Kiến nghị với Nhànước

Một phần của tài liệu 1306 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thành đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110)

3.3.1.1 Ve công tác cung cấp thông tin

- Nhà nước cần tạo ra cơ chế minh bạch và xã hội hóa thông tin, buộc các tổ chức và cá nhân công khai thông tin để đảm bảo môi trường kinh doanh hiệu quả, giảm chi phí tìm kiếm thông tin cho các doanh nghiệp.

-Cần có chính sách buộc xã hội, cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp thực hiện cung cấp thông tin trung thực và chính xác, tránh tình trạng các doanh nghiệp báo cáo khống để dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay tại các Ngân hàng hay xây dựng các quy hoạch và kế hoạch không chính xác với xu thế phát triển kinh tế làm cho các doanh nghiệp định huớng sai trong hoạt động kinh doanh dẫn đến sử dụng vốn của Ngân hàng không hiệu quả..

- Cần có chế tài xử lý đối với những cá nhân, tổ chức công bố các thông tin sai sự thật để gây nhiễu và làm ảnh huởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tích cực xây dựng và có biện pháp khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin tài chính nhu: cung cấp dịch vụ đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, định giá tài sản, kiểm toán.. .để hỗ trợ cho các Ngân hàng trong việc thực hiện tiếp cận với thông tin nhằm đánh giá về môi truờng kinh doanh cũng nhu đánh giá về năng lực của khách hàng vay vốn.

3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp Luật và nâng cao sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động

- Xây dựng môi truờng thể chế có tính hỗ trợ cao và phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia giao dịch. Cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về pháp Luật sở hữu trí tuệ, thúc đẩy việc xây dựng thuơng hiệu và văn hóa kinh doanh, điều này sẽ giảm chi phí thông tin cho Ngân hàng khi thực hiện quá trình thẩm định và đánh giá khách hàng.

- Cải cách hệ thống tòa án, đảm bảo thực hiện giải quyết tranh chấp một cách công minh và thời gian giải quyết nhanh chóng đảm bảo lợi ích cho Ngân hàng khi xử lý các khoản nợ có vấn đề bằng cách khởi kiện

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của các NHTM, trong thời gian tới, NHNN cần hoàn thiện các quy định, quy chế và môi truờng pháp l của hoạt động tín dụng, cụ thể là:

- Xây dựng hệ thống báo cáo đồng bộ để giảm thiểu khối lượng rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng, cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Những thông tin về doanh nghiệp được thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) là căn cứ đáng tin cậy để các NHTM sử dụng trong quá trình thẩm định KH. Bởi vậy, CIC cần nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho Ngân hàng. Dựa trên các thông tin thu thập được, CIC cần sắp xếp, phân loại các thông tin để có thể cung cấp cho các Ngân hàng một cách chính xác nhất, nhanh nhất nhằm đáp ứng được tính đầy đủ và kịp thời của thông tin. Việc có báo cáo CIC một cách kịp thời, đúng lúc giúp các Ngân hàng có các quyết định tín dụng đúng đắn, giảm thiểu được rủi ro trong cho vay. NHNN cần cải tiến trang web của trung tâm CIC để trang web luôn hoạt động tốt, cập nhật thường xuyên các thông tin tín dụng của các Ngân hàng, đảm bảo các Ngân hàng luôn lấy được thông tin kịp thời và chính xác.

CIC cần mở rộng thêm các trường về tình hình tài chính, uy tín, năng lực của đơn vị, cụ thể hóa hơn thông tin ở các trường tạo điều kiện cho các NHTM có thêm nguồn thông tin tin cậy trong việc thẩm định nhu cầu vốn vay của khách hàng.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng. Thông qua các khóa đào tạo này, các cán bộ Ngân hàng có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc cung cấp tín dụng một cách có hiệu quả cũng như chia sẻ các thông tin tín dụng. Ngoài ra, các buổi hội thảo định kỳ mà NHNN là đầu mối với sự tham gia của các NHTM sẽ giúp cho các Ngân hàng mạnh dạn trình bày quan điểm, ý kiến về những bất cập của các quy định liên quan cần phải được sửa chữa, cũng là nơi để các lãnh đạo NHNN giải thích, hướng dẫn việc thực thi các quy định, chính sách mới cho các Ngân hàng, tránh tình trạng các Ngân hàng lúng túng dẫn đến việc thực thi sai các quy định của chính phủ cũng như của NHNN.

- Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng. Cụ thể như:

+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra;

+ Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các Ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các Ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn;

-Ban hành các qui chế về sử dụng tiền mặt trong lưu thông để giảm bớt khối lượng giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế, giúp Ngân hàng kiểm soát được vốn vay dễ dàng hơn, góp phần giảm rủi ro cho Ngân hàng;

- Phát triển thị trường mua bán nợ để lành mạnh hóa tài chính cho các doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại;

- Phát triển thị trường bảo hiểm, tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển góp phần giúp các doanh nghiệp có thói quen tham gia bảo hiểm các loại tài sản nhằm hạn chế tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

3.3.3. Kiến nghị với Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Tiên Phong

- Tạo điều kiện để phát huy tính tự chủ của chi nhánh trong việc đưa ra các mục tiêu và chiến lược tín dụng phù hợp với điều kiện và tình hình tại địa phương;

- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, thiếu sót trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng để đưa ra biện pháp phù hợp;

- Triển khai các khóa đào tạo phù hợp với thực tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ;

- Tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các sản phẩm cho vay mới phù hợp với từng loại hình khách hàng, từng loại dự án để nhằm tránh rủi ro;

- Tìm kiếm nguồn vốn với chi phí thấp đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn và kinh doanh hiệu quả, tránh trường hợp chạy theo lợi nhuận mà tăng lãi suất cho vay cao dẫn đến mất khách hàng và gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp;

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM.

Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là kiểm soát đuợc rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến. Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thành Đô” đã hệ thống hóa đuợc những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng; phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại CN; nhận diện và đánh giá các rủi ro tín dụng; đánh giá những nhân tố ảnh huởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm giúp TPBank Thành Đô quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn trong tuơng lai. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng TPBank Thành Đô cần phải xây dựng rõ chính sách hoạt động, thiết lập chính sách tín dụng cụ thể, phù hợp theo từng thời kỳ và có định huớng theo xu huớng phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, TPBank Thành Đô cần cải tổ và hoàn hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhằm quản lý, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao chất luợng và hiệu quả hoạt động tín dụng của CN. Hiện nay vấn đề nổi bật mà hệ thống NHTM Việt Nam cũng nhu các nuớc đang phát triển phải đối mặt đó chính là tính ổn định của hệ thống Ngân hàng truớc nguy cơ bùng phát nợ xấu, nợ duới chuẩn. Đến nay, việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đã và vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng và hệ thống Ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tôi hy vọng sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh thông qua công tác tăng cuờng quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.

KẾT LUẬN

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng Thuong mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Thành Đô nói riêng, với thu nhập từ hoạt động tín dụng thuờng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu huớng tập trung vào hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân ngân hàng thuong mại mà còn đối với cả nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thuong mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Thành Đô” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến co sở lí luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cụ thể: - Hệ thống hóa những co sở lí luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thuong mại có bổ sung kinh nghiệm từ một số ngân hàng Việt Nam đã áp dụng thử Basel II từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm trong TPBank Thành Đô đã đạt đuợc những thành tựu đáng kể mà quan trọng nhất là đã thực hiện đuợc mục tiêu lợi nhuận trong khi kiểm soát tỷ lệ nợ xấu duới 3,0 % trong năm 2018 và thấp hon nhiều so với tỷ lệ bình quân của hệ thống ngân hàng. Để làm rõ hon về thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, luận án đã tập trung vào các nội dung cụ thể nhu:

- Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thành Đô giai đoạn 2016-2018.

- Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thành Đô giai đoạn 2016-2018.

- Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thành Đô.

Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, luận án đã đua ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cuờng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thành Đô. Tác giả xin trân trọng cảm on các thầy cô thuộc Khoa Sau đại học - Học viện Ngân hàng đã nhiệt tình huớng dẫn cho tác giả hoàn thành tốt nội dung luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Thu Phương (2017), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Dân

2. Nguyễn Anh Dũng (2013), Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định, Đà Nang

3. Phan Thị Thu Hà (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân

4. Học viện ngân hàng (2008), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

5. Nguyễn Văn Tiến (2003) Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

6. Nguyễn Văn Tiến (2010) Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê

7. Nguyễn Văn Tiến (20130 Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại Nhà xuất bản Thống Kê

8. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/Q 12 ngày 16/06/2010

9. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/Q ngày 16/06/2010

10. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2002, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNNngày 25/04/2007

11. Ngân hàng Nhà Nước, 2014. Thông tư 36/2014/TT-NHNN: Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

12. Ngân hàng Nhà Nước, 2014. Thông tư 36/2014/TT-NHNN: sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của thống đốc ngân

hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Một phần của tài liệu 1306 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thành đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w