Dựa vào kinh nghiệm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV và Viettinbank đã trình bày ở trên. Ngân hàng MB-Chi nhánh Tân Mai cần luu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao chất luợng thẩm định tín dụng cho từng nhóm dự án, đánh giá mức rủi ro theo từng thang bậc xếp loại đã đuợc quy chuẩn. Cần xây dựng cho mình một quy trình xét tín dụng riêng phù hợp với các chủ thể sử dụng vốn, trên cơ sở tham khảo của các ngân hàng top 4.
Thứ hai, đua vào sử dụng các chuẩn mực quốc tế để xem xét các giai đoạn có trong quy trình tín dụng, tuân thủ theo các quy định của NHNN về thứ tự giải quyết các giai đoạn của quy trình tín dụng, áp dụng giống nhu của BIDV khi xây dựng các phòng tuyến cụ thể theo chiều dọc kết hợp với chiều ngang.
Thứ ba, xác định đúng giá trị thật của tài sản đảm bảo cho khoản vay nên sử dụng cách của Viettinbank trong việc điều tiết tăng thêm tài sản đảm
31
bảo khi tài sản thế chấp không đủ đủ thế chấp cho khoản vay theo sự biến động của thị trường.
Thứ tư, thiết lập, đưa ra các khung chính sách và các phương thức để nhận dạng, đo lường, kiểm soát và hạn chế RRTD. Đối với các biện pháp này cần chỉ rõ RRTD trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng ở từng khoản tín dụng và từng cấp độ quản lý danh mục nên áp dụng hệ thống tính tài sản có rủi ro (RWA) như BIDV đang áp dụng.
Thứ năm, đưa ra các chiến lược quản lí như: kiểm tra thường xuyên các khoản vay bằng cách giám sát định kỳ thông tin về người vay vốn, rà soát, thống kê tình trạng nợ thường xuyên, hàng tháng, quý phải phân loại, biết thực trạng các khoản nợ, khoản mục tín dụng của ngân hàng và đưa ra cách xử lý kịp thời các tình huống rủi ro có thể diễn ra.
Thứ sáu, đưa nhiều gói sản phẩm ra thị trường nhằm phân tán rủi ro giống như Viettinbank đang triển khai tăng lợi nhuận giảm áp lực về rủi ro theo ngành nghề,..
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực gặp nhiều rủi ro. Quản trị rủi ro tín dụng là lĩnh vực mà ngân hàng rất quan tâm. Ở chuơng 1 này, luận văn đã nêu lên những nội dung lý luận cơ bản về các hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. Dựa trên những nội dung đó Luận văn cũng đã đề cập đến những chỉ tiêu đo luờng đánh giá cũng nhu các dấu hiệu nhận biết và hậu quả và kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro tín dụng của một số ngân hàng tại Việt Nam. Do đó có thể thấy đuợc tầm ảnh huởng của việc nghiên cứu để có những phuơng pháp nhằm hạn chế rủi ro và ảnh huởng đến khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên đó chỉ là xét về mặt lý luận, còn việc áp dụng trong thực tiễn các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở mỗi ngân hàng là không giống nhau. Vì mỗi ngân hàng có sự nhìn nhận về vấn đề rủi ro tín dụng khác nhau, và cách thức áp dụng các biện pháp hạn chế cụ thể cũng khác nhau. Song để đi đúng huớng và có các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng thì về cơ bản vẫn phải dựa trên những tiền đề cơ bản chung, mang tính định huớng đó.
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI