Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1337 rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh tân mai hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

1.2.6.1. Đối với khách hàng.

a. Đối với người gửi tiền.

Khi khách hàng vay vốn không hoàn trả lại được khoản cấp vốn và khoản lãi cho ngân hàng thì khi đó ngân hàng đang gặp phải rủi ro của những khoản cho vay. Nguồn vốn để ngân hàng cho cấp tín dụng các chủ thể vay vốn lại chính là nguồn huy động của những người gửi tiền. Ngoài ra, khi rủi ro xảy ra sẽ tác động đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng dẫn đến khách hàng kéo đến rút các tài sản gửi tại ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp ngay tức thì sẽ làm ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải đối mặt với rủi ro là họ không thể thu hồi lại những tài sản đã gửi tại ngân hàng.

b. Đối với người vay tiền.

Khi mức rủi ro cao sẽ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng, khi đó nguồn vốn huy động từ người gửi tới ngân hàng ít đi và ngân hàng phải trả một lãi suất huy động cao, có thể kèm theo một số chính sách hậu đãi với người gửi đồng thời ngân hàng sẽ áp dụng chính sách thận trọng hơn khi cấp tín dụng

25

để tránh rủi ro. Cụ thể, ngân hàng sẽ hạn chế cấp tín dụng với một số khách hàng, lĩnh vực đầu tư, áp dụng các điều khoản cấp chặt chẽ hơn, lãi suất cấp cao hơn để bù đắp chi phí lãi cộng với các chi phí khác phát sinh từ các khoản tiền gửi. Vì nguyên nhân đó, người đi vay sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận quy trình vay vốn và phải vay với lãi suất cao hơn và sẽ tác động đến chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp.

c. Đối với khách hàng gây ra nợ xấu, nợ quá hạn cho ngân hàng.

Trong trường hợp khách hàng gây ra nợ xấu, nợ quá hạn đó ngân hàng sẽ chuyển chongười đi vay một mức lãi suất phạt cao hơn so với lãi suất ban đầu, và khả năng để khách hàng tìm các nguồn tài trợ về vốn khác rất khó hơn nhiều.

1.2.6.2. Đối với ngân hàng.

Thứ nhất, làm tăng chi phí của ngân hàng:

Bởi vì rủi ro tín dụng có quan hệ đối ngược với chất lượng tín dụng. Cho nên chất lượng tín dụng càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Đối với các ngân hàng hiện nay hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao (>65%) nên hiệu quả hoạt động tín dụng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và có ý nghĩa đặc biệt đối với các ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra thì sẽ không thu được các khoản nợ trong khi vẫn phải thanh toán lãi huy động vốn. Đồng thời các chi phí khác tiếp tục phát sinh có tính chất cộng dồn tăng lên như chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí khác có liên quan dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ. Từ đó làm giảm khả năng mở rộng thị phần và tăng trưởng hoạt động tín dụng, ảnh hưởng và làm giảm doanh thu của ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng kiểm soát được, thì sẽ đảm bảo cho toàn bộ chi phí và còn có thể được dùng để mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, tác động đến khả năng chi trả cho các khoản vay của ngân hàng:

Khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng vẫn phải thanh toán lãi vốn huy động, trong khi việc bù đắp thiếu hụt từ nguồn vốn vay khác là rất khó khăn và chi phí cao. Kết quả là các kế hoạch kinh doanh bị phá vỡ và ngân hàng rơi vào trạng thái thiếu hụt thanh khoản.

Thứ ba, làm suy giảm đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên hệ thống các ngân hàng:

Khi nó xảy ra, nợ quá hạn tăng lên điều đó sẽ làm chậm quá trình tuần hoàn và chu trình luân chuyển vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh huởng đến doanh thu, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tất cả những biểu hiện đó đều chứng tỏ năng lực kinh doanh của ngân hàng không tốt. Và khi ngân hàng nào đó có độ rủi ro cao sẽ làm mất sự tin tuởng của dân cu, hậu quả là giảm khả năng huy động vốn và giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác.

Thứ tư, có thể làm cho ngân hàng bị phá sản:

Nếu mức độ rủi ro ngày càng cao thì ngân hàng mất khả năng kiểm soát tình hình hoạt động của mình và điều khó tránh khỏi là sự sụp đổ của một ngân hàng.

1.2.6.3. Tác động đối với nền kinh tế.

Là một trong những nguyên nhân gây nên những bất ổn đối với hệ thống tài chính của một quốc gia:

Chính sự ràng buộc tất yếu và ngày càng chặt chẽ giữa các trung gian tài chính trong hệ thống tài chính là yếu tố có thể làm cho hậu quả càng trầm trọng hơn. Do sự ràng buộc chặt chẽ này, nó có thể châm ngòi cho hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền khiến hệ thống trung gian tài chính bị khủng hoảng trầm trọng mà một số truờng hợp điển hình là khủng hoảng đã xảy ra ở một số nuớc Đông Nam Á, Châu Phi, ...

Có thể gây ra những tác động xấu tói mọi thành phần dân cư trong xã hội.

Đuợc biểu hiện là sự giảm sự tin tuởng của mọi nguời vào sự bền vững và lành mạnh của hệ thống tài chính, điều phối và kết hợp hài hòa của các chính sach tài chính tiền tệ của mà Chính phủ đua ra để phát triển kinh tế.

Vì vậy, việc phòng ngừa, hạn chế và quản lý rủi ro tín dụng không chỉ là nhiệm vụ của các ngân hàng mà còn là của tất cả các chủ thể có liên quan.

27

1.3. KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍNDỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC

Một phần của tài liệu 1337 rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh tân mai hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w