1.2.5.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ' X 100%
Tông dư nợ
Nợ quá hạn là những khoản vay vốn mà thời gian hoàn trả không đúng hạn đã quy uớc ban đầu, những khoản nợ này đều không thỏa mãn các điều kiện để đuợc gia hạn thêm thời gian trả nợ. Nợ quá hạn cuối kỳ đuợc xác định theo phân loại nợ do Ngân hàng Nhà nuớc qui định, ngoại trừ các khoản nợ khoanh theo quyết định của Chính phủ và nợ tồn đọng cũ đuợc xử lý theo: “Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 6/5/2001 của Thủ tuớng Chính phủ”.
NHNN đã đua ra mức thống nhất làm khung chuẩn về phân loại nợ, dựa vào đó tất cả các ngân hàng thuơng mại đang hoạt động tại Việt Nam lấy cơ sở để đánh giá các khoản nợ cho ngân hàng của mình.
Nhóm III : Nhóm nợ dưới
tiêu chuẩn.
Áp dụng với các khoản nợ quá hạn từ 91-180 ngày so với trả đúng kì hạn. + Với các khoản nợ được gia hạn thêm thời hạn
+ Các khoản nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do không đủ điều kiện tài chính trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng ban đầu khi kí kết.
Đối với loại này thì ngân hàng không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Nhóm IV: Nhóm nợ liệt vào nghi ngờ khả năng thu hồi vốn.
Áp dụng với các khoản nợ quá hạn từ 181-360 ngày so với kì hạn ban đầu khi kí kết.
+Các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu khi đã quá hạn 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lãi lần đầu.
+Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai. Đối với nhóm nợ IV thì ngân hàng có khả năng tổn thất cao. Mất vốn và lãi Nhóm V: Nhóm nợ có khả năng gây mất vốn cho ngân hàng.
Các khoản nợ quá hạn từ >360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu Các khoản nợ cơ cấu lại lần hai, ba.
Đối với nhóm nợ này thì ngân hàng không có
Tóm lại, theo quy định hiện hành của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các ngân hàng phải (< 5%). Khi tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ của ngân hàng thì mức độ RRTD của ngân hàng đó càng cao. Căn cứ vào tỷ lệ này có thể biết tại thời điểm khảo sát thì có bao nhiêu % nợ quá hạn trong tổng
21
dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng đối với người vay. Từ đó cho ta một góc nhìn về hiệu quả của quy trình đánh giá, kiểm soát hoạt động tín dụng từ giá trị cho vay, giải ngân đến thu hồi nợ vay trong kỳ.
1.2.5.2. Tỷ lệ nợ xấu
Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ---—;—--- YIOOO/
Tổng dư nợ X
100%0
“Nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế là những khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày trở lên và/hoặc có bằng chứng cho thấy khoản nợ không có khả năng hoàn trả trong tương lai (như tài sản đảm bảo có khả năng không còn đủ đảm bảo trang trải nợ gốc và lãi...)”. Cần chú ý rằng, nợ xấu bao gồm: “ Nợ quá hạn và các khoản nợ chưa quá hạn nhưng vẫn bị xếp vào nợ xấu”. Khi ngân hàng dựa vào các căn cứ đủ để cho rằng khả năng trả nợ của chủ thể vay bị giảm sút. “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ III, IV và V ”. Dư nợ xấu càng cao thì rủi ro càng lớn, ngân hàng không những phải bỏ chi phí cho việc kiểm soát khoản vay mà còn phải chuẩn bị các cơ sở pháp lý cho việc xử lý khoản vay nếu cần. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%.
1.2.5.3. Tỷ lệ mất vốn
„ „ Dư nợ nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ mất vốn = __________________________________
Tổng dư nợ X 100%
Dư nợ mất vốn chỉ gồm các khoản nợ nhóm V. Khi tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro và tổn thất của ngân hàng càng tăng.
1.2.5.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng.
Dự phòng được trích lập
Tỷ lệ trích lập dự phòng = __________________ ___________________ _________
Tổng dư nợ X 100%
Hiện nay việc trích lập dự phòng của hầu hết các ngân hàng được thực hiện theo:
“Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam. Cụ thể các khoản nợ có thời hạn quá hạn càng cao thì tỷ lệ trích lập càng lớn. Cụ thể
nhóm I là: 0%, nhóm II là: 5%, nhóm III là: 20%, nhóm IV là: 50% và nhóm V là: 100% ”.
Cụ thể chi tiết số tiền dự phòng tạm thời được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A-C) } x r
Trong đó: R= Số tiền dự phòng tạm thời cụ thể phải trích. A: Giá trị của khoản nợ.
C: Giá trị của tài sản đảm bảo. r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung: “Tổ chức tín dụng thực hiện quá trình trích lập và phải duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm I đến nhóm IV”.
1.2.5.5. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro.
*Hệ số khả năng bù đắp nợ mất vốn:
Hệ số khả năng bù đắp nợ Dự phòng được trích lập
mất vốn Dư nợ mât vốn
Hệ số này cho biết việc trích lập dự phòng đã làm có đủ để bù đắp nợ mất vốn (nợ nhóm V) của ngân hàng hay không. Hệ số này rất quan trọng vì nếu dự phòng thiếu, sẽ không bù đắp nợ mất vốn thì sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vốn. Điều này rất nguy hiểm đối với ngân hàng nói, thậm chí trường hợp xấu nhất của việc thiếu hụt và mất vốn không bù đắp được sẽ dẫn đến phá sản.
*Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng:
Dự phòng được trích lập Hệ số khả năng bù đắp = '
Nợ xấu
Hệ số này cho biết tình hình bù đắp vốn của ngân hàng đối với nợ xấu. Hệ số này (>1), chứng tỏ trích lập dự phòng là đầy đủ hay nói cách khác nguồn vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn trước những rủi ro xảy ra.
1.2.5.6. Mức độ tập trung tín dụng.
23
vốn theo các tiêu chí như: đối tượng, chủ thể đi vay vốn, từng ngành kinh doanh, kì hạn vay, khu vực địa lý... qua đó giúp nhận diện cơ cấu tín dụng và định hướng các rủi ro có thể gặp phải trong từng trường hợp. Mức độ tập trung này của mỗi ngân hàng lệ thuộc vào chính sách, phương hướng hoạt động trong mỗi thời kỳ.
a. Mức độ theo ngành nghề kinh doanh.
Đây là mức độ cấp tín dụng cho các ngành nghề kinh doanh như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, bất động sản, dịch vụ, .Mức độ này lệ thuộc vào các nhân tố: chính sách tín dụng, kế hoạch phát triển của ngân hàng trong từng thời kỳ, trạng thái của nền kinh tế và xu hướng chung của Nhà nước muốn hướng đến mà mỗi ngành kinh tế sẽ định hướng phát triển khác nhau theo chiều hướng phát huy mở rộng hay hạn chế. Khi đó việc quá chuyên tâm vào một loại hình kinh doanh sẽ đồng nghĩa với việc mức rủi ro có thể gặp phải là rất lớn vì rủi ro gặp phải sẽ gắn với rủi ro của ngành đó. Do đó yêu cầu các ngân hàng cần nghiên cứu để nắm bắt xu hướng phát triển của từng ngành nghề kinh doanh để lên các kế hoạch cho việc định hướng tín dụng an toàn.
b. Mức độ tín dụng theo loại tiền.
Mức độ theo loại tiền là mức độ cấp tín dụng bằng VND hay bằng ngoại tệ của ngân hàng thương mại. Điều này cũng tác động đến hoạt động ngân hàng khi có thay đổi diễn biến phức tạp về chênh lệch tỷ giá.
c. Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng ngắn hạn
ngắn hạn Tổng dư nợ
Dư nợ tín dụng dài hạn Tỷ trọng dư nợ tín dụng dài hạn = __________ '_______________
Tổng dư nợ
Mức độ theo thời hạn là tỷ trọng giữa dư nợ tín dụng phân loại theo thời gian của các khoản vay: Bao gồm: “Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong khoản mục đầu tư tín dụng” của ngân hàng. Mức độ tập trung càng lớn thì tiềm ẩn khả năng rủi ro mang lại càng cao.
d. Mức độ tập trung tín dụng theo chủ thể vay vốn.
Đối tượng vay vốn được xem xét ở đây bao gồm: Mức dư nợ tín dụng với một người, với một nhóm.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng với một chủ thể
với một chủ thể Tổng dư nợ
Tỷ trọng dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng với một nhóm chủ thể
với một nhóm chủ thể Tổng dư nợ
Nếu tập trung mức dư nợ tín dụng vào một hoặc một nhóm chủ thể vay vốn quá nhiều thì rủi ro cũng sẽ tập trung vào đó. Điều này rất nguy hiểm vì khi gặp rủi ro thì tổn thất xảy ra cho ngân hàng là vô cùng nặng nề và khó khắc phục. Nên tốt hơn hết là phải tôn trọng nguyên tắc phân bổ rủi ro, không nên quá tập trung quá nhiều vốn tín dụng để cấp cho một hoặc một nhóm khách hàng.