Kiến nghị với Ngânhàng nhà nước

Một phần của tài liệu 1337 rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh tân mai hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

NHNN Việt Nam là cơ quan có vai trò quản lý điều hành toàn bộ hệ thống ngân hàng, bên cạnh đó nó còn có vai trò tham mưu, tư vấn cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Do vậy, trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, NHNN cũng có vai trò quan trọng, giúp đỡ và định hướng cho các ngân hàng thương mại.

3.3.2.1. Nâng cao vai trò hướng dân, điều hành.

Đầu tiên, NHNN nên thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan liên quan đến tín dụng để các ngân hàng lấy đó làm cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách cho vay của mình sao cho phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng mình, vừa hạn chế được rủi ro.

Hai là, cần hoàn thiện các chính sách cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng, quy định chặt chẽ về trách nhiệm về việc tuân thủ quy chế cấp vốn hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp gây khó khăn cho các ngân hàng.

công cụ bảo hiểm như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác.

Bốn là, theo dõi, nghiên cứu, học hỏi cách thức điều hành chính sách, hệ thống luật ngân hàng của các ngân hàng trên thế giới để tiếp thu tinh hoa, áp dụng linh hoạt, hiệu quả ở Việt Nam.

3.3.2.2. Hô trợ các ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ.

NHNN thường xuyên kiểm tra tình hình của các ngân hàng thương mại để có thể giúp các ngân hàng xử lý các tài sản dùng cho đảm bảo khoản vay cho khoản vay, các khoản nợ bằng các đề nghị với các ngành liên quan thực hiện một số biện pháp sau:

Đề nghị các cơ quan nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp pháp hóa các tài sản dùng cho đảm bảo khoản vay, tài sản xiết nợ,...

Đề nghị các cơ quan công an, tòa án,... tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án.

NHNN nên ban hành những nghị định hướng dẫn thủ tục về xử lý tài sản thế chấp, xúc tiến thành lập các công ty mua bán nợ,...

3.3.2.3. Nâng cao chất lượng của CIC.

Việc hoàn thiện hoạt động của CIC chẳng hạn như: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của chủ thể đi vay tại các tổ chức tín dụng. Những vấn đề đặt ra cho CIC bao gồm:

CIC phải thường xuyên phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá từng nhóm nợ có liên quan.

Bên cạnh việc hoàn thiện CIC. NHNN cần có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các ngân hàng hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho CIC. Nên thanh tra kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời và có chế tài với những trường hợp vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.

3.3.2.4. Bắt buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế.

83

phản ánh đúng chất lượng tín dụng và tình hình hoạt động so với thực tế. So quốc tế, tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 5%/tổng dư nợ thì vẫn được coi là an toàn. Thực tế hiện nay việc phân loại vẫn đúng theo quy định của ngân hàng nhà nước. Vì vậy cần bắt buộc các NHTM sử dụng các phương thức quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế trong đó có hạch toán và phân loại nợ.

3.3.2.5. Xếp loại các ngân hàng thương mại về công tác quản trị rủi ro.

Việc xếp loại về công tác quản trị rủi ro như dựa vào chỉ số CAMELS được nhiều ngân hàng trung ương các nước áp dụng để đánh giá các ngân hàng. Và công bố thông tin xếp loại này sẽ làm các ngân hàng phải tuân thủ các quy định của NHNN, Chính phủ. Việc các ngân hàng dành nhiều danh hiệu thi đua như ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất, ngân hàng an toàn, ... có ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng không ngừng cải cách, hoàn thiện. Mặt khác, các ngân hàng không đạt chuẩn như chỉ số CAMELS ở mức cao thì độ rủi ro càng lớn, thì NHNN sẽ thanh tra thường xuyên ngân hàng này.

3.3.2.6. Xử lý nghiêm các ngân hàng thương mại không thực hiện đúng quy định.

Thời gian vừa qua, NHNN đã ban hành ra các Thông tư, chỉ thị nhưng các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa hoàn toàn nghiêm túc thực hiện các quy định đó, khiến cho tình hình mục đích ban hành ra không đạt được hiệu quả. Ví dụ như: quy định phải có vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng vào 31/12/2010 nhưng nhiều ngân hàng đã không thực hiện đúng theo lộ trình, khiến NHNN phải gia hạn thêm, như vậy đã thể hiện sự yếu kém về xử lý vi phạm. Cho nên phải có chế tài xử lý ngay từ đầu để răn đe ép các ngân hàng thương mại và thực hiện nghiêm khi xử lý.

3.3.2.7. Ngăn chặn sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đứng trên đôi chân của mình. Điều này một mặt đem lại tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động của các ngân hàng, nhưng mặt khác dẫn đến một số hoạt động không minh bạch các ngân hàng nhằm tranh giành khách hàng, ví dụ như là tăng dư nợ, hưởng ưu đãi về lãi suất, giảm bớt các yêu cầu khi vay vốn,. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tăng rủi ro tín dụng. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện sớm nhất, ngăn chặn những vi phạm tiêu cực, rồi đưa ra các biện pháp xử lý, đảm bảo an toàn

cho cả hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1337 rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh tân mai hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w