Những nội dung cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1306 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thành đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 33)

Đối với một ngân hàng, khi chấp nhận cho khách hàng vay là chấp nhận rủi ro. Lãi của món vay giúp ngân hàng không chỉ bù đắp chi phí nguồn vốn và chi phí hoạt động để quản lý món vay mà còn bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp hạn chế, tổn thất của ngân hàng có thể sẽ rất lớn khi ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ giá trị của gốc và lãi, và khi đó không có khoản lãi nào có thể bù đắp được. Vì vậy, quản lý rủi ro chặt chẽ giúp ngân hàng đánh giá chính xác nguy cơ gây rủi ro của khách hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp, đồng thời sớm phát hiện được rủi ro từ những khách hàng hiện tại, nhanh chóng xử lý rủi ro từ khi mới chớm xuất hiện, để giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi.

1.2.2.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro và lợi nhuận luôn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, lợi nhuận càng cao rủi ro càng cao và ngược lại rủi ro thấp lợi nhuận cũng vậy. Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, ngân hàng biết cho vay là ruỉ ro tuy nhiên ngân hàng vẫn cho vay vì mục đích lợi nhuận. tuy nhiên ngân hàng phải quản lý rủi ro để tránh các thiệt hại tiềm ẩn.

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro: Ngân hàng cần xác định được tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra “khẩu vị rủi ro” - mức độ rủi ro có thể chấp nhận được - để từ đó hoạch định chiến lược quản trị rủi ro phù hợp. Chiến lược quản trị rủi ro phải trả lời được giải quyết được các vấn đề quan trọng: Thái độ của ngân hàng đối với rủi ro tín dụng; Mức độ chấp nhận rủi ro tín dụng của ngân hàng; Năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng: Để thực thi Chiến lược quản trị rủi ro, trong từng thời kỳ, Ban điều hành đưa ra các chính sách quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng.

1.2.2.2. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.

> Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung.

❖ Khái niệm: Mô hình quản trị rủi ro tập trung là cách thức tổ chức quản trị rủi ro dựa trên nguyên tắc tập trung tại một bộ phận, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay tập trung ở Hội sở.

❖ Đặc điểm:

-I- Thông tin về hoạt động ngân hàng tập trung cao tại Hội sở trên cơ sở đó Hội sở có thể xây dựng, kiểm tra các mục tiêu và tầm nhìn chiến lược, xác định mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

-I- Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

+ Bộ phận quan hệ khách hàng: Đây là bộ phận có chức năng chính là khởi tạo kinh doanh, củng cố và phát triển đội ngũ khách hàng với những công việc chính sau:

(ii) Xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng (iii) Phát triển thị phần và bán sản phẩm, dịch vụ

(iv) Quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng (v) Hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch.

+ Bộ phận quản trị rủi ro: Bộ phận này có chức năng rà soát rủi ro đồng thời kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất:

(i) Xây dựng chiến luợc và chính sách quản trị rủi ro tín dụng; (ii) Quản trị các danh mục tín dụng;

(iii) Rà soát các đề xuất tín dụng đối với khách hàng trong đó chú trọng đến việc tuân thủ chính sách tín dụng, hồ sơ, thủ tục, phát hiện rủi ro;

(iv) Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng và rủi ro trong quá trình giao dịch với khách hàng.

+ Bộ phận quản lý nợ: Đây là bộ phận có chức năng duy trì số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ đồng thời thực hiện hồ sơ tín dụng đầy đủ và an toàn:

(i) Kiểm soát tuân thủ quy trình; (ii) Cập nhật thông tin trên hệ thống;

(iii) Các quyết định vay vuợt hạn mức đều tập trung vào quyết định chovay của Hội sở, điều này sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.

- Điều kiện áp dụng

+ Điều kiện về năng lực tài chính: Mô hình tập trung cần có tiềm lực tài chính mạnh để đầu tu vào hệ thống công nghệ và nhân lực có khả năng chuyên môn hóa trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

+ Điều kiện công nghệ và hệ thống thông tin quản lí: Mô hình tập trung cần có hệ thống dữ liệu thống nhất tập trung tại Hội sở.

+ Điều kiện nhân sự: Phuơng pháp này cần có một đội ngũ chuyên gia quản trị rủi ro có bề dày kinh nghiệm, đuợc đào tạo bài bản, học hỏi kinh nghiệm nuớc ngoài.

+ Điều kiện về hệ thống quản trị: Hệ thống quản trị và tổ chức đã đuợc kiện toàn, việc phân cấp ủy quyền rõ ràng, tránh sự chồng chéo về chức năng.

+ Điều kiện thị truờng: Mô hình tập trung đuợc áp dụng trong” thị truờng tài chính phát triển, các hoạt động cạnh tranh lành mạnh

• Điểm mạnh:

• Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

• Thiết lập và duy trì môi truờng quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình

quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo luờng giám sát rủi ro.

• Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. • Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

• Điểm yếu:

• Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tu nhiều công sức và thời gian.

• Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực

tiễn.

> Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.

• Khái niệm: Mô hình quản trị rủi ro phân tán là mô hình có cách thức tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tản mát, ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay không tập trung ở Hội sở mà dàn đều ở cấp cơ sở.

Mô hình này chua có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

• Đặc điểm của mô hình phân tán

+ Quyền lực không tập trung vào Hội sở, thông tin bị phân tán dẫn đến tình trạng Hội sở khó có khả năng xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến luợc,các quyết định phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng.

+ Chưa có sự tách bạch rõ giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp trong hoạt động tín dụng. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Các phòng ban khác trong ngân hàng có các sản phẩm có tính chất tín dụng như L/C miễn kí quỹ, chiết khấu chứng từ... cũng tham gia hoạt động quản trị rủi ro. Thành viên Ban lãnh đạo hoặc phó trưởng phòng tín dụng cũng đảm nhiệm duyệt cả 3 khâu của quá trình cho vay.

+ Hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro được thực hiện độc lập ở các chi nhánh. Mỗi giám đốc chi nhánh tự đưa ra phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

• Điều kiện áp dụng mô hình

+ Điều kiện về năng lực tài chính: Do mô hình phân tán mang tính tự phát nên không đòi hỏi nhiều về điều kiện tài chính.

+ Điều kiện về công nghệ và hệ thống thông tin quản lí: Mô hình phân tán áp dụng công nghệ đơn giản, quy trình khép kín, hồ sơ giấy tờ do một người quản lí, áp dụng trong môi trường ngân hàng quy mô nhỏ.

+ Điều kiện nhân sự: Hệ thống nhân viên có kiến thức bao quát hoạt động tín dụng và am hiểu tất cả các khâu của quy trình tín dụng, có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quy trình tín dụng.

+ Điều kiện về hệ thống quản trị: ngân hàng có hệ thống giản đơn, tách bạch giữa quyền lực Hội đồng quản trị và cấp điều hành, các phòng ban phân theo địa giới, không có sự chuyên môn hóa trong hoạt động quản trị rủi ro.

+ Điều kiện về thị trường: Mô hình phân tán hiện chỉ chủ yếu áp dụng tại thị trường tài chính chưa phát triển, các ngân hàng có hệ thống chi nhánh và tổ chức chưa hoàn thiện hoặc là áp dụng với các ngân hàng có quy mô nhỏ.

• Điểm mạnh: • Gọn nhẹ.

• Cơ cấu tổ chức đơn giản.

• Điểm yếu:

• Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.

• Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phuơng thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

Một phần của tài liệu 1306 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thành đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w