàng. Việc lấy thông tin về khách hàng chủ yếu dựa vào kênh: thông tin do khách hàng cung cấp, tin từ CIC và thông tin riêng.

- Chi nhánh chưa quy định chế tài xử phạt cụ thể và thực hiện xử phạt nghiêm khắc đối với những cán bộ, phịng khơng thực hiện việc phân loại nợ và trích DPRR theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2.3.3.3 Nguyên nhân việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào dữ liệu lịch sử của khách hàng

Thực tế tại BIDV Hà Thành thời gian qua, việc phân loại nợ mới chỉ đánh giá khả năng trả nợ của chủ thể trong quá khứ và hiện tại mà dựa vào

đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, nguyên nhân là do:

- Chi nhánh chưa dự báo được tổn thất tương lai và cũng chưa có cơng cụ quản lý để dự báo được những sự kiện xảy ra trong thời gian tới mà có thể tác động đến kết quả xếp hạng của khách hàng dựa trên những thông tin hiện tại.

- Số lượng cán bộ làm việc trong khối tín dụng của Chi nhánh còn nhỏ so với số lượng khách hàng, mỗi cán bộ phải quản lý một số lượng khách hàng khá lớn (Trung bình một cán bộ quan hệ khách hàng doanh nghiệp phải quản lý 12 khách hàng, còn đối với khách hàng cá nhân con số này lên tới 40). Do đó nguồn nhân lực của Chi nhánh cịn nhỏ so với yêu cầu để có thể thu thập thơng tin, dự báo và phỏng đốn tình hình tài chính trong tương lai của khách hàng để phục vụ cho việc xếp hạng tín dụng khách hàng.

2.3.3.4 Nguyên nhân phân loại nợ với một số khách hàng cịn chưa chính xác

- Hệ thống thông tin về phân loại nợ chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu tính hệ thống và chính xác:

+ Do chưa có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các chi nhánh trong hệ thống BIDV do đó trong một vài trường hợp cịn chưa có sự thống nhất về nhóm nợ của các khách hàng trong hệ thống.

+ Thơng tin phân loại nợ của BIDV hiện nay chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn: do khách hàng cung cấp và lấy từ CIC. Tuy nhiên thông tin do khách hàng cung cấp cịn có nhiều bất cập: thiếu tính trung thực, chính xác,... cịn thơng tin do CIC cung cấp nhiều khi khơng đầy đủ và cập nhật. Do đó, việc phân loại nợ đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân đơi khi cịn chưa chính xác so với mức độ rủi ro của khách hàng.

- Lực lượng cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn mỏng so với yêu cầu, hầu hết là các cán bộ trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm. Khi thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng đối với các chỉ tiêu phi tài chính cịn có phần chấm theo

cảm tính cá nhân, đánh giá đơi khi cịn mang tính chủ quan, điểm tổng hợp về kết quả phân loại nợ chưa phản ánh đúng kết quả thực của khách hàng.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính. Do vậy nhiều các báo cáo tài chính gửi ngân hàng đều có chất lượng kém, khơng phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và làm tốn thời gian để tìm hiểu và xác định lại thơng tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Đồng thời các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính. Chỉ có các doanh nghiệp theo quy định phải thực hiện kiểm tốn thì mới th kiểm tốn tài chính độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính. Điều này làm ngân hàng khó phát hiện các sai sót trong việc chấp hành chế độ kế tốn của những doanh nghiệp này.

Việc sử dụng báo cáo tài chính khơng phản ánh đúng thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin đầu vào sử dụng để chấm điểm khách hàng (điểm tài chính) khơng chính xác do đó kết quả chấm điểm khách hàng theo hệ thống XHTDNB chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro của khách hàng.

- Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt Nam là không muốn công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng. Do đó, đối với những khách hàng này, ngân hàng khơng có khả năng đánh giá được khả năng suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng (mất việc, bệnh tật nặng,...) để có thể xếp vào nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn nếu cần thiết, việc phân loại nợ đối với các khách hàng cá nhân có thể khơng chính xác.

- Qua đối chiếu giữa thơng tin tín dụng và thực tế khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cịn nhiều trường hợp khách hàng có quan hệ với nhiều TCTD hoặc đã có nợ quá hạn tại một TCTD nào đó nhưng hệ thống thơng tin tín dụng chưa phản ánh đầy đủ. Điều này còn xảy ra quá nhiều tại các TCTD, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Nhưng ở đây, lỗi khơng hồn tồn thuộc về Trung tâm thơng tin tín dụng mà các TCTD cũng có một phần là chưa báo cáo đầy đủ về khách hàng, cịn xảy ra tình trạng che giấu bớt thơng tin.

2.3.3.5 Nguyên nhân việc chưa kịp thời định giá tài sản đảm bảo

- Có những tài sản đảm bảo là những tài sản ngoài địa bàn, cách xa Chi nhánh về mặt địa lý (TP. Hồ Chí Minh, Đắc Lắc,...) và máy móc thiết bị xây dựng cơng trình nằm ở những nơi có vị trí địa lý khá phức tạp gây khó khăn cho cán bộ Chi nhánh trong việc định giá tài sản đảm theo thời hạn quy định.

- Sự quá tải của cán bộ Quan hệ khách hàng: lực lượng cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn mỏng so với yêu cầu trong khi số lượng khách hàng của Chi nhánh là khá lớn. Trung bình 1 cán bộ quan hệ khách hàng phụ trách khoảng 12 khách hàng doanh nghiệp, 40 khách hàng cá nhân. Do đó, cán bộ của Chi nhánh khơng có điều kiện để tiến hành định giá tài sản đảm bảo một cách kịp thời.

- Hiện nay, thông tin về thị trường và ngành nghề ở nước ta cịn nhiều hạn chế. Do đó gây khó khăn cho cán bộ quan hệ khách hàng trong việc theo dõi sự biến động giá của hàng hóa, do đó đối với một số tài sản đảm bảo còn chưa kịp thời định giá lại giá trị tài sản đảm bảo (đặc biệt đối với tài sản đảm bảo là hàng tồn kho, cổ phiếu thường xuyên biến động theo thị trường).

2.3.3.6 Nguyên nhân hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

- Hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp mới triển khai từ cuối năm 2006, vẫn tiếp tục trong q trình kiểm nghiệm và hồn thiện nên vẫn còn những hạn chế nhất định.

- BIDV là ngân hàng Việt Nam tiên phong trong việc xây dựng Hệ thống XHTDNB, do vậy khơng có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác ở Việt Nam.

- Hệ thống XHTDNB trong quá trình xây dựng chưa bao quát được những vấn đề phát sinh trong thực tế, do đó khi áp dụng vào thực tế để chấm điểm khách hàng để phân loại nợ vẫn còn một số chỉ tiêu chưa phù hợp với tình hình thực tế khách hàng.

Kết luận chương 2: Từ những nghiên cứu về lý luận đã đề cập tới ở chương

1, trong chương 2 luận văn đã đi sâu vào hai nội dung:

- Đánh giá thực trạng công tác quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại BIDV Hà Thành thơng qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng, tình hình thực hiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tại Chi nhánh trong thời gian qua.

- Đưa ra đánh giá về những mặt thành công và hạn chế của Chi nhánh trong công tác quản trị phân loại nợ và quản trị trích lập DPRR.

Có thể nói trong thời gian vừa qua, cơng tác phân loại nợ và trích lập DPRR tại BIDV Hà Thành đã phản ánh tương đối chính xác thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Cơng tác quản trị hai nghiệp vụ trên đã được thực hiện tại Chi nhánh tương đối hiệu quả, góp phần để việc thực hiện nghiệp vụ được nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên để hồn thiện hơn nữa nghiệp vụ này đáp ứng yêu cầu của thông lệ quốc tế đòi hỏi Chi nhánh phải khắc phục những hạn chế xảy ra trong quá trình thực hiện.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NGHIỆP VỤ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu 1220 quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w