THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu 1310 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 69)

THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY

Ngân hàng BIDV cũng như các chi nhánh, đơn vị trực thuộc đã triển khai việc phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 (Thông tư 02) của NHNN về việc quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng một cách bài bản, quyết liệt trong toàn hệ thống.

Kết quả phân loại nợ được đánh giá là đã phản ánh tương đối chính xác chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế. Từ đó, ngân hàng có thể đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại đơn vị, đồng thời đưa ra được các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng thích hợp.

49

Bảng 2.5 - Tình hình phân loại nợ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2012 - 2014

Nhóm 3,4,5

Nợ dưới tiêu chuẩn 40.

3 1,25 7,3 0,18 12, 1 0,25 Nợ nghi ngờ 8.2 0,26 1,2 0,03 2,9 0,06 Nợ có khả năng mất vốn 17,5 0,55 4,5 0,11 9,0 0,18 Tổng dư nợ tín dụng 3.241 100 4.079 100 4.832 100 Nợ quá hạn (nhóm 2,3,4,5) 415 12,8 316 7,8 396 8,2 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 66 2,06 13 0,32 24 0,49

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014)

Từ năm 2013, Ngân hàng thực hiện việc phân loại các khoản cho vay đồng thời theo phương pháp định lượng quy định tại Điều 10 của Thông tư 02 và phương pháp định tính quy định tại Điều 11 của Thông tư 02 bằng việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối với các khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ, Ngân hàng thực hiện việc phân loại các khoản cho vay theo phương pháp định lượng dựa trên các quy định tại Điều 10 của Thông tư 02. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ

50

tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay.

Theo đó, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) là nhóm nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh. Năm 2012, nợ nhóm 1 là 2826 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,18% trong tổng dư nợ tín dụng. Năm 2013 nợ nhóm 1 tăng đến 3763 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92,26% trong tổng dư nợ tín dụng. Năm 2014, nợ nhóm 1 là 4436 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,8% trong tổng dư nợ tín dụng. Có thể thấy, nợ nhóm 1 tại chi nhánh có xu hướng tăng về mặt giá trị, chiếm tỷ trọng khá cao và ổn định trong tổng dư nợ tín dụng.

Nhóm nợ cần chú ý (nhóm 2) chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ tín dụng. Cụ thể, trong 3 năm từ 2012 đến 2014, nợ cần chú ý có tăng về mặt giá trị, từ 349 đến 372 tỷ đồng nhưng về tỷ trọng thì lại có xu hướng giảm, từ 10,76% xuống còn 7,71%.

Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nợ nhóm 1 và 2. Nhóm nợ 3,4,5 được xếp vào nợ xấu. Trong số ba nhóm nợ này, nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là nợ nhóm 5 và cuối cùng là nợ nhóm 4.

Có thể nói trên đây là những con số khá khả quan về tình hình dư nợ của chi nhánh, vừa tăng về giá trị mà vừa giảm về tỷ trọng nợ có vấn đề, bao gồm cả nợ xấu, được đánh giá là không thu hồi được. Trong giai đoạn này, nền kinh tế vẫn trong giai đoạn phục hồi và còn gặp khá nhiều khó khăn nhưng dư nợ tín dụng của chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định, chất lượng cao, kiểm soát tốt, đảm bảo nợ xấu luôn ở mức thấp.

Để đánh giá rõ hơn về tình hình rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Cầu Giấy, chúng ta xem xét hai tiêu chí là: tình hình nợ quá hạn và tình hình nợ xấu của chi nhánh. Cụ thể:

51

- Nợ quá hạn

Biểu đồ 2.2 - Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2012 - 2014

450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 NQH ---Tỷ lệ NQH 14 12 10 8 6 4 2 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014)

Nợ quá hạn tại chi nhánh ở mức khá cao. Năm 2012, nợ quá hạn của chi nhánh là 415 tỷ đồng, tỷ lệ NQH là 102,8% trong tổng dư nợ. Tới năm 2013, trong khi dư nợ tăng cao (26%) tỷ lệ NQH giảm xuống đáng kể còn 7,8%, so với năm 2012 nợ quá hạn giảm về cả số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2014, NQH lại có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối, so với tổng dư nợ, NQH chiếm 8,2%. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đến năm 2013, 2014 đã giảm đáng kể so với năm 2012 nhưng nợ quá hạn lại không duy trì mức giảm ổn định chứng tỏ công tác quản trị rủi ro của BIDV chi nhánh Cầu Giấy vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, với tỷ lệ nợ quá hạn an toàn hiện nay là dưới 5%, thì tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV chi nhánh Cầu Giấy vẫn còn cao. Điều này chứng tỏ còn tiểm ẩn rủi ro đối với các khoản nợ tại chi nhánh, vì vậy chi nhánh cần phải tăng cường quản trị rủi ro tín dụng để giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức an toàn.

52

- Nợ xấu

Biểu đồ 2.3 - Tình hình nợ xấu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2012 - 2014

70 60 50 40 30 20 10 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014)

Nợ xấu của chi nhánh năm 2012 là 66 tỷ đồng, sang năm 2013 và 2014, nợ xấu đã có mức giảm đáng kể, đạt 13 tỷ đồng (năm 2013), giảm 47 tỷ đồng so với năm 2012; và đạt 24 tỷ đồng (năm 2014), tăng 11 tỷ đồng so với năm 2013.

Thông qua đồ thị, chúng ta nhận thấy từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã giảm đáng kể. Từ mức 2,06% (năm 2012), đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức rất thấp 0,32% và năm 2012 tăng nhẹ lên mức 0,49%. Tuy năm 2014, tỷ lệ nợ xấu có mức tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức khá thấp so với quy định về an toàn nợ xấu. Nhìn vào con số tỷ lệ nợ xấu có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ở các năm đều đạt mức dưới 3%. Nguyên nhân của việc giảm tỷ lệ nợ xấu xuống khá thấp trong giai đoạn 2012 - 2014 là do trong những năm qua, BIDV chi nhánh Cầu Giấy đã thành lập Ban xử lý nợ do Giám đốc làm trưởng ban để trực tiếp điều hành công tác xử lý nợ. Ban xử lý nợ đã rà soát, phân loại toàn bộ hồ sơ nợ xấu, làm việc với từng khách hàng để định hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng khoản nợ và từng khách hàng. Ban xử lý nợ đã tổng hợp và lập

53

“Đề án xử lý nợ xấu” trong đó nêu rõ thực trạng khoản nợ và xác định hướng xử lý cũng như mục tiêu phấn đấu thu hồi nợ với từng đơn vị. Mỗi cán bộ chuyên quản lý

Một phần của tài liệu 1310 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w