Có thể đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thông qua một số chỉ tiêu cụ thể sau:
1.2.4.1. Đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước, nợ quá hạn được nêu tại phần giải thích thuật ngữ: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”
26
Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Nợ quá hạn cuối kỳ
Tỷ lệ nợ quá hạn = --- --- x 100%
’ ’ ’ Tong dư nợ tín dụng cuối kỳ
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao làm tăng chi phí của Ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng thường đặt mục tiêu giảm tỷ lệ này dưới mức 5%; nếu ngân hàng có tỷ lệ này vượt trên 5% được đánh giá là có nợ quá hạn cao và chất lượng tín dụng có vấn đề. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng còn tồn tại nhiều rủi ro tín dụng và việc quản trị rủi ro tín dụng chưa có hiệu quả.Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp càng thể hiện ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, rủi ro thấp, theo đó ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả.
- Tốc độ gia tăng nợ quá hạn
Việc so sánh tốc độ tăng, giảm nợ quá hạn qua các năm cũng chứng tỏ ngân hàng có kiểm soát tốt nợ quá hạn hay không
Tốc độ Nợ quá hạn năm t — NQH năm (t-1)
gia tăng NQH = ~ ~ ~ ~~ x 100%
Nợ quá hạn năm (t-1)
Tỷ lệ này cho biết nợ quá hạn năm nay so với năm trước tăng hay giảm. Tuy nhiên đây chỉ là so sánh về mặt số liệu mà chưa so với tổng dư nợ mỗi năm. Để khắc phục, ta có thể sử dụng chỉ tiêu dưới đây:
- Tốc độ gia tăng tỷ lệ NQH
Tốc độ gia tăng Tỷ lệ NQH năm t - Tỷ lệ NQH năm (t-1)
tỷ lệ NQH = --- --- x 100%
Tỷ lệ NQH năm (t-1)
Bản thân tỷ lệ nợ quá hạn đã phản ánh mức nợ quá hạn so với tổng dư nợ, qua đó thấy được tình hình chất lượng tín dụng của ngân hàng cho nên, khi so sánh tỷ lệ nợ quá hạn giữa các năm sẽ biết được mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.
Tỷ lệ Quỹ dự phòng RRTD trên nợ xấu
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
= ___ ---UL x 100% Dư nợ xấu cuối kỳ
Tỷ lệ sử dụng Quỹ dự phòng RRTD để bù đắp tổn thất =
Quỹ dự phòng sử dụng bù đắp tổn thất Dư nợ xấu cuối kỳ
27
1.2.4.2. Đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ xấu
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của NHNN, “Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5”, tức là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. [4]
Tình hình nợ xấu của ngân hàng được xem xét thông qua tỷ lệ nợ xấu:
Dư nợ xấu cuối kỳ
Tỷ lệ nợ xấu = ~ ■ ^r ■ 7“ x 100%
’ ’ Tông dư nợ tín dụng cuối kỳ
Chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Thông thường, mức tỷ lệ nợ xấu an toàn được các ngân hàng đạt mục tiêu hướng tới là dưới 3%. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay, tức là hiệu quả quản trị rủi ro chưa cao. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ; tức là hiệu quả quản trị rủi ro tốt.
- Tốc độ gia tăng nợ xấu
Tốc độ gia tăng Nợ xấu năm t — Nợ xấu năm (t-1)
nợ xâu = —---ɪ--- x 100%
Nợ xấu năm (t-1)
So sánh tốc độ tăng/giảm nợ xấu qua các năm chứng tỏ ngân hàng có kiểm soát tốt nợ xấu hay không. Tỷ lệ này cho biết nợ xấu năm nay so với năm trước tăng hay giảm.
28
- Tốc độ gia tăng tỷ lệ nợ xấu
Tốc độ gia tăng Tỷ lệ nợ xấu năm t — Tỷ lệ nợ xấu năm (t-1)
tỷ lệ nợ xấu = ---^r---x 100%
Tỷ lệ nợ xấu năm (t-1)
Bên cạnh việc so sánh tốc độ gia tăng nợ xấu, chúng ta cũng so sánh tốc độ gia tăng tỷ lệ nợ xấu qua các năm để so sánh mức tăng, giảm tỷ lệ nợ xấu, từ đó đánh giá ngân hàng đã có sự kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hay chưa.
1.2.4.3. Đánh giá thông qua chỉ tiêu về Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
- Tỷ lệ Quỹ dự phòng RRTD trên nợ xấu (LLR)
Chỉ tiêu này cho biết mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng có đảm bảo an toàn hay không. Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Hiện nay theo thông lệ thế giới, trích lập dự phòng rủi ro trên nợ xấu của các ngân hàng ngưỡng an toàn phải là trên 100%. Vậy nếu tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu nhỏ hơn 100% thì tức là tiềm ẩn rủi ro trong công tác tín dụng của ngân hàng và có thể kết luận ngân hàng chưa có các biện pháp quản trị rủi ro thực sự hiệu quả.
Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng đã xử lý được bao nhiêu % rủi ro tín dụng. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ ngân hàng có thể bù đắp được nhiều tổn thất do nợ xấu gây ra, tức là ngân hàng đã xử lý rủi ro tốt. Từ đó có thể đánh giá ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả. Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng chưa được giải quyết, ngân hàng cần phải lưu ý hơn trong công tác quản trị RRTD.
29
1.2.4.4. Mức độ áp dụng các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel
Cùng với các chỉ tiêu đo lường về hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng, chúng ta cũng cần đánh giá mức độ áp dụng các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng theo Basel II để biết được tình hình thực hiện của ngân hàng đến đâu, mức độ hiệu quả và những mặt còn thiếu sót, từ đó tìm giải pháp hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro tín dụng. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:
- Thiết lập một môi trường rủi ro tín dụng phù hợp: Ngân hàng có tích cực quan tâm tới rủi ro tín dụng hay không thể hiện qua việc thành lập các bộ
phận hỗ
trợ, quyết định tín dụng, phân tích đầu vào của công tác tín dụng; khi có
những thay
đổi về chính sách, điều khoản tín dụng, ngân hàng có tổ chức tập huấn cho
cán bộ
tín dụng hay không... Bên cạnh đó, ngân hàng có sự nhận diện, phân tích rủi
ro hiện
hữu và tiềm ẩn trong từng sản phẩm hay chưa.
- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh: Nội dung của chỉ tiêu này đánh giá việc ngân hàng có hay không sự tìm hiểu khách hàng cẩn trọng
trước khi ra quyết định tài trợ vốn; xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ từ khâu
tiếp nhận hồ sơ tới khâu thanh lý hợp đồng; tuân thủ hạn mức tín dụng và nghiêm
túc quản lý khoản vay.
- Duy trì việc cấp tín dụng hiệu quả: Để đáp ứng được tiêu chí này, ngân hàng phải có hệ thống đánh giá nội bộ và sử dụng hệ thống này trong việc cấp tín
dụng một cách hiệu quả. Cách đánh giá phải cập nhật và khách quan, hỗ trợ cho
30