Chi nhánh cần nâng cao ý thức về việc chấm điểm tín dụng một cách khách quan. Cán bộ ngân hàng khi tham gia chấm điểm tín dụng cần thẩm định một cách chắc chắn về tính hình tài chính, các báo cáo khách hàng cung cấp, các thông tin phi tài chính về uy tín, tính cách, quy mô,... cần tìm hiểu khách hàng qua nhiều nguồn thông tin để đảm bảo việc chấm điểm khách hàng là khách quan và trung thực.
• Quản trị khoản cấp tín dụng có vấn đề
Khoản tín dụng có vấn là khoản cấp tín dụng đuợc phân loại vào nhóm nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc. Quy trình quản trị khoản cấp tín dụng có vấn đề tối thiểu bao gồm:
- Nguyên tắc thỏa thuận và theo dõi khách hàng đảm bảo: Chủ động thỏa thuận với khách hàng về các biện pháp xử lý dự kiến đối với các khoản cấp tín dụng có vấn đề và theo dõi, đánh giá tính khả thi của các biện pháp xử lý.
- Nguyên tắc xây dựng và triển khai các biện pháp xử lý đảm bảo: Nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng (ví dụ cơ cấu lại khoản cấp tín dụng, miễn giảm lãi...) trên cơ sở tình hình kinh doanh, cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đồng thời đảm bảo lợi ích tối đa cho Ngân hàng.
- Rà soát, đánh giá lại tài sản bảo đảm theo nguyên tắc xác định giá trị thu hồi của khoản cấp tín dụng trên cơ sở giá trị đuợc định giá gần nhất của tài sản bảo đảm. Hồ
sơ tài sản bảo đảm phải được rà soát để đảm bảo đầy đủ và có hiệu lực khi xử lý tài sản bảo đảm.
- Yêu cầu báo cáo thực trạng đảm bảo các khoản cấp tín dụng có vấn đề phải được rà soát và giám sát thường xuyên hơn các khoản cấp tín dụng bình thường. Thực trạng trả nợ của khoản cấp tín dụng có vấn đề phải được cập nhật, báo cáo lãnh đạo chi nhánh và bộ phận giám sát xử lý nợ hội sở.