Nhóm giải pháp sau khi cấp tín dụng

Một phần của tài liệu 1337 rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh tân mai hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 91)

3.2.4.1. Thu hồi và xử lý các khoản nợ có vấn đề một cách triệt để.

Qua thực trạng tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tại Ngân hàng MB - Chi nhánh Tân Mai rất lớn, cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là do chi nhánh chưa hoàn thiện tốt các vấn đề liên quan đến quản lý và thu hồi nợ. Vì vậy để giảm thiểu các khoản nợ xấu phát sinh, Ngân hàng MB - Chi nhánh Tân Mai phải quan tâm đến một số vấn đề sau:

Chi nhánh Tân Mai cần xây dựng bộ phận tách biệt phụ trách công việc xử lý và thu hồi các khoản nợ có vấn đề.

Phân rõ nhiệm vụ đòi nợ tách biệt với chức năng cấp vốn giảm thiểu sự căng thẳng về quyền và lợi ích có thể xảy ra giữa các cán bộ cho vay của chi nhánh.

Tận dụng các khả năng có thể có để thu hồi khoản gốc cho vay trong trường hợp chủ thể vay vốn không còn khả năng trả lãi.

Khi nghi ngờ khách hàng không có khả năng trả nợ thì phải xây dựng kế hoạch đưa ra một số lựa chọn cho khách hàng liên quan đến chi phí và doanh thu trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đồng thời tập trung thu thập được những nguồn lực hiện có nhằm thu hồi khoản vay có vấn đề. Tránh tình trạng khách hàng phá sản không thu hồi được gốc.

Cán bộ thu hồi khoản cho vay cần phải biết các thủ tục pháp lý trong trường hợp phải đưa ra tòa nếu có liên quan đến vay vốn như phát mại tài sản, kiện cáo, thanh lý tài sản dùng cho đảm bảo khoản vay.

3.2.4.2. Các giải pháp thu hồi vốn từ nợ xấu.

Thứ nhất, Ngân hàng MB- Chi nhánh Tân Mai có thể tự mình tổ chức quản lý hoặc chuyển các khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để thu hồi nợ thông qua việc xử lý các khoản nợ nhu khai thác, thanh lý...

Thứ hai, sử dụng phuơng pháp thu nợ có chiết khấu (giảm gốc+lãi). Đây là cách thu hồi bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể đi vay nhằm thúc đẩy quá trình thu hồi nợ về gốc, lãi, thời gian một cách nhanh chóng. Đây là giải pháp mà nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ áp dụng để xử lý nợ xấu trong cuộc khủng hoảng năm 2008.

Thứ ba, sử dụng phuơng án xử lý nợ xấu nhanh nhất là bán nợ cho các công ty chuyên thu hồi nợ, để họ thay ngân hàng tự lên kế hoạch tự thu nợ giúp.

Thứ tư, thực hiện mua - bán nợ gắn với tái cấu trúc cơ sở kinh doanh, ngân hàng khi đó đuợc coi là một nhà đầu tu cho các cơ sở đó và ngân hàng sẽ xây dựng các tiêu chí để kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh nhằm giúp các cơ sở kinh doanh tốt trở lại. Tuy nhiên điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải đuợc đặt lên hàng đầu, mọi phuơng án kinh doanh mua - bán nợ gắn với tái cấu trúc các cơ sở kinh doanh phải đuợc nghiên cứu kỹ để đảm bảo đạt đuợc hiệu quả cao nhất, tránh truờng hợp sau khi tái cấu trúc lại thì vẫn xảy tình trạng thu lỗ.

Một phần của tài liệu 1337 rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh tân mai hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w