Tiêu chí đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1306 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thành đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 42)

Để có mức độ rủi ro tín dụng hợp lý trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại thì việc đo lường rủi ro tín dụng là rất cần thiết từ đó giúp các nhà quản lý có được biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, việc đo lường đó phải mang tính chất thường xuyên, có phân tích đánh giá qua sự kết hợp của các số liệu lịch sử. Các nhóm tiêu chí cơ bản để đo lường rủi ro tín dụng gồm 2 nhóm chính là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.

1.2.4.1. Tiêu chí định lượng

1.2.4.1.1. Cơ cấu dư nợ vay hình thức vay, thời hạn vay và lĩnh vực cho vay

Trên thực tế, khi dư nợ cho vay tập trung quá vào một khách hàng, một ngành nghề, thành phần kinh tế.. .sẽ khiến Ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro. Như chúng ta đã biết bài học về phân tán rủi ro là không nên “bỏ trứng vào một giỏ”. Chính vì vậy, việc đề ra giới hạn cho vay tối đa, cũng như dàn trải cho vay đa lĩnh vực, đa ngành nghề, đa dạng loại hình khách hàng sẽ giúp Ngân hàng san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Đối với các khoản vay trung và dài hạn do thời gian vay dài nên rất khó trong việc lượng hoá rủi ro. Mặt khác doanh nghiệp khi đầu tư dài hạn sẽ chịu sự biến động của lãi suất, tỷ giá và các yếu tố tác động của môi trường kinh doanh... nên việc lượng hoá và phòng chống rủi ro rất hạn chế. Vì vậy với tỷ trọng nợ trung và dài hạn càng lớn thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn.

1.2.4.1.2. Kết quả phân lọai nợ và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

Khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:

V Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn. Các khoản nợ trong hạn;

Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%)

V Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

S Nhóm 3 (Nợ duới tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến duới 90 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn duới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã đuợc cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ đuợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

S Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến duới 180 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến duới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã đuợc cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. S Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần thứ hai;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chua bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

> Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là khoản nợ mà nguời đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Nợ quá hạn của một TCTD đuợc thể hiện qua 2 chỉ tiêu sau:

jλ , 1 sỗnợ quả hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = —'~ —— Tong dư nợ rτl, , λ , , , , , , , ,,r,rr sỗ khấch hảng có nợ quấ hạn Tỷ lệ khách hàng có NQH = Tr l Tong SO khách hàng CO dư nợ

Khi hai chỉ tiêu trên lớn ngân hàng sẽ có nguy cơ gặp rủi ro cao và nguợc lại khi tỷ lệ nợ quá hạn thấp và tỷ lệ khách hàng nợ quá hạn thấp khả năng ngân hàng gặp rủi ro là thấp.

> Nợ xấu

Nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng vay rơi vào nhóm 3, 4, 5. Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất luợng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ là tỷ lệ để đánh giá chất luợng tín dụng của tổ chức tín dụng.

rτ,, / Nợxắu

Tỉ lệ nợ xau = '----

Tong dư nợ '∕∙. 1^ ____ „ < . 4^. I. .1..’. r,Λ. _ Nợxẫu

Tỉ lệ nợ xấu trên von chủ sở hữu = '

Von chủ sở hữu

i , . 1 Nợxắu

Tỉ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tôn thất = ———TT-—,,„,

Quỹ dự phòng ton that

1.2.4.1.3. Dự phòng rủi ro tín dụng Mức trích lập dự phòng rủi ro

Mức trích lập dự phòng rủi ro = Dự phòng chung + Dự phòng cụ thể

Tại thời điểm cuối năm, các Ngân hàng căn cứ vào việc đánh giá chất luợng tín dụng hiện tại, dự đoán những rủi ro có thể xảy ra trong tuơng lai nhu rủi ro về thị truờng, rủi ro về khách hang... để đua mức trích lập dự phòng rủi ro, bao gồm Dự phòng chung và Dự phòng cụ thể.

Trong đó, Dự phòng chung đuợc tính bằng 0.75% tổng du nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Còn Dự phòng cụ thể thì tùy theo nhóm nợ tín dụng mà Ngân hàng phải trích lập từ 0 đến 100% giá trị từng khoản nợ (sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo đã đuợc định giá lại). Nhu vậy, nếu một Ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao. Thông thuờng, tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 0 đến 20%

1.2.4.1.4. Ket quả trong xử lý nợ

Nợ xấu luôn tồn tại song song với ngân hàng. Vì vậy, mỗi ngân hàng đều phải xử lý các khoản nợ xấu sau khi đã phát sinh. Các biện pháp xử lý nợ xấu thuờng gặp hiện nay bao gồm:

- Doanh nghiệp tái cơ cấu tài chính, kết hợp với ngân hàng tái cơ cấu khoản nợ

Đề xuất xử lý nợ xấu theo giải pháp cấu trúc lại được áp dụng cho các khoản nợ thuộc nhóm 3 và nhóm 4 và đối với các khách hàng được quyết định tiếp tục duy trì quan hệ. Khi đã có quyết định tiếp tục duy trì quan hệ với đối tượng khách hàng này, khoản nợ có thể được quản lý thông qua việc giám sát chặt chẽ, nhằm đảm bảo rằng bên vay thực thi các hành động cần thiết để cải thiện tình hình của họ và sửa chữa sai sót.

- Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh

Việc phát mại tài sản đảm bảo hoặc đòi nợ bên bảo lãnh thường rất phức tạp với nhiều thủ tục, tốn nhiều thời gian, khả năng thu hồi đầy đủ nợ thường không cao, song Ngân hàng vẫn buộc phải thực hiện để thu hồi vốn. Cho đến nay, đây là một trong số các biện pháp thu hồi vốn có hiệu quả nhất cho các Ngân hàng, đặc biệt các khoản nợ do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, khách hàng lừa đảo Ngân hang...

- Bán các khoản nợ

Ngân hàng thường sử dụng đối với khoản nợ không có tài sản đảm bảo hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ. Ngân hàng sẽ chuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân khác có chức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình. Khi bán các khoản nợ xấu, Ngân hàng thường chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợ để thu hồi vốn nhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại.

- Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro

Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập từ nguồn lợi nhuận của các NHTM nhằm để bù đắp những tổn thất trong hoạt động kinh doanh. NHTM phải phân loại các khoản nợ xấu xem loại nào thì được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD.

1.2.4.2. Tiêu chí định tính

Đánh giá chính sách quản trị rủi ro dựa trên việc đánh giá tuân thủ các quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ, trích lập dự phòng. Cụ thể hơn là đánh giá phuơng huớng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn thông qua:

+ Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi nhánh đuợc toàn quyền quyết định.

+ Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng đuợc để đảm bảo đạt đuợc mức lợi nhuận tuơng ứng.

+ Quản trị danh mục cho vay NH phải thuờng xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ trong hạn, nợ cần đặc biệt luu ý, nợ duới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần hết sức luu ý đến các khoản nợ đặc biệt chú ý vì khi có biến động bất lợi xảy ra đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, các khoản này dễ bị chuyển thành nợ xấu. NH đua ra các biện pháp quản trị các khoản nợ trên để đảm bảo chất luợng tín dụng cho ngân hàng. NH cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và đặc biệt. Báo cáo định kỳ có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có du nợ tín dụng lớn nhất, các khoản du nợ lớn nhất; phân tích danh mục tín dụng, các truờng hợp ngoại lệ (ví dụ vuợt hạn mức); các khoản nợ xấu và khó đòi; các dấu hiệu cảnh báo sớm, dự phòng cho từng khoản du nợ đơn lẻ, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản vay.

+ Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ Chính sách quản trị rủi ro tín dụng với mục tiêu mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách QTRR tín dụng nhằm hạn chế rủi ro nhu: chính sách bảo lãnh, sách tài sản đảm bảo, chính sách đồng tài trợ... Chính sách QTRR tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những huớng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các buớc cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách phải giúp cho cán bộ tín dụng phuơng huớng hoạt động và một khung tham chiếu rõ

ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Điều này tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

I. 2.4.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Cũng nhu quy trình quản trị rủi ro nói chung, việc quản trị rủi ro tín dụng đuợc thực hiện bao gồm 4 buớc cơ bản: Nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro. Việc thiết lập đuợc quy trình quản trị rủi ro tín dụng sẽ làm giảm nguy cơ tổn thất đồng thời khắc phục đuợc các tổn thất cho ngân hàng.

- Nhận diện rủi ro tín dụng

Đây đuợc coi là buớc đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Nhận diện rủi ro đuợc xét trên hai góc độ:

về phía ngân hàng: rủi ro tín dụng sẽ đuợc phản ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và DPRR..

về phía khách hàng: Khi khách hàng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, ngân hàng cần nhận biết đuợc khả năng xảy ra rủi ro để ứng phó kịp thời.

Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận biết rủi ro gồm có:

• Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơ rủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề,...

• Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng truớc, trong và sau khi cho vay

- Phân tích rủi ro tín dụng

Các ngân hàng có thể đo luờng rủi ro khoản vay thông qua các mô hình cho điểm tín dụng, mô hình điểm số Z , và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II. Nếu các mô hình cho điểm tín dụng đánh giá rủi ro của khách hàng trên cơ sở cho điểm doanh nghiệp đó, xem doanh nghiệp đang ở các mức rủi ro nào thì theo Basel II có thể tính đuợc tổn thất dự kiến (EL). Nhu vậy, nếu mỗi món vay đuợc xem là một phép thử và có số liệu đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tuơng đối chính xác xác suất rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kì, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tu.

Năm CTG VCB BID SCB TCB ACB MB B MS B VIB VPB 2014 10.40 11.60 9.2 7 9.39 15.65 14.08 10.07 315.7 17.70 11.03 2015 10.50 11.04 9.0 1 9.95 14.74 12.80 11.70 325.5 18.00 12.20 2016 9.70 10.57 8.8 0 9.70 13.10 13.90 12.90 14.0 0 13.5 0 13.03

Còn đối với RRTD tổng thể, ngân hàng có thể đo lường qua việc tính toán các chỉ tiêu như quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng rủi ro... Đặc biệt, hai chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu sẽ phản ánh rõ nét rủi ro của ngân hàng.

- Quản lý rủi ro

Sau khi nhận biết và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên. Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro được thể hiện như sau:

• Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: Ngân hàng cần xác định tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra chiến lược quản lý rủi ro phù hợp.

• Xây dựng chính sách quản lý rủi ro: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập DPRR.

• Quản lý danh mục cho vay và phân tán rủi ro: Ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, các ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và đặc biệt.

Báo cáo định kì có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; Phân tích danh mục tín dụng .Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thực hiện việc phân tán rủi ro bằng việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tượng khách hàng và loại tiền.. .nhằm tránh những tổn thất cho ngân hàng thương mại

- Kiểm soát và xử lý rủi ro

• Kiểm soát rủi ro: nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

S Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính

Một phần của tài liệu 1306 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thành đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w