1.3.1.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan
Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Châu Á những năm 1997-1998, hệ thống các ngân hàng tại Thái Lan đã có những điều chỉnh và thay đổi căn bản trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là việc thực thi hệ thống quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Thái Lan là nước đang phát triển và có xuất phát điểm khá giống Việt Nam, do vậy kinh nghiệm từ các ngân hàng Thái Lan sẽ là những bài học thiết thực giúp các ngân hàng Việt Nam quản trị rủi ro hiệu quả hơn. Những thay đổi trong công tác quản trị rủi ro được các ngân hàng Thái Lan áp dụng là:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng
Trước đây, một số ngân hàng tại Thái Lan do không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay; không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay mà chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu tới 40% (năm 1997 - 1999). Từ đó, các ngân hàng đã quan tâm hơn và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng. Dựa vào việc phân tích báo cáo tài chính và các nguồn thông tin khác về khách hàng, ngân hàng tiến hành dự báo rủi ro trong tương lai và các phương án, khả năng khắc phục của doanh nghiệp...
- Phân công rõ ràng, tách bạch chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay
Trên cơ sở phân công tách bạch giữa các khâu của quy trình tín dụng, các ngân hàng tại Thái Lan đã xây dựng mô hình tổ chứ triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm. Tại ngân hàng Bangkok (Bangkok Bank) tách bộ phận cho vay thành hai bộ phan độ lập kiểm soát lẫn nhau là bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định; phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau
31
khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng tiêu dùng; áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc tín dụng, chuyển từ việc chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp sang thẩm định chặt chẽ tình hình tài chính, năng lực của khách hàng và tính khả thi của việc sử dụng vốn vay.
- Giám sát khoản vay
Công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, ngân hàng đánh giá, xếp loại khách hàng và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
Tại Trụ sở chính của các ngân hàng có 2 bộ phận: Bộ phận tác nghiệp và bộ phận tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát sự thay đổi những rủi ro của từng khoản vay và có hành động thích ứng kịp thời nhằm đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản vay được tuân thủ. Bộ phận tái xét quy định cụ thể phương pháp tái xét phải được thực thi theo quy định của NHTW Thái Lan. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng quản lý danh mục tín dụng thường xuyên cập nhật các báo cáo kinh doanh cho danh mục tín dụng, báo cáo xếp hạng tín dụng, các khoản vay có vấn đề và danh mục khoản vay cần giám sát, khoản nợ không hoạt động.
- Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng
Tủy mức vốn vay, thẩm quyền phán quyết tín dụng được phân cấp cho giám đốc chi nhánh, hoặc trình hội đồng tín dụng, hội đồng quản trị...
Ngoài những vấn đề quan trọng nói trên, các ngân hàng Thái Lan đều coi trọng việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, liên tục đào tạo theo từng loại công việc để nâng cao trình dộ, kỹ năng, tạo khả năng thực thi nhiệm vụ được phân công một cách độc lập. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn áp dụng Sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng HSBC (Hongkong and Shanghai
Banking Corporation)
HSBC là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới, hiện đang có các chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con tại hơn 88 quốc gia trên thế giới nguồn vốn theo định giá của thị trường lên tới khoảng 200 tỷ USD. Ngân hàng có các sản
32
phẩm và dịch vụ rất đa dạng cho nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt các sản phẩm tín dụng hiện vẫn đang là các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Do vậy, ngân hàng HSBC rất chú trọng việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng có nguyên tắc và chuẩn mực nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Để làm được điều này, HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc phân công rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trong việc giải quyết, giám sát rủi ro tín dụng. Các công việc cụ thể được HSBC thực hiện như sau:
- Thiết lập chính sách tín dụng: Bước đầu tiên, ngân hàng đã xác định được các quy chuẩn của mình và thiết lập nên các chính sách tín dụng, các
quy định
về hoạt động tín dụng, đưa vào cẩm nang chi tiết để phổ biến rộng rãi việc áp dụng
các chính sách, quy định này.
- Định hướng việc cấp tín dụng: Ngân hàng luôn nghiên cứu, xác định khẩu vị rủi ro ở từng mảng thị trường, từ đó đưa ra các tiêu chuẩn và các chi nhánh phải
thường xuyên cập nhật để phổ biến tới từng nhân viên tín dụng.
- Có sự kiểm soát và chính sách riêng đối với những dư nợ tín dụng lớn: Ngân hàng xác định rõ mức cấp tín dụng cao nhất đối với từng nhóm khách
hàng và
các loại tập trung tín dụng khác. So với các quy chuẩn hiện tại thì các chính sách
này được xác lập nghiêm ngặt và khắt khe hơn nhiều.
- Hướng dẫn và phổ biến cho các chi nhánh, đơn vị, nhân viên các chính sách, quy định về hoạt động tín dụng của ngân hàng
+ Các chính sách và quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng + Việc cho điểm tín dụng và dự phòng rủi ro
+ Các sản phẩm và dịch vụ mới của HSBC
+ Tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
33
dựa trên các công cụ tập hợp thông tin toàn cầu có tính lâu dài. Việc đánh giá các khoản tín dụng hiện nay được thực hiện một cách tự động hóa rất nhiều dựa trên các công cụ phân tích đánh giá mạnh và cơ sở dữ liệu dồi dào. Các đánh giá tự động này sau đó được xem xét và phê duyệt lại. Dựa trên các đánh giá này, tập đoàn sẽ đưa ra mức dự phòng thích hợp đối với từng nhóm tín dụng. Đối với những nhóm tín dụng không thể đo lường chính xác rủi ro do không có thông tin đầy đủ và chính xác thì ngân hàng áp dụng mức dự phòng rất cao. Đối với các nhóm tín dụng hoàn toàn chưa có thông tin dữ liệu phân tích hoặc có các dấu hiệu không tốt thì sẽ đánh giá cụ thể thông qua các yếu tố:
+ Tổng hạn mức tín dụng nội và ngoại bảng cung cấp cho kháchhàng + Mức độ nhạy cảm của ngành nghề mà khách hàng đang hoạtđộng và
khả
năng đối phó với những khó khăn để có thể thanh toán các khoản tín dụng + Lượng tiền thu về khi khách hàng phá sản.
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của các ngân hàng và các đối tác của khách hàng. + Khả năng bản khoản tín dụng này cho các tổ chức khác
+ Khả năng thu ngoại tệ (nếu khách hàng vay ngoại tệ)
Cùng với đó, ngân hàng cũng đưa ra các mức dự phòng khác nhau dựa trên việc thiết lập rủi ro của các quốc gia khác nhau.
- Quản lý hệ thống thông tin dữ liệu tín dụng: Ngân hàng luôn đảm bảo tập trung hóa cao nhất tất cả các thông tin tín dụng liên quan đến khách hàng và
giao dịch tín dụng. Bên cạnh việc sử dụng thông tin để đánh giá rủi ro, hệ thống
thông tin này còn hỗ trợ cho công tác cấp tín dụng tự động.
- Các đơn vị báo cáo cho lãnh đạo về các khía cạnh của toàn bộ danh mục tín dụng
+ Hạn mức rủi ro tín dụng đối với khách hàng lớn + Mức độ tập trung tín dụng theo ngành
34
+ Khoản tín dụng cho các ngành cần đặc biệt quan tâm như: bất động sản, bảo hiểm, hàng không...
+ Hạn mức tín dụng cho từng quốc gia + Nguyên nhân phát sinh nợ xấu.
Ngân hàng sẽ liên tục xem xét các báo cáo về chất lượng danh mục tín dụng để đưa ra những điều chỉnh thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả và giảm mức độ rủi ro của danh mục.
Có thể thấy HSBC thực hiện hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở xác định rõ nguyên nhân phát sinh rủi ro, đo lường chính xác nhất mức rủi ro của các khoản, hạn mức tín dụng để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh và lãi suất phù hợp. Đồng thời HSBC cũng áp dụng thành công cơ chế quản trị rủi ro tín dụng toàn cầu dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu quá khứ và có phân tích tốt. Ngoài ra, HSBC đang áp dụng các phương thức xử lý dữ liệu hiện đại và hệ thống công nghệ thông tin cao cấp. Thêm nữa, việc phổ biến rộng rãi các chính sách, quy định tín dụng giúp cho toàn hệ thống có sự tuân thủ cao độ, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Đặc biệt, việc tích cực kiểm tra nội bộ, rà soát chặt chẽ hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro tín dụng giúp cho HSBC luôn nâng cao chất lượng và trình độ quản trị rủi ro tín dụng của mình.