3.2.3.1. Thường xuyên kiểm soát việc theo dõi sau khi cấp tín dụng.
Giao trách nhiệm chi tiết cụ thể cho cán bộ, nhân viên về việc giám sát sau khi cấp vốn cho vay, bao gồm: kiểm tra vốn vay sử dụng có đúng mục đích khi vay vốn không? định kỳ xem xét các thông tin liên quan đến chủ thể đi vay và tình trạng của TSĐB. Các buớc kiểm tra và kết quả phải đuợc ghi nhận vào biên bản, trong đó nêu rõ:
o Việc vốn vay đuợc dùng có đúng mục đích? Các nguyên nhân nếu không đúng mục đích.
o Đối chiếu tình hình thực tế của dự án so với dự án đuợc trình bày trong hồ sơ vay vốn.
o Khi có những biến động trong hoạt động kinh doanh, cách quản lý, sổ sách kế toán, doanh thu... của chủ thể đi vay (là doanh nghiệp ) hoặc sự thay đổi về tình trạng hôn nhân trong gia đình và nguồn thu nhập (là cá nhân). Đánh giá sự tác động của các nhân tố này đến khả năng trả nợ.
o Thay đổi làm ảnh huởng đến chi phí đầu vào, liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, sự thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật tại thời gian tiến hành kiểm tra.
o Tình hình thay đổi doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh tế của chủ thể vay vốn.
o Thái độ của chủ thể vay vốn về thời hạn thanh toán trả nợ khi có biến động xảy ra.
o Các thông tin khác (nếu có).
o Nhận xét của cán bộ, nhân viên về việc sử dụng vốn và tình hình của chủ thể đi vay.
Nếu có thay đổi từ chủ thể sử dụng vốn: Tác động đến việc trả nợ của khoản vay, nhân viên phải báo cáo ngay cho Ban lãnh đạo để có huớng giải quyết nhanh chóng.
Sử dụng cách giám sát từ xa: Yêu cầu chủ thể sử dụng các giao dịch về tiền tệ tại chi nhánh Tân Mai để dựa vào đó có thể theo dõi tình hình kinh doanh của chủ thể vay vốn.
3.2.3.2. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các khoản vay nghi ngờ sau khi cấp tín dụng.
Vào cuối mỗi tháng, từng cán bộ, nhân viên phải báo cáo về thông tin liên quan đến nguời đi vay vốn về tình trạng TSĐB, các hoạt động diễn ra của từng nguời đi vay do mình phụ trách cho Truởng phòng kinh doanh. Trong truờng hợp có dấu hiệu rủi ro cấp thẩm quyền phải trao đổi với cán bộ, nhân viên phụ trách và trực tiếp gặp nguời đi vay kiểm chúng. Đồng thời nguời truởng bộ phận tín dụng của chi nhánh phải quan tâm giám sát liên tục các danh mục cấp vốn, nắm rõ các chủ thể vay chủ yếu và kiểm tra công việc của cán bộ, nhân viên thuộc cấp.
Định kỳ 4 lần/năm, đánh giá lại chất luợng hoạt động tín dụng của từng nhóm cho vay trong chi nhánh.
3.2.3.3. Từng bước nâng cao công tác kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng MB - Chi nhánh Tân Mai.
Công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng để hạn chế rủi ro trong hoạt động của chi nhánh, trong đó có rủi ro tín dụng. Dựa vào kiểm soát nội bộ có thể phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cấp vốn. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ, nhân viên gây ra. Vì vậy để công tác kiểm soát nội bộ tốt ngân hàng luu tâm tới những giải pháp sau:
Một là, đua các nhân viên có nghiệp vụ tín dụng giỏi để tăng thêm nhân sự giỏi cho phòng quản lý tín dụng để kiểm tra công tác giám sát cho vay vốn.
Hai là, cần chú ý là phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ quản lý tín dụng của chi nhánh phải thực hiện đúng công việc không tu lợi cho cá nhân.
Ba là, cần phân rõ từng phần công việc cho cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thuởng phạt để tạo sự ganh đua hiệu quả công việc trong hoạt động kiểm soát.
77
Bốn là, hệ thống kiểm soát nội bộ phải thường xuyên kiểm tra đánh giá lại công việc của mình vì qua đó có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.
Bên cạnh đó, bộ phận này vẫn chịu trực tiếp chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh vì vậy nó sẽ không hoạt động hiệu quả khi bị chi phối trực tiếp các quyết định của Giám đốc vì vậy chi nhánh Tân Mai nên tách hoạt động của bộ phận này ra khỏi sự quản lý của Giám đốc chi nhánh và trao thêm thẩm quyền cho bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng này.