Giai đoạn 2013-2015, điều kiện thị trường còn nhiều khó khăn, VPBank vẫn đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh doanh tham vọng theo đúng định hướng chiến lược và tuân thủ các chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Kết quả kinh doanh đạt được rất khả quan, thể hiện ở việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh đề ra và tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng cao so với năm trước.
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Trong những năm gần đây, mặc dù thị trường tiền tệ cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM. Đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Các ngân hàng phải đa dạng hóa rất nhiều hình thức huy động vốn với mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, với sự tin tưởng của khách hàng, sự nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng, lượng vốn huy động được trong giai đoạn 2013-2015 liên tục tăng mạnh.
Chỉ tiêu Tỷ đồng2013 % Tỷ đồng2014 % Tỷ đồng2015 % Ngắn hạn 24.57 5 % 46,83 4 24.91 % 31,79 8 32.49 % 27,82 Trung hạn 18.73 5 35,70 % 37.35 0 47,65 % 56.54 6 48,41 % Dài hạn 9.16 4 52.47 % 17,47 5 16.11 % 20,56 0 27.76 % 23,77 4 % 100 9 78.37 100% 116.804 100%
Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động ngân hàng VPBank giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
■Tiền gửi và vay từ Chính phủ và NHNN
■Tiền gửi của khách hàng
■Tiền gửi và vay các TCTC khác
■Phát hành GTCG
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên VPBank năm 2013-2015)
Năm 2014, tổng vốn huy động của VPBank đạt 147.825 tỷ đồng, tăng 38,85% so với năm 2013, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân toàn hệ thống là 15,6%. Trong năm này, VPBank phát hành thêm hơn 4.800 tỷ các GTCG có kỳ hạn từ 1-5 năm; đó là nguồn vốn ổn định, dài hạn để tài trợ cho tăng trưởng tài sản trung dài hạn, đảm bảo an toàn trong cấu trúc tài sản. Trên cơ sở nhận định biến động lãi suất thị trường, VPBank cũng tăng nhận gửi và vay các TCTD khác để kinh doanh chênh lệch lãi suất và đảm bảo thanh khoản trong ngắn hạn. Do vậy, quy mô huy động và vay TCTD đạt 26.228 tỷ đồng, tăng hơn 13.000 tỷ đồng so với năm 2013.
Sang năm 2015, huy động vốn tăng lên 174.716 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2014, trong đó tiền gửi của khách hàng và phát hành GTCG đạt 152.131 tỷ đồng, tăng hơn 31.300 tỷ đồng (tương đương 26%) so với năm trước. Ghi nhận tăng trưởng kép của huy động khách hàng và phát hành GTCG trong 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt 48%.
Tiền gửi khách hàng đạt 130.271 tỷ đồng, tăng ròng gần 22.000 tỷ đồng (tương đương tăng 20%) so với năm 2014, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng và giúp VPBank tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động.
“chứng chỉ tiền gửi ghi danh dài hạn”, “VPBank Kids”... Bên cạnh đó, , VPBank đã chủ động điều tiết các nguồn vốn theo diễn biến thị trường và theo định hướng của Ủy ban ALCO ở từng thời kỳ để đảm bảo an toàn hoạt động và hiệu quả kinh doanh.
2.1.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2013-2015 của VPBank được đánh giá là an toàn, hiệu quả và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng theo kỳ hạn của VPBank giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Lợi nhuận trước thuế, (tỷ đồng)____________ 1.35
5~ 9~ 1.60 3.096~
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)______ 0,91% 0,88% 1,34 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 14% 15% 21%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên VPBank năm 2013-2015)
Diễn biến dư nợ cho vay liên tục tăng trưởng qua các năm và cũng theo chiều hướng diễn biến huy động vốn do tác động của nền kinh tế vĩ mô cũng như chính sách của NHNN. Trong giai đoạn này, VPBank luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao ở mức trên 49% và luôn cao hơn so với trung bình ngành. Để tăng trưởng tín dụng tốt trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp. VPBank đã áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, thay vì cho vay theo cấu trúc danh mục sản phẩm, VPBank chuyển dịch sang cho vay theo các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, bao gồm các chương trình tín dụng, cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng, tài trợ đảm bảo 100% bằng bất động sản...
Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, VPBank luôn chú trọng kiểm soát và quản lý chất lượng nợ chặt chẽ, với tiêu chí lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng. VPBank đã đưa vào triển khai thành công hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung, liên tục cải tiến hệ thống thẻ chấm điểm (scorecard) tiên tiến; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, áp dụng hệ thống cảng báo sớm, bộ máy thu hồi nợ (bao gồm cả thu hồi sớm và thu hồi muộn)... hướng tới việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này đã giảm mạnh, luôn duy trì ở mức an toàn (luôn dưới mức 3% tại mọi thời điểm).
Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng và chiến
có xu hướng tăng qua các năm, dư nợ trung và dài hạn cuối 2015 đạt 84.306 tỷ đồng, tăng 57,68% so với năm 2014 và chiếm 72,18% tổng dư nợ tín dụng. Diễn biến này gắn liền với 2 yếu tố chính. Một là, nền kinh tế dần phục hồi và ổn định, theo đó doanh nghiệp có nhu cầu vốn trung dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị. Hai là, thị trường bất động sản phục hồi và có xu hướng tăng trưởng tốt, giao dịch mua bán nhà ở, căn hộ chung cư, nhất là phân khúc thị trường đối với người có thu nhập trung bình và thấp sôi động hơn, vì vậy nhu cầu vay vốn trung và dài hạn tăng.
2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác
-Hoạt động đầu tư: tiếp tục được đa dạng hóa theo hướng tái cấu trúc để tăng khả
năng sinh lời và đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Theo đó, tổng danh mục chứng khoán đạt 50.518 tỷ đồng, giảm nhẹ 1.954 tỷ đồng so với năm 2014, trong đó Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do TCTD phát hành được Chính phủ bảo lãnh là 32.615 tỷ đồng, tăng trưởng gần 5.000 tỷ đồng (tương đương 18%) so với năm trước và chiếm 65% tổng danh mục đầu tư.
-Hoạt động dịch vụ: đa dạng, nâng cao hiệu quả hoạt động. Cơ cấu nguồn thu dịch
vụ được chuyển biến tích cực với việc tiếp tục gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó, các dịch vụ thanh toán, thanh toán thẻ, thanh toán các dịch vụ tiện ích... đã gia tăng đáng kể số lượng giao dịch; các dịch vụ phi tín dụng được phát triển mạnh mẽ như nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp, nộp tiền điện nước bằng thẻ tín dụng... Tổng doanh thu phí dịch vụ của VPBank đến cuối năm 2015 đạt 1.597 tỷ đồng và thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 885 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2014, đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của VPBank.
2.1.3.4. Ket quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.2: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu 2013 2014 Thay đổi2014 so với 2013
2015 Thay đổi2015 so
với 2014
năm 2014, đạt 10.353 tỷ đồng, là nhờ việc cơ cấu và chuẩn hóa danh mục sản phẩm, danh mục đầu tư, tập trung tăng trưởng mạnh vào các sản phẩm mang lại thu nhập cao, nâng cao hiệu quả bảng cân đối, hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, các dự án giúp tăng thu phí cũng được thực hiện và đạt hiệu quả tốt, cơ cấu nguồn thu dịch vụ được chuyển biến tích cực với việc gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, do đó tổng thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của VPBank năm 2015 đạt 885 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2014.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức bình thường, năm 2014 giảm nhẹ xuống 0,88% so với tỷ lệ này của năm 2013 là 0,91% và tăng mạnh vào năm 2015 lên 1,34%. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao hơn so với trung bình ngành (14%), ROE tăng từ 14% năm 2013 lên 15% năm 2014 và 21% năm 2015. Nguyên nhân có sự tăng mạnh ROA, ROE vào năm 2015 là do tốc độ tăng của lợi nhuận tăng đột biến so với tốc độ tăng của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. VPBank luôn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm toán và định hàng tín nhiệm quốc tế: hệ số tỷ lệ an toàn vốn (CAR) luôn duy trì >9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, khẳng định năng lực kinh doanh phát triển, ổn định, bền vững, xác lập vị thế quan trọng trên thị trường tài chính tiền tệ.