2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn bán lẻ
Bảng 2.3: Tăng trưởng vốn huy động từ khách hàng tại VPBank giai đoạn 2013-2015
Huy động vốn từ tổ chức kinh tế ___________ 7 29.39 2 44,98 53,01% 52981 % 17,78 Huy động vốn từ cá nhân_________________ 54.44 7 63.37 2 16,39% 77.290 21,96 % Tổng huy động vốn từ khách hàng____________ 83.84 4 108.35 4 29,23% 130.271 20,22 %
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên VPBank năm 2013-2015)
Trong giai đoạn 2013-2015, nguồn vốn huy động của VPBank tăng trưởng tốt, ổn định và bền vững. VPBank tiếp tục theo đuổi chiến lược huy động vốn tới mở rộng cơ sở “tiền gửi lõi” bao gồm những đối tượng tương đối ổn định theo đánh giá của VPBank trong từng thời kỳ khác nhau. Với chiến lược hướng đến một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, cơ cấu nguồn vốn huy động khách hàng của VPBank có sự đóng góp lớn từ phân khúc KHCN. Năm 2014, huy động từ KHCN tăng 16,39% so với năm 2013 đạt 63.372 tỷ đồng) và chiếm tới 58,49% tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại VPBank. Trong năm 2015, tiền gửi từ KHCN tăng 21,96% (mức tăng này cao hơn so với năm trước) đạt 77.290 tỷ đồng và chiếm tới 59,33% tổng số dư tiền gửi của khách hàng. Cơ cấu vốn huy động tăng trưởng theo hướng gia tăng tính ổn định, những số liệu trên cho thấy nguồn tiền gửi từ KHCN luôn chiếm tỷ trọng lớn và có đóng góp quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, góp phần tạo lập nguồn vốn lớn và ổn định.
2013 2014 Thay đổi 2014 so với 2013 2015 Thay đổi 2015 so với 2014
Tổng dư nợ cho vay:__________ 52.47 78.37 49,36% 116.804 49,02% - Cho vay các tổ chức kinh tế 29.52 42.07 42,49% 54.56 29,70% - Cho vay cá nhân____________ 22.95
0 8 36.30 58,20% 5 62.23 71,40% Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ Tổng dư
nợ________________________ %43,73 %46,32 52,28%
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng VPBank giai đoạn 2013-2015
■Huy động vốn từ các tổ
chức kinh tế
■Huy động vốn từ KHCN
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên VPBank năm 2013-2015)
Bên cạnh đó, VPBank cũng thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các đối tượng khác, nhằm mục đích tăng cường bán chéo sản phẩm, và tăng tỷ trọng của số dư tiền gửi không kỳ hạn trong tổng cơ cấu tiền gửi của ngân hàng.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động VPBank giai đoạn 2013-2015
Huy động tiền gửi khách hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn với tỷ trọng 91,08% năm 2014 và 89,94% năm 2015. Tiền gửi nội tệ tăng so với năm trước về tỷ trọng, chiếm 91,22% tổng giá trị tiền gửi của khách hàng năm 2015. Tiền gửi ngoại tệ giảm do ngân hàng thực hiện chính sách chống đô la hóa của NHNN như duy trì lãi suất tiền gửi USD thấp, chính sách kết hối.
Việc tiền gửi khách hàng dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi khách hàng thể hiện VPBank đang thực hiện thành công chiến lược thu hút vốn theo hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển các khách hàng cá nhân mới.
2.2.2.2. Hoạt động tín dụng bán lẻ
Bối cảnh kinh tế năm 2015 tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: hoạt động của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, tổng cầu của nền kinh tế vẫn ở mức thấp. Do vậy để thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là một áp lực lớn trong bối cảnh việc tăng trưởng tín dụng phải luôn chú trọng đảm bảo chất lượng tín dụng. Trong giai đoạn 2013-2015, VPBank đã đề ra kế hoạch phát triển tín dụng với chính sách khách hàng cạnh tranh về lãi suất cho vay, dịch vụ ngân hàng cùng với sản phẩm tín dụng đa dạng đã tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh của VPBank phát triển.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu dư nợ giai đoạn 2013-2015
(Nguôn: Tông hợp từ báo cáo thường niên VPBank năm 2013-2015)
Cho vay khách hàng tại VPBank tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2013-2015, mức tăng trưởng luôn ở mức trên 49%, tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn ngành.
Cho vay doanh nghiệp tăng cao vào năm 2014, tăng 42,49% so với năm 2013 đạt 42.071 tỷ đông (trong đó chủ yếu là cho vay KH SME). Kết quả này có được là do
TSBĐ, cho vay mua ô tô và chương trình tín dụng. Ngoài ra, trong nỗ lực đấy mạnh cho vay phân khúc SME; với lợi thế xây dựng quy trình phê duyệt tín dụng tập trung và duy trì danh mục cho vay ổn định, VPBank đã triển khai dòng sản phẩm cho vay tín chấp doanh nghiệp (BIL) để tăng khả năng tiếp cận vốn cho phân khúc doanh nghiệp SME, đặc biệt là phân khúc doanh nghiệp SME siêu nhỏ-phân khúc nhiều tiềm năng nhưng chưa nhận được sự chú ý tương xứng.
Dư nợ cho vay KHCN tăng vượt trội qua các năm, điều này cho thấy rõ nhu cầu vay từ KHCN đang tăng cao và ổn định. Năm 2015 là năm thành công vượt trội của các sản phẩm cho vay cá nhân với dư nợ tăng 71,40% đạt 62.235 tỷ đồng. Thành công này có được chủ yếu nhờ việc đa dạng hóa các sản phẩm con, qua đó vừa đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng, vừa tăng tính cạnh tranh của VPBank trên thị trường. Việc hợp tác với các công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam đã mang lại kết quả tốt với sản phẩm cho vay mua nhà; tăng cường hợp tác với các đại lý ô tô lớn tiếp tục mang lại những kết quả tích cực, với việc giải ngân các khoản vay mua ô tô tăng gấp 3 lần so với năm 2014; các khoản vay tín chấp cũng cán đích 2015 với tổng dư nợ cao, ở mức 136%.
Cơ cấu dư nợ cũng có sự chuyển dịch khi tỷ trọng dư nợ từ hoạt động bán lẻ tăng từ 43,73% năm 2013 lên 52,28% năm 2015. Điều này hoàn toàn đi theo đúng chiến lược bán lẻ mà VPBank đang nỗ lực triển khai, đó là chú trọng phát triển hỗ trợ phân khúc KHCN và phân khúc khách hàng SME.
2.2.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ
Thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ liên tục tăng trong giai đoạn 2013-2015, nhờ đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung ứng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới liên kết và phân phối. Năm 2015, thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cao, tăng 66,41% sơ với năm 2014, đạt mức 1.597 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ cũng được chuyển biến tích cực với việc gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ đại lý bảo hiểm đã gia tăng đáng kể số lượng giao dịch.
Chỉ tiêu 2013 2014 Thay đổi 2014 so với 2013 2015 Thay đổi 2015 so với 2014 Số lượng giao dịch (triệu giao dịch) 2,8 4,22 8 51% 6,47 53,03 %
Doanh số thanh toán (nghìn tỷ VND) 834 1.15 4 38,36% 1.632 41,42 % Lãi thuần từ dịch vụ thanh toán (tỷ VND) 20,5 23,4 34,622 % 47,95
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng VPBank giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: tỷ đồng ■ Dịch vụ khác ■Dịch vụ đại lý bảo hiểm ■Dịch vụ đại lý nhận ủy thác ■Dịch vụ tư vấn ■Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên VPBank năm 2013-2015)
a. Dịch vụ đại lý bảo hiểm
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành bảo hiểm, Việt Nam là một thị trường có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Trong bản báo cáo nghiên cứu thị trường mới đây, tập đoàn bảo hiểm hàng đầu nước Mỹ Metlife, hiện ở Việt Nam có sự kết hợp rất tốt giữa xu hướng đang gia tăng của thị trường cũng như dân số. Bản báo cáo này cũng chỉ ra rằng tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình đang gia tăng và sẽ tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2014-2020. Chính vì vậy, nhu cầu mua bảo hiểm trong vài năm tới sẽ tăng rất mạnh. Tại VPBank trong những năm gần đây đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược đầu tư vào mảng dịch vụ đầy tiềm năng này.
Có thể dễ dàng nhận thấy sự tăng lên rất nhanh thu nhập từ hoạt động dịch vụ đại lý bảo hiểm. Năm 2014 thu nhập từ dịch vụ đại lý bảo hiểm tăng 257 tỷ đồng (tương đương 129%) so với năm 2013 và năm 2015 đạy mức cao kỷ lục 994 tỷ đồng (tăng 118%, chiếm 62,2% tổng thu nhập từ dịch vụ). Sự tăng lên khá nhanh là do VPBank đã lựa chọn chiến lược đầu tư đúng đắn khi cho ra đời 19 loại sản phẩm Hợp tác Bảo hiểm (Bancassurance) mới như: bảo hiểm chăm sóc phụ nữ VP Lady Care, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện VP Medi Care...
b. Dịch vụ thanh toán
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán dành cho KHCN của VPBank giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu 2013 % 2014 % 2015 %
Số lượng thẻ đã phát hành 950.00
0 100% 1.250.000 100% 1.600.000 100% Số lượng thẻ ghi nợ______ 864.50 91 1.100.000 88 1.380.000 86,25% Số lượng thẻ tín dụng 85.50 9 150.000 12 220.000 13,75
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên VPBank năm 2013-2015)
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên VPBank năm 2013-2015)
Dịch vụ thanh toán dành cho KHCN của VPBank chủ yếu là thanh toán trong nước bằng VND, đến từ các dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh, thanh toán tiền điện nước, dịch vụ viễn thông, các giao dịch mua bán online... Trong các năm qua, tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch ổn định, trung bình đạt 50%. Các giao dịch thanh toán trong nước phục vụ KHCN chiếm tỷ trọng từ 20-25% giao dịch thanh toán trong nước. Lãi thuần từ dịch vụ thanh toán dành cho KHCN thường chiếm khoảng 40-45% nguồn thu thuần từ hoạt động bán lẻ. Tính chung, đến năm 2015, lãi thuần từ hoạt động thanh toán cho cá nhân đạt 34,622 tỷ đồng.
c. Dịch vụ thẻ
Hiện nay, thị trường thẻ ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng về chủng loại nâng cao về chất lượng. Là NHTM đầu tiên phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế, VPBank ngày càng đầu tư nhiều hơn vào mảng dịch vụ này để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường ngân hàng như thường xuyên phát hành thêm các loại thẻ mới với ưu đãi mới, bên cạnh đó, VPBank liên tục đầu tư lắp đặt thêm các máy ATM, thực hiện bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo hoạt động của máy tốt; ngoài ra để mang lại sự thuận tiện hơn cho khách hàng, cho phép khách hàng có thể rút tiền tại các cây ATM của ngân hàng khác, VPBank còn tham gia vào liên minh thẻ Smartlink.
Với những cố gắng nỗ lực kể trên, số lượng thẻ đã phát hành của VPBank liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2013-2015 từ 950.000 thẻ năm 2013 lên 1.600.000 thẻ năm 2015. Có được thành tích này chủ yếu là nhờ VPBank cung cấp một danh mục các
Bảng 2.6: Ket quả hoạt động dịch vụ thẻ của VPBank giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu 2013 2014 Thay đổi2014 so với 2013 2015 Thay đổi2015 so với 2014 Số lượng khách hàng 150.00 0 350.00 0 133% 892.50 0 155 % Số lượng giao dịch (triệu giao dịch)______ 0,3 8 1, 3 242% 5,2 300 % Giá trị giao dịch (tỷ đồng)___________ 0 7.50 0 30.00 300% 0 120.00 % 300
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, số lượng thẻ ghi nợ phát hành liên tục tăng, năm 2015, phát hành thẻ ghi nợ của VPBank tăng 280.000 (tương đương 25,45%) so với năm 2014, đạt mức 1.380.000 thẻ ghi nợ. Mặc dù tỷ trọng thẻ ghi nợ vẫn chiếm phần lớn (85- 91%) trong tổng số thẻ đã phát hành của ngân hàng, song tỷ trọng loại thẻ này có xu hướng giảm, nguyên nhân không phải do chất lượng dịch vụ thẻ không tốt mà VPBank đang đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, với tốc độ tăng trưởng cao của thẻ tín dụng trong những năm gần đây đã giúp cho tỷ trọng của thẻ tín dụng vượt mức hai con số (12-13.75%). Đây cũng là xu hướng tất yếu của không chỉ VPBank mà còn là của tất cả các ngân hàng có cung cấp dịch vụ thẻ.
Từ đầu năm 2013, VPBank đã thực hiện rất nhiều chương trình nhằm thu hút khách hàng để kích cầu dịch vụ thẻ tín dụng. Mở màn là chương trình “Mở thẻ tín dụng VPBank nhận ngay 1 triệu đồng”. Không chỉ vậy, trong năm 2013, rất nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt được VPBank triển khai nhưng đặc biệt hơn cả chính là sự kiện VPBank cho ra mắt bộ sản phẩm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ VP Lady- một phần trong chiến lược phân khúc khách hàng phụ nữ của VPBank. Điểm khác biệt của sản phẩm này chính là việc đem lại các lợi ích đặc thù cho đối tượng là phụ nữ như các chương trình giảm giá, hoàn tiền khi chi tiêu cho giáo dục, làm đẹp, sức khỏe hay mua sắm tại siêu thị... Gói sản phẩm này đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2014” do tổ chức Global Banking & Finance Review trao tặng.
Nếu như năm 2013 VPBank có gói sản phẩm dành riêng cho phụ nữ thì đến năm 2015, VPBank cũng đã thiết kế sản phẩm VP StepUP Master Card- sản phẩm dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi, năng động với những ưu đãi đặc biệt hấp dẫn khi mua sắm online; ngoài ra để đảm bảo dòng tiền luôn sẵn có, bổ sung một nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp, VPBank cũng đã triển khai sản phẩm thẻ tín dụng VPBiz dành riêng cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Trên những cơ sở đó, số lượng thẻ tín dụng tăng E&Y cho thấy khách hàng Việt Nam đang chuyển dịch sang sử dụng ATMs, Internet và điện thoại trong giao dịch ngân hàng nhiều hơn là tới các chi nhánh, phòng giao dịch truyền thống. Do vậy, để phục vụ khách hàng tốt nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, VPBank coi ngân hàng điện tử (E-banking, bao gồm VPBank online, VPBank SMS, VPBank mobile), là một phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.
Bảng 2.7: Ket quả hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank giai đoạn 2013-2015
(Nguồn: Tông hợp từ báo cáo thường niên VPBank năm 2013-2015)
Dịch vụ ngân hàng điện tử ra mắt đầu tiên từ năm 2009. Tính đến nay, dự án E- banking đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của mảng ngân hàng điện tử tại VPBank. Cụ thể:
Với dịch vụ VPBank online, thông qua thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet hoặc 3G, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về truy vấn và quản lý tài khoản, dịch vụ thẻ, dịch vụ vay, chuyển khoản, thanh toán trực tuyến, nhận tiền Western Union, tiết kiệm trực tuyến và nhiều tiện ích khác.
Với dịch vụ VPBank SMS, cung cấp thông tin qua tin nhắn gửi tới tổng đài 8149 và 8049 của VPBank, dịch vụ hoạt động 24/7 và cung cấp cho khách hàng các tiện ích như: tra cứu số dư tài khoản, nhận thông báo biến động số dư tài khoản, tra cứu địa điểm ATM, chi nhánh/PGD, tra cứu tỷ giá ngoại tệ, lãi suất...; Cung cấp dịch vụ VPBilling là dịch vụ thanh toán hóa đơn qua tin nhắn, thanh toán hóa đơn Internet ADSL Viettel, hóa đơn điện thoại di động trả sau Viettel, MobiFone, điện thoại cố định HomePhone Viettel; Cung cấp dịch vụ VPB VnTopup là dịch vụ nạp tiền điện thoại qua tin nhắn: nạp tiền vào tài khoản di động trả trước, nạp tiền để thanh toán cước cho thuê bao trả sau mạng Viettel.
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tổng số điểm giao dịch, trong đó:______ 20
7 209~ 209~
- Số lượng chi nhánh và sở giao dịch ____________ ___________ ___________ - Số lượng phòng giao dịch và quỹ tiết
kiệm_____________________________
166 164 164
Trung tâm SME____________________ ~6 63~ 64~ Số lượng máy ATM_________________ ___________
310
__________ 338
__________ 356
điểm ATM/chi nhánh của VPBank, cập nhật các ưu đãi cho chủ thẻ của VPBank đồng thời có thể tra cứu tỷ giá ngoại tệ tiện lợi.
Với những nỗ lực vượt bậc của VPBank trong giai đoạn vừa qua, tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng ổn định, trung bình 150%; tốc độ tăng trưởng số lượng và giá trị giao dịch trung bình tăng 300%. Tính đến hết năm 2015, tổng số lượng khách hàng sử