Kiến nghị với Ngânhàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 1310 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122)

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao

105

chất lượng phân tích tín dụng. Tuy nhiên thông tin tín dụng mà CIC cung cấp trong những năm qua chưa đáp ứng được về cả mặt số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, trung tâm thông tin của các cán bộ, cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả các doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin khi cần để cung cấp cho các NHTM một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

+ Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

+ Xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản (tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi) đảm bảo độ tin cậy và độ dài để thực hiện thống kê, từ đó đưa ra cảnh báo sớm giúp hệ thống NHTM phòng tránh rủi ro.

+ Củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ hiện đại hóa và tự động hóa các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo nhiều sản phẩm thông tin, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng; tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không cần thông qua các chi nhánh NHNN như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhạy, kịp thời.

- Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng

NHNN cần đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản như sau:

+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN.

106

+ Xây dựng chương tình thanh tra chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh bảo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các NHTM, bao gồm việc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm có vấn đề.

+ Xây dựng quy chuẩn đánh giá chất lượng quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng trong nội bộ các NHTM.

+ Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

+ NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát.

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ

- Duy trì môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định

về kinh tế

Khó khăn của nền kinh tế trong giai đoạn 2012 - 2014 đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của toàn bộ các tổ chức kinh tế và các ngân hàng. Chính vì thế, để tạo môi trường hoạt động kinh doanh tốt đòi hỏi Chính phủ phải có những chính sách và giải pháp hợp lí nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng suy thoái kéo dài hiện nay. Để có thể làm được điều đó, Chính phủ cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý, tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Nội dung của việc ổn định kinh tế vĩ mô gồm: điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, phối hợp với việc kiểm soát thâm hụt ngân sách và chi tiêu công làm cơ sở cho việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; điều chỉnh ưu tiên đầu tư công; kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng; giảm thâm hụt ngân sách. Mặt khác, Chính phủ cũng cần có những chính sách bảo vệ hoạt động sản xuất

107

kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu... để đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Cùng với đó, Chính phủ cũng nên mạnh dạn đóng của các doanh nghiệp và Tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh không hiệu quả, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Như thế các ngân hàng sẽ tránh được những biến động bất ngờ, hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

về chính trị, xã hội

Chính phủ cần tiếp tục duy trì ổn định chính trị bởi môi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Tình hình chính trị nước ta trong bối cảnh hiện nay được đánh giá là khá ổn định, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những bất ổn không lường trước. Do vậy, Chính phủ cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và của các nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi trong kinh doanh cho các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từ đó giúp nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh được những rủi ro và thiệt hại do những biến động chính trị gây ra.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng

Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các NHTM, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ cần ban hành bổ sung, sửa đổi một số nội dung như sau:

về đảm bảo tiền vay

Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý về đảm bảo tiền vay, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riền có đủ cơ sở khi cấp tín dụng. Cụ thể:

+ Chính phủ cần ban hành các văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm cụ của các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm xác nhận sở hữu nhà đất, bất động sản và các tài sản khác; quản lý chặt chẽ các hoạt động mua bán, thế chấp, cầm cố tài sản; xử lý nghiêm các hành vi sai trái, hành vi vi phạm pháp luật.

108

+ Chính phủ cần quy định cụ thể việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh đề làm căn cứ thực hiện, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính, pháp lý không cần thiết trong quá trình xử lý.

về quản lý đối với các doanh nghiệp

Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp đó. Thực tiễn hoạt động tín dụng cho thấy, chính sự không phù hợp giữa năng lực thực tế của doanh nghiệp với chức năng, phạm vi kinh doanh được nhà nước cho phép là cản trở lớn đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Có thể kể đến những công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn được thành lập ngày càng nhiều. Thậm chỉ cả những doanh nghiệp nhà nước, vốn rất ít, tài sản cố định chủ yếu là những máy móc, thiết bị lạc hậu. Trong khi đó, chức năng nhiệm vụ trong giấy phép kinh doanh rất nhiều, có khi còn là tất cả các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp này. Vì thế, vấn đề đặt ra là Chính phủ, cùng các cơ quan chức năng cần có sự điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm giúp đỡ ngân hàng quản lý tín dụng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả an toàn vốn vay. Cụ thể:

+ Quy định số lượng ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt động phải phù hợp với số vốn sở hữu và năng lực, trình độ quản lý thực tế của doanh nghiệp.

+ Quy định các doanh nghiệp bắt buộc chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc. Hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành đúng chế độ báo cáo thống kê, một phần do pháp lệnh về chế độ kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực và một phần do điều kiện hạch toán thống kê ở nước ta chưa phát triển hoạt động kiểm soát và chế độ kiểm toán bắt buộc mới đang trong giai đoạn đầu thực hiện. Vì vậy, Chính phủ cần có các biện pháp cứng rắn buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm.

- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai

Hiện nay tại các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết

109

nối từ địa phương đến Trung ương nên dễ dàng cho việc tra cứu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những thông tin phải mua hoặc chỉ có những thành phần nhất định được khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm. Tại Việt Nam hiện nay, các thông tin nằm rải rác tại các cơ quan quản lý Nhà nước mà chưa có quy định về sự phối hợp cung cấp thông tin. Thêm nữa, thông tin cũng chưa hoàn toàn được số hóa (tin học hóa) mà vẫn sử dụng hình thức lưu trữ bằng văn bản giấy. Điều này khiến việc tra cứu, tìm kiếm thông tin khá khó khăn, tốn thời gian và đôi khi thông tin còn bị thất lạc. Do đó, các NHTM thường không thu thập được đầy đủ thông tin về khách hàng. Ví dụ như ngân hàng muốn tìm hiểu thông tin của khách hàng cá nhân phải liên hệ với địa phương nơi cá nhân cư trú nhưng cũng chỉ thu thập được các thông tin sơ sài như: tình trạng hôn nhân, tiền án tiền sự, hộ khẩu... còn những thông tin khác về sở hữu tài sản, giao dịch tài sản trong quá khứ hay các mối quan hệ họ hàng...thì không cơ quan nào lưu giữ. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan như cơ quan Thuế, cơ quan công an rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Điều này dẫn tới những thông tin ngân hàng thu thập phản ảnh không chính xác về khách hàng, tăng nguy cơ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt.

Theo đó, việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là rất cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước, đồng thời gián tiếp giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin khách hàng.

110

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã hoàn thành một số nội dung chính sau đây: - Nêu lên định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh

Cầu Giấy. Theo đó khẳng định việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc

nâng cao

chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.

- Để thực hiện các định hướng về quản trị rủi ro tín dụng, các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở những vấn đề cơ bản nêu trong chương 1, kết hợp tham khảo

kinh nghiệm quốc tế và những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu tại

chương 2.

Hệ thống giải pháp đề xuất có tính đồng bộ, từ cải thiện chính sách tín dụng, tăng

cường kiểm tra kiểm soát đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản

111

KẾT LUẬN

Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực tài chính đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho các NHTM, giúp cho các ngân hàng hạn chế được những tổn thương khi có những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy vậy, nó cũng tạo nên yếu tố cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu và tạo ra một thị trường tài chính rủi ro hơn. Để giải quyết những khó khăn đó thì các ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro tín dụng bởi rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng và thường gây ra hậu quả nặng nề, không nhữnglàm giảm lợi nhuận, thất thoát vốn vay, tổn hạn đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà còn tác động dây chuyền tới cả hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy, luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy” đã hoàn thành một số nội dung sau:

- Hệ thống hóa mang tính lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói chung, tại Ngân hàng BIDV chi nhánh

Cầu Giấy nói riêng.

- Nghiên cứu và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng cũng như các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín

dụng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy.

Đến nay, việc giải quyết các hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn đang là bài toán khó đối với các cơ quan quản lý và hệ thống ngân hàng. Qua kết quả nghiên cứu của Luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung có thể tổ chức tốt hơn công tác quản trị rủi ro tín dụng, sớm nhận diện được rủi ro tín dụng để từ đó có biện pháp xử lý hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, tăng sức

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

2. Ngô Quang Huân, Võ Thị Quý, Nguyễn Quang Thu, Trần Quang Trung (1998),

Quản trị rủi ro, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

3. IDG Vietnam (2013), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Hội thảo Triển lãm banking Việt Nam 2013, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Lương, Phạm Thị Giang Thu (2014), “Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21

tháng 01 năm 2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích

lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động

của tổ

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/TT- NHNN

ngày 21/01/2013.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo quản trị, Báo

cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quyết định số

Một phần của tài liệu 1310 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w