> Các nhân tố bên trong
- Cơ sở dữ liệu: là nguồn thông tin quý giá tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong việc thiết lập các hệ thống xếp hạng tín dụng của KH. Nếu luồng thông tin đầu vào tốt, chuẩn xác thì các quyết định đua ra không bị sai lầm, chất luợng tín dụng đuợc cải thiện, hiệu quả công tác quản trị rủi ro đuợc nâng cao giúp NH tránh đuợc sự lựa chọn đối nghịch. Bởi thực chất hoạt động tín dụng của NH là tạo ra những những quyết định cho vay đúng đắn dự trên hoạt động sản xuất thông tin. Tuy nhiên, việc thu thập cơ sở dữ liệu là một công việc không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Để có đuợc cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định, xếp hạng đòi hỏi thông tin phải đuợc thu thập, xử lý và luu trữ trong thời gian dài một cách khoa học, logic để dễ dàng trong việc tra cứu, sử dụng. Bởi đó mà không phải NH nào cũng có đuợc cơ sở dữ liệu tốt đáp ứng đuợc yêu cầu của công tác QTRR trong hoạt động tín dụng.
- Con nguời: Với vai trò là nguời thực hiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng, con nguời là chủ thể quyết định mọi sự việc liên quan đến hoạt động của công tác này. Một cơ sở dữ liệu tốt, một mô hình đo luờng có tính chính xác cao hay một chính sách tín dụng đúng đắn... nhung nếu nguời quản lý, nguời cán bộ tín dụng không có năng lực, không có đạo đức thì rủi ro vẫn có thể xảy ra phụ thuộc vào chủ quan của con nguời. Vì thế nhân tố con nguời là yếu tố quan trọng, đòi hỏi phải đuợc quan tâm, tạo điều kiện để nhân tố này phát huy tốt nhất vai trò của mình trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM.
- Công tác quản lý, tổ chức, kiểm soát nội bộ: trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng của một NH một yếu cố cũng rất quan trọng chính là công tác quản lý và tổ chức. Nó có thể có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ hoặc hạn chế, gây trở ngại cho khả
năng chủ động phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. Hay nói một cách khác, công tác quản lý và tổ chức có ảnh hưởng lớn đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Neu công tác quản lý và tổ chức được tiến hành chặt chẽ, khoa học; các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động thì hoạt động tín dụng sẽ diễn ra một cách lành mạnh, hiệu quả; đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát nội bộ cũng hướng cho các cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, quy chế và đúng pháp luật, nắm rõ được thông tin về những khoản vay, tránh tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích. Việc kiểm soát nội bộ nếu được thực hiện tốt và thường xuyên sẽ giúp cho NH kịp thời phát hiện và có những biện pháp khắc phục những khoản tín dụng có vấn đề.
- Nguồn lực tài chính của Ngân hàng: Mọi tổ chức đều cần một nguồn lực tài chính đủ mạnh để có thể tiến hành tốt các hoạt động của mình. Với NHTM, nguồn lực tài chính cho phép NH đảm bảo hoạt động thanh toán luôn trong tình trạng ổn định, kiểm soát được. Bên cạnh đó, để có được cơ sở dữ liệu tốt thì quá trình thu thập, xử lý thông tin là một công việc đòi hỏi nhiều công sức và tiền của mà không phải NH nào cũng có thể đáp ứng được, đồng thời việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, các mô hình đo lường... vào hoạt động đòi hỏi NH phải có nguồn lực tài chính to lớn để có thể đáp ứng nhu cầu.
> Các nhân tố bên ngoài:
- Môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các NHTM nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ bao gồm các chính sách về kinh tế, tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại ... Chỉ cần Chính phủ thay đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động trực tiếp là NHTM và hoạt động kinh doanh của NH khác nhau luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ
góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhung nguợc lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản.
- Môi truờng pháp lý: Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý nhu kí kết hợp đồng kinh tế, đầu tu tài chính tín dụng ... Tính pháp lý thể hiện các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền kinh tế thị truờng hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cho vay của các NHTM. Nhung cũng chính vì vậy, nếu môi truờng pháp lý chua hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho các doanh nghiệp và Ngân hàng. Môi truờng kinh tế, môi truờng pháp lý tạo nên môi truờng kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời tạo nên môi truờng cho vay của các NHTM. Môi truờng cho vay có ảnh huởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động cho vay của các NHTM.
- Môi truờng xã hội: Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh huởng tới công việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhu của các Ngân hàng. Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao luu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các nuớc đời sống kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi. Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của những nuớc phát triển, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và đầu tu hoặc vay tiền của nuớc ngoài... Tất cả các hoạt động đó tạo nên mối quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Những thay đổi về chính trị rất có thể dẫn đến sự biến động cán cân thuơng mại quốc tế, tỷ giá hối đoái, giá các đồng tiền làm biến động thị truờng trong nuớc nhu giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, mức lãi suất thị truờng, mức cung cầu tiền tệ... trực tiếp ảnh huởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nguời chịu tác động là các NHTM