TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên tiếng Anh là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV) được thành lập theo quyết định số 177/TTG ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng được thành lập với mục đích phục vụ đầu tư và phát triển các dự án, chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực thuộc của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.
Trong suốt thời gian hoạt động, ngân hàng BIDV và BIDV chi nhánh Cầu Giấy đã có rất nhiều tên gọi khác nhau:
- Ngân hàng được thành lập với tên đầu tiên là kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957.Chi nhánh kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng kiến thiết
Việt Nam được thành lập ngày 27/5/1957, nhiệm vụ chính là nhận vốn từ
ngân sách
Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Đến ngày 31/10/1963, chi điểm 2 thuộc chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội (là tiền thân của chi nhánh Cầu Giấy) được thành lập.
- Ngày 24/6/1981, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc NHNN Việt Nam. Chi điểm 2 đổi
37
dựng Cầu Giấy đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Từ ngày 1/1/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy nói riêng thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại.
Ngày 01/10/2004, Chi nhánh được nâng cấp lên Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng BIDV Việt Nam, lấy tên là BIDV Cầu Giấy.
BIDV chi nhánh Cầu Giấy có trụ sở tại tháp B, toà nhà Hoà Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Đây là địa bàn có tốc độ đô thị hoá cao, nhiều khu đô thị, công trình mới đang được xây dựng, cơ sở hạ tầng đang được quy hoạch và đầu tư. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi làm cho hoạt động Ngân hàng có cơ hội kinh doanh. BIDV chi nhánh Cầu Giấy được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, song song là các hoạt động cho vay và dịch vụ thanh toán đồng thời thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác
Với định hướng phát triển trở thành một ngân hàng thương mại hiện đại với sức cạnh tranh cao, có sản phẩm và dịch đa dạng, chất lượng cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin tân tiến, BIDV chi nhánh Cầu Giấy đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để phát triển hoạt động của mình. Ngay sau khi được nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động, được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của BIDV Việt Nam, chi nhánh đã nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch ban lãnh đạo BIDV Việt Nam giao và đã đạt được nhiều kết quả, được khách hàng ghi nhận.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển
Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy gồm nhiều đơn vị trực thuộc: Phòng giao dịch số I, Phòng giao dịch số II, Phòng giao dịch Trường Chinh, Điểm giao dịch Giang Văn Minh, các quỹ tiết kiệm Định Công, Lê Trọng Tấn, Hoàng Hoa Thám, Đông Ngạc... Bên cạnh đó chi nhánh tiếp tục thực hiện mở rộng mạng lưới,
38
mở thêm 2 phòng Giao dịch mới và 3 quỹ tiết kiệm tại các khu Nam Thăng Long, Tây Hồ, đường Phạm Hùng và tại Hội sở chính của chi nhánh.
BIDV chi nhánh Cầu Giấy có cơ cấu tổ chức gồm Ban giám đốc và các phòng ban được phân thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ, khối trực thuộc. Cụ thể, sơ đồ tổ chức của chi nhánh như sau:
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự ngân hàng BIDVchi nhánh Cầu Giấy)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Sau đây là chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, ban có liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Cầu Giấy:
39
- Phòng Quan hệ khách hàng
+ Phòng quan hệ khách hàng 1: Phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thuộc khối xây lắp và khách hàng là cá nhân.
+ Phòng quan hệ khách hàng 2: Phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thuộc khối sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại.
• Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
+ Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.
+ Đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng đối với khách hàng; theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
+ Phân loại, rà soát, phát hiện rủi ro.
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đề nghị miễn, giảm lãi và chuyển cho Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm đầy đủ về: Việc tìm kiếm khách hàng và phát triển hoạt động tín dụng; tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo; việc tuân thủ các quy định, quy trình về quản trị rủi ro và mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng; tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.
• Đối với khách hàng cá nhân:
+ Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cả nhân của BIDV.
+ Xây dựng kế hoạch Marketing, bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân: Tư vấn cho khách hàng lựa chọn các sản phẩm bán lẻ của BIDV; triển khai kế hoạch bán hàng; chịu trách nhiệm về sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh.
- Phòng Quản lý rủi ro
+ Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác quản lý rủi ro, xây dựng các chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro theo quy định, quy trình của Nhà nước và BIDV về công tác quản trị rủi ro.
Năm 2011 2012 2013 2014 Tổng vốn huy động cuối kỳ 5.490 5.818 7.693 9.352 Mức tăng trưởng
- Mức tăng tuyệt đối - 328 1.875 1.659
- Mức tăng tương đối - 5,97% 32,23% 21,57%
40
+ Đề xuất trình duyệt cấp tín dụng bảo lãnh, tài trợ dự án, tài trợ thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền.
+ Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản trị rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
+ Phối hợp với phòng quan hệ khách hàng để thực hiện rà soát, đánh giá và thẩm định rủi ro tín dụng đối với khách hàng; phát hiện, xử lý kịp thời các khoản nợ có vấn đề.
- Phòng Quản trị tín dụng
+ Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản trị tín dụng của Chi nhánh theo quy trình, quy định của BIDV và của Chi nhánh.
+ Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh từ Phòng Quan hệ khách hàng và nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác vào hệ thống quản lý.
+ Chịu trách nhiệm về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
Ngoài ra, phòng Quản trị tín dụng còn là đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, tham gia vào các văn bản quản trị tín dụng.