ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

Một phần của tài liệu 1306 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thành đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ

3.1.1. Định hướng chung trong hoạt động tín dụng

> Tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc chọn lọc, an toàn, hiệu quả

> Phát triển tín dụng gắn với chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng là trọng tâm ưu tiên.

> Tăng trưởng tín dụng đi đôi với công tác huy động vốn để đảm bảo việc phát triển kinh doanh bền vững, việc cấp tín dụng/giải ngân cho khách hàng bám sát

chi tiêu huy đồng vốn.

> Công tác phát triển tín dụng đảm bảo khai thác tối ưu các nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm trọn gói đa dịch vụ cho khách hàng. Các quyết định cấp tín dụng được cân nhắc thận trọng trên phương tiện cân đối giữa tổng thu nhập và rủi ro.

3.1.2. Định hướng đối với quản trị rủi ro tín dụng

Đối với hoạt động của NHTM nói chung và TPBank Thành Đô nói riêng để đạt được kết quả kinh doanh tốt điều tất yếu là phải tăng trưởng tín dụng. Sự tăng trưởng tín dụng luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng của rủi ro tín dụng. Nếu không được kiểm soát tốt, rủi ro tín dụng chắc chắn sẽ tác động xấu đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và hạn chế việc mở rộng hoạt động tín dụng. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải xác định hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một nhân tố quyết định để đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng về mặt lượng với mặt chất của hoạt động tín dụng, góp phần duy trì và phát triển hoạt động tín dụng một cách bền vững, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Hiện tại, chi nhánh đang thắt chặt quá trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm từ khâu thẩm định đến khâu giám sát, thu hồi nợ đối với khách hàng. Bên cạnh việc tăng truờng tín dụng phải đi đôi với việc đảm bảo chất luợng tín dụng tốt và hiệu quả.

TPBank Thành Đô xây dựng định huớng trong quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể nhu sau:

- Quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ quan trọng trong chiến luợc phát triển chung của chi nhánh.

- Các chính sách, cơ chế trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo tăng truởng dự nợ, tăng truởng lợi nhuận của ngân hàng nhung tăng tính an toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu duới 2,5%.

- Chú trọng đến việc sàng lọc và phân tích doanh nghiệp truớc khi đi đến quyết định cấp tín dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Hoàn thiện quy trình tín dụng và tăng cuờng sự giám sát của lãnh đạo phòng đối với cán bộ quan hệ khách hàng từ khâu tiếp xúc, thu thập thông tin đến khâu thẩm định và giám sát vốn vay khách hàng

- Nâng cao chất luợng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, phuơng án vay vốn, tăng cuờng công tác quản lý khách hàng, thuờng xuyên giám sát, phân loại, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng để kịp thời tái cấu trúc và rút giảm du nợ đối với khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo huớng nâng cao cả về chất luợng và số luợng. Nâng cao vai trò guơng mẫu của đội ngũ lãnh đạo, bồi duỡng năng lực chuyên môn và tu tuởng đạo đức cho từng cán bộ, phát huy vai trò của từng cá nhân trong việc đóng góp cho sự phát triển chung của TPBank Thành Đô

- Tập trung đẩy mạnh tăng truởng tín dụng ngắn hạn, tăng truởng tín dụng với khách hàng tốt, khách hàng truyền thống có quan hệ tín dụng uy tín, khách hàng tiềm năng, tăng truởng tín dụng an toàn hiệu quả và bền vững.

- Tăng cuờng thu hồi các khoản nợ xấu, đẩy mạnh thu hồi lãi treo. Hàng năm chi nhánh đua ra mục tiêu thu hồi các khoản nợ xấu để thực hiện.

- Thực hiện trích lập dự phòng đảm bảo nguồn tài chính dự phòng đầy đủ cho những tổn thất có thể xảy ra (kiểm soát tỷ lệ số dư quỹ dự phòng/nợ xấu đối với chi nhánh).

- Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đi liền với việc áp dụng mô hình quản trị tín dụng tiên tiến và chiến lược quản trị phù hợp mà hội sở hướng dẫn với điều kiện về công nghệ, nhân lực, tài chính và trình độ phát triển và lộ trình tuân thủ Basel II theo hướng dẫn của hội sở và Ngân hàng Nhà nước.

- Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng được tiến hành đồng thời với quản trị các loại rủi ro khác như rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường...

- Tăng tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ cho vay KHDN. Tăng cường sự giám sát tín dụng đối với các nhóm khách hàng liên quan, khách hàng vay tín chấp.

Một phần của tài liệu 1306 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thành đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w