thí điểm triển khai giai đoạn (2014-2018)
> Yêu cầu về vốn tối thiểu.
Có thể thấy, tỷ lệ an toàn vốn của 10 ngân hàng trên luôn cao hơn mức 9% từ năm 2014 đến nay, ngoại trừ BIDV năm 2016. Dù giữ mức đủ vốn an toàn theo đúng quy định nhưng nhìn chung tỷ lệ CAR của 10 ngân hàng đang có xu hướng giảm dần từ 2014 đến nay. Để tăng vốn tự có, các ngân hàng Việt Nam đã cố gắng tăng cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Tuy nhiên, các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tăng vốn cấp 1 vì ngành Ngân hàng không còn dễ thu hút vốn đầu tư như trước. Đa số các ngân hàng hiện nay đang phụ thuộc nhiều vào biện pháp ngắn hạn là tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu. Thiếu vốn đang là vấn đề mà tất cả các ngân hàng khi triển khai Basel II phải đối mặt.
Bởi vậy cần giải quyết vấn đề thiếu vốn trong dài hạn. Để giải quyết vấn đề thiếu vốn trong dài hạn, một số ngân hàng đã nghiên cứu và đề cập đến việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ mô hình kinh doanh sử dụng nhiều vốn sang mô hình kinh doanh dựa ít vào vốn. Một số giải pháp đưa ra để thực hiện việc chuyển đổi trên: (i) Tối thiểu hóa RWA (tổng tài sản tính theo RRTD). Để tối thiểu hóa RWA, các ngân hàng thường có xu hướng nỗ lực tính chính xác hơn RWA. Nguyên lý là trong những phương pháp tính RWA, thường những phương pháp có mức độ phức tạp thấp hơn, điển hình là phương pháp chuẩn hóa, sẽ cho RWA cao hơn so với phương pháp có độ phức tạp cao hơn (do nguyên tắc thận trọng của Basel). Theo đó việc thực hiện tính toán rủi ro theo phương pháp nâng cao, sử dụng các mô hình định lượng nội bộ sẽ cho phép tính toán RWA chính xác và qua đó nhiều khả năng kết quả RWA sẽ là thấp nhất. Việc tính chính xác hơn RWA có thể được thực hiện ở mọi hoạt động, trong đó tập trung vào 2 khâu gồm:
• Thực hiện thông tin đầy đủ hơn về RWA tại bộ phận kinh doanh trực tiếp
• Hạn chế hao hụt thông tin khi truyền tải giữa bộ phận kinh doanh trực tiếp và bộ phận tính toán RWA trong ngân hàng.
(ii) Các giải pháp mang tính kinh doanh, bao gồm:
• Tập trung vào việc tinh chỉnh lại thiết kế, chính sách sản phẩm, điều khoản trong hợp đồng để làm sao việc cung cấp các sản phẩm này có hiệu quả hơn về mặt vốn, hay nói cách khác là RWA thu được từ việc cung cấp các sản phẩm này
là thấp nhất. Theo đó, Ban khách hàng có chức năng thiết kế sản phẩm sẽ ngồi lại với các đơn vị tính toán CAR, thanh khoản để cùng nhau tìm ra cách điều chỉnh hay thiết kế các sản phẩm có hiệu quả về vốn hơn.
• Nâng cao hiệu quả khách hàng: Nhóm giải pháp này nhằm cơ cấu lại khách hàng, giúp ngân hàng thoát khỏi những khách hàng có lợi nhuận không tuơng xứng và cũng đồng nghĩa với việc không đáp ứng yêu cầu về vốn. Các NHTM cần có những chính sách quyết liệt về việc cơ cấu lại khách hàng, sàng lọc những khách hàng yếu kém.
> về phương pháp tiếp cận.
Muời NHTM thuộc diện triển khai thí điểm Basel II đều đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ triển khai từ truớc năm 2013 cho danh mục khách hàng doanh nghiệp. Do vậy, yêu cầu về 5 năm dữ liệu đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp là khả thi. Tuy nhiên, rất nhiều ngân hàng chua triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho nhóm khách hàng cá nhân. Hơn nữa, truớc đây các NHTM xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chủ yếu phục vụ mục tiêu tuân thủ quy định của NHNN nên chất luợng dữ liệu luu trữ trong hệ thống thuờng không đảm bảo chất luợng cần thiết. Điều này dẫn tới việc có đủ 5 năm dữ liệu truớc năm 2018 đối với một số danh mục đòi hỏi việc thu thập dữ liệu bằng thủ công đối với một số phân khúc khách hàng, tối thiểu là từ năm 2013 đến khi có hệ thống luu trữ các dữ liệu này một cách tập trung. Mặc dù đã có buớc chuẩn bị về dữ liệu nói trên, các NHTM phần lớn đều chua có cơ cấu tổ chức phù hợp để quản trị dữ liệu. Phần lớn các dữ liệu cho quản lý rủi ro hiện nay là sản phẩm của quá trình kinh doanh thay vì xuất phát từ nhu cầu quản lý rủi ro. Việt Nam cũng chua có tổ chức chuyên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và đáng tin cậy để cung cấp thông tin hữu ích cho việc đo luờng rủi ro ở các NHTM.
Qua đó cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Truớc thực tế Việt Nam thiếu hụt những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp nhu hiện nay, các NHTM cần chủ động trong việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tuợng khách hàng. Cụ thể:
(i) Nâng cao chất lượng đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, trong đó tập trung hơn vào các nhân tố sau:
• Các nhân tố vỡ nợ tài chính bao gồm: khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, đòn bẩy tài chính, cấu trúc tài sản và nguồn vốn, khả năng thanh toán và các chỉ tiêu tăng trưởng.
• Các nhân tố vỡ nợ phi tài chính bao gồm: trình độ và chất lượng nhân sự cấp quản lý (chất lượng, kinh nghiệm, trình độ,.); môi trường nội bộ (nhân sự nội bộ, quy chế hoạt động, kế hoạch kinh doanh,.); đặc điểm hoạt động kinh doanh (nguồn cung cấp đầu vào, thị trường đầu ra,.); mối quan hệ với các tổ chức tín dụng (hành vi trả nợ trong quá khứ, mức độ hợp tác trong việc cung cấp thông tin); khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, các nhân tố ngành (chu kỳ ngành, hỗ trợ từ Chính phủ,.); mức độ nhạy cảm với biến động của thị trường (mức độ ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập và dòng tiền của doanh nghiệp trước những biến động của giá nguyên liệu đầu vào, đầu ra và tỷ giá); thông tin tín dụng (CIC).
(ii) Thành lập các bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm soát kết quả và đánh giá xếp hạng tín dụng. Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm.
> về yêu cầu xây dựng hệ thống.
Để có thể áp dụng được phương pháp chuẩn hóa (SA) và tiến tới là phương pháp nội bộ (IRB), các ngân hàng cần có hạ tầng kỹ thuật phát triển và cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác. Vì vậy, nhiều ngân hàng đã thực hiện nâng cấp hoặc thay mới hệ thống kỹ thuật từ năm 2014. Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật không phải dễ dàng đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung vì chi phí cao. Mặt bằng cơ sở kỹ thuật hiện nay của các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa đồng bộ và cần cải thiện hơn nữa. Hạ tầng công nghệ thông tin của các NHTM chưa phát triển, chủ yếu mới chỉ hỗ trợ các ghi nhận về giao dịch và kế toán, việc đầu tư các giải pháp công nghệ thông tin mới nhằm hỗ trợ luồng công việc và ghi nhận thêm các dữ liệu về rủi ro sẽ yêu cầu rất nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí của các ngân hàng. Chi
phí liên quan cũng là một thách thức không nhỏ. Bên cạnh đó, về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM còn khá nhiều khe hở. Việc đo luờng rủi ro tín dụng, các NHTM đang triển khai theo phuơng pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bản chất của phuơng pháp này đó là phuơng pháp chuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân hàng, hầu nhu không sử dụng phuơng pháp định luợng cho nên không đảm bảo tính khách quan và minh bạch.
Qua đó yêu cầu cấp thiết đặt ra là xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin. Hai nội dung quan trọng cần phải giải quyết đối với hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) tạo cơ sở cho việc áp dụng Basel II gồm:
(1) Phát triển hạ tầng CNTT: Việc ứng dụng và triển khai Basel II đòi hỏi một hạ tầng CNTT hiện đại, vì vậy các NHTM cần phải phát triển hơn nữa hạ tầng CNTT nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình triển khai Basel II và minh bạch hóa thông tin, quản lý thông tin một cách hiệu quả, an toàn.
Các nội dung của giải pháp này bao gồm:
- Đầu tu cơ sở hạ tầng CNTT tạo nền tảng cho phát triển ngân hàng số, trong đó:
(i) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ,... nhằm nâng cao giá trị, khả năng thích ứng và đổi mới sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
(ii) Các dự án, cấu phần công nghệ cần đuợc nâng cấp nhu: Core Banking, Digital Banking... Tích hợp, thiết kế phát triển phần mềm, hệ thống, phát triển quy trình, nâng cao sự tiện dụng, tiện lợi, bảo mật và các trải nghiệm mới về công nghệ cho khách hàng.
- Phát triển hệ thống CNTT tiên tiến gắn với chiến luợc kinh doanh, trong đó:
• Phát triển hệ thống CNTT để đua ra các sản phẩm, dịch vụ gắn chặt với chiến luợc và định huớng kinh doanh của ngân hàng. Thực hiện triển khai các dự án tự động hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi nhu tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền và kiều hối. nhằm rút ngắn thời gian tác nghiệp, nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro lỗi tác nghiệp trong hoạt động.
• Triển khai hệ thống quản lý khách hàng hiện đại để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng chu đáo và đảm bảo tính bảo mật, hiệu quả trong khai thác sử dụng thông tin cũng nhu cảnh báo kịp thời về các khả năng rủi ro có thể xảy ra.
• Tăng cuờng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro, quản trị nguồn lực để nâng cao chất luợng quản trị ngân hàng. Tăng cuờng các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục cho hệ thống CNTT của tổ chức tín dụng.
• Xây dựng kho luu trữ dữ liệu bằng thiết bị điện tử để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu và lập báo cáo phân tích, đua ra quyết định phù hợp nhất đối với nguời sử dụng.
(2) Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu. Các NHTM phải xây dựng đuợc hệ thống cơ sở dữ liệu theo thời gian thực. Điều này cho phép các NHTM có thể thu thập đuợc thông tin và dữ liệu cần thiết cho hoạt động phân tích ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, việc xây dựng đuợc hệ thống trên theo thời gian thực không hề đơn giản. Trên thực tế, để phát triển hệ thống trên cần đảm bảo các điều kiện:
• thống nhất chế độ báo cáo
• hệ thống phân tích báo cáo tự động
• nâng cao khả năng tìm kiếm dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các NHTM. Đối với RRTD, các NHTM cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo luờng đuợc rủi ro trong tất cả các hoạt động nội bảng và ngoại bảng của bảng cân đối tài sản. Hiệu quả của quy trình đo luờng RRTD phụ thuộc nhiều vào chất luợng của hệ thống thông tin quản lý. Khi xây dựng một thệ thống thông tin phục vụ việc quản trị RRTD, các NHTM phải đáp ứng đuợc một số yêu cầu cơ bản nhu sau:
- Hệ thống này phải hỗ trợ đuợc việc tính toán giá trị rủi ro VaR;
- Thông tin luu trữ giúp thực hiện phân tích chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian, từ những sự kiện đơn lẻ;
- Có khả năng đo lường được giá trị hoạt động hiện tại và tương lai với từng đối tác khác nhau;
- Đáp ứng được cả ba yêu cầu trên với nhiều cấp độ quy mô hoạt động ngân hàng khác nhau, nhiều nhóm rủi ro khác nhau, nhiều loại sản phẩm khác nhau và nhiều đối tác khác nhau.
> Yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Một trong những thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nhân sự chất lượng cao. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng yếu ở các NHTM Việt Nam khi muốn áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong quản trị rủi ro theo Basel II. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ bao gồm quá trình đào tạo lại phù hợp với triển khai Basel mà còn cần có cơ chế phù hợp liên quan đến
• thu hút những nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng tốt
• cơ chế khuyến khích các thành viên tham gia
Từ đó, các NHTM có thể phát huy được tối đa năng lực của mỗi cá nhân đảm bảo sự phát triển bền vững của NHTM trên nền tảng áp dụng toàn diện Basel II. Một số giải pháp được đưa ra:
- Đối với tuyển dụng và lựa chọn: Việc tuyển dụng và lựa chọn cần theo đúng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với sự phù hợp về quy mô cũng như cơ cấu. Phương pháp tuyển dụng và lựa chọn cũng cần được lập kế hoạch rõ ràng, đặc biệt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là các chuyên gia cao cấp và đội ngũ lãnh đạo. Hơn thế, việc tuyển dụng, lựa chọn cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để giảm tối đa chi phí và thời gian tuyển chọn trên cơ sở có tham chiếu các dự báo về nguồn nhân lực.
- Đối với phân công công việc và đánh giá kết quả: Hiện tại, việc xác định KPI (Key Performance Indicator)- chỉ số đánh giá hiệu quả công việc đang được thực hiện thông qua các bảng mô tả công việc. Có thể thấy vấn đề bất cập ở đây đó là quy trình ngược, mang tính chủ quan do việc xây dựng KPI xuất phát từ một chủ thể (có thể là trưởng bộ phận/ quản lý các phòng ban/ người có chuyên môn cao...),
trong khi đó, khi áp dụng Basel II, việc xác lập KPI phải xuất phát từ mục tiêu kinh doanh, hoạch định kinh doanh trên cơ sở rủi ro.
- Đối với đào tạo và phát triển: Cần tổ chức các khóa đào tạo thuờng xuyên, đào tạo cho nhân sự tuyển dụng mới, đào tạo nâng cao cho nhân sự có kinh nghiệm... nhằm trao đổi, cập nhật các kiến thức mới phục vụ công việc.
- Đối với cơ chế khen thuởng và khuyến khích: Nên chuyển đổi toàn bộ sang cơ chế trả luơng theo năng lực. Theo đó, kết quả chấm điểm công việc cộng với đánh giá định tính của lãnh đạo trực tiếp sẽ là cơ sở chính để xác định mức thu nhập của các cán bộ. Nhu vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng chiến luợc phát triển nguồn nhân lực chất luợng cao là điều hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, để thực hiện việc xây dựng và sau đó là triển khai hiệu quả nguồn nhân lực này, cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý vĩ mô là Ngân hàng Nhà nuớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguời sử dụng nguồn nhân lực và các truờng đại học, nơi cung cấp nguồn nhân lực.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung Chuơng 1 đã khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng của ngân hàng trong đó những nội dung về bản chất của rủi ro tín dụng, phân loại, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng. Một nội dung quan trọng trong chuơng này đó là quản trị rủi ro tín dụng, làm rõ khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng, nội dung của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết rủi ro tín dụng, phân tích đánh giá rủi ro tín dụng, ứng phó rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động phức tạp nhu hiện nay thì không những các doanh nghiệp gặp khó khăn mà ngay cả hệ thống Ngân hàng cũng bị ảnh