Kiến nghị với Ngânhàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu 1337 rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh tân mai hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 101)

Ngân hàng TMCP Quân Đội cần thường xuyên thông tin cho Chi nhánh về dự báo diễn biến của thị trường, đặc biệt ở thời điểm nền kinh tế thay đổi không như dự báo sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, Do vậy Chi nhánh cần tích cực thay đổi công cụ lãi suất kịp thời sao cho phù hợp với thay đổi trên.

Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo phát triển nghiệp vụ trên toàn hệ thống để cán bộ, nhân viên cũng như các lãnh đạo kinh doanh có thể trao đổi, đúc rút những bài học cho bản thân hoặc đề xuất ý kiến, phản ánh những vướng mắc trong thực tế, nhất là đối với các biện pháp hạn chế rủi ro như công cụ phái sinh hay mua bán nợ vì những cách này còn mới nên chưa nhiều kinh nghiệm thực tế.

Tăng cường công tác tuyển dụng nhân tài diễn khắp cả nước để có thể lựa chọn ra những người đủ trình độ, kiến thức và khả năng phù hợp với yêu cầu về mặt nhân sự tín dụng của Ngân hàng đề ra.

Chi nhánh Tân Mai cần xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro riêng cho mình để cán bộ, nhân viên có thể thu thập thông tin về khách hàng một cách đầy đủ nhất. Tránh trường hợp đưa ra quyết định sai lầm do thông tin sai lệch, chưa đầy đủ.

Ngân hàng MB - Chi nhánh Tân Mai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng, đây là xu hướng mà các ngân hàng Việt Nam hướng tới. Ví dụ như Basel II, III được các ngân hàng trên thế giới áp dụng trong quản trị rủi ro, xây dựng trên các nền tảng các nguyên tắc, cách thức đo lường hiện đại, các quy định sát thực với thực tế biến động nền kinh tế đã tạo ra hiệu quả trong công tác quản trị.

Ban hành đồng bộ và đầy đủ các chính sách, quy trình, thẩm định cho vay, phân cấp thẩm quyền phê duyệt khoản vay, quản lý nợ và xử lý nợ xấu.

Xây dựng môi trường làm việc rõ ràng, minh bạch và lành mạnh, hiệu quả tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, không can thiệp quá sâu vào công việc của từng Chi nhánh nhằm tạo sự tự chủ trong kinh doanh, phát huy được hết sức sáng tạo của nhân viên.

85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •

Trên đây là một số giải pháp góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội- Chi nhánh Tân Mai được đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận chương 1 và đánh giá các thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh Tân Mai tại chương 2. Để những giải pháp này có thể phát huy tác dụng trong thực tiễn đòi hỏi phải có sự quan tâm của Ban Giám đốc Chi nhánh, sự phối hợp của Chi nhánh Tân Mai cùng các cơ quan ban ngành có liên quan.

KẾT LUẬN

Rủi Ro Tín Dụng gây cản trở lớn cho hoạt động của ngân hàng, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ cao có thể sẽ dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng. Chính vì thế công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng. Hiệu quả của công tác này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác của ngân hàng. Các NHTM chỉ có thể hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận được chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Bên cạnh đó, trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ sống còn của các NHTM. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị NHTM phải tích cực, chủ động trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD. Đây là vấn đề phức tạp, muốn thành công đòi hỏi sự nỗ lực của ngân hàng và sự quan tâm hợp tác của các cơ quan hữu quan.

Bài luận văn: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Tân Mai, Hoàng Mai ” được viết với mong muốn một phần nào đó giúp Chi nhánh Tân Mai tìm thêm được những biện pháp mới để góp phần giảm thiểu RRTD tại Chi nhánh và đã đạt được một số điểm cơ bản sau:

Nêu lên được những vấn đề cơ bản về RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Trình bày sơ bộ về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn từ năm 2016-2018. Nêu lên được thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, đưa ra những phân tích cụ thể về tình hình RRTD và công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD - những thành tích, tồn tại tại Chi nhánh trong giai đoạn 2016 - 2018.

Đưa ra một số giải pháp góp phần phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Chi nhánh cũng như những điều kiện thực hiện với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Quân Đội để tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh thực hiện các giải pháp đó.

Và em xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô giáo - PGS Phạm Thị Hoàng Anh cùng các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học, trường Học viện Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Luận văn này.

87

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu nghiên cứu, xong đây là một vấn đề phức tạp, số liệu thông tin dùng cho phân tích mang tính thời điểm và kinh nghiệm còn thiếu sót. Em rất mong nhận đuợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài viết đuợc hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . GS. TS Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình Quản trị ngân hàng, Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, 2005.

[2] . PGS. TS Tô Ngọc Hung: Giáo trình Ngân hàng thuơng mại, NXB Thống kê, 2014.

[3] . Thông tu số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013, Thông tu số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nuớc quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài.

[4] . Quyết định số 22/VBHN-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

[5] . Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Tân Mai giai đoạn 2016-2018.

[6] . Báo cáo tổng kết năm của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Tân Mai giai đoạn 2016-2018.

[7] . Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Tân Mai giai đoạn 2016-2018.

[8] . Giáo trình Quản trị Ngân hàng thuơng mại - Peter Rose.

[9] . Giáo trình Tiền tệ ngân hàng và thị truờng tài chính - Frederic Mishkin.

[10] . Website: www. mbbank. com. vn. [11] . Website: www. sbv. gov. vn

[12] . Bức tranh toàn diện về việc xử lý nợ xấu ngân hàng. Website: Cafef. vn.

[13] . Luận văn thạc sỹ: “Những thách thức của các Ngân Hàng Thuơng mại Việt Nam khi áp dụng tiêu chuẩn về Vốn theo Basel II”. TS. Nguyễn Hồng Nga.

[14] . Luận văn thạc sĩ : “Hạn chế rủi ro tín dụng tại SEA bank chi nhánh Láng Hạ” của tác giả Nguyễn Thái Uyên.

[15] . Đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Ngọc Hoa: “Thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long” .

[16] . Đề tài thạc sỹ: “Nâng cao rủi ro tín dụng tại ngân hàng thuơng mại cổ phần xuất nhập khẩu-chi nhánh Ba Đình” (2017) của tác giả Nguyễn Minh Tuấn.

[15]. Luận án Tiến Sỹ: “Xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thuơng Việt Nam” của Đào Mạnh Hùng (2013).

Một phần của tài liệu 1337 rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh tân mai hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w