Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 64)

Trên cơ sở mục tiêu chiến lược chung của mình giai đoạn 2012-2017, VPBank đã xây dựng định hướng phát triển cũng như giải pháp thực hiện đối với từng mảng lĩnh vực hoạt động, trong đó lấy mảng bán lẻ là trọng tâm. Định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ được xây dựng theo từng phân khúc khách hàng riêng biệt: KHCN và SME. Cụ thể:

- Tập trung nguồn lực phát triển kinh doanh đột phá trong các khu vực kinh doanh chủ đạo,như tăng trưởng tín dụng, huy động và cơ sở khách hàng sẽ được đẩy mạnh tại hai phân khúc mục tiêu là KHCN và SME thông qua mở rộng các chiến dịch bán hàng quy mô lớn. Đối với khách hàng SME, xuất phát từ đặc thù của nền kinh tế cũng như bám sát chủ trương, định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ, các chính sách của NHNN, VPBank sẽ xác định một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên phát triển giai đoạn tới như: ngành dược phẩm, y tế, thực phẩm, giáo dục, xây dựng, hoạt động xuất khẩu. Đối với KHCN, bên cạnh việc tập trung vào phân khúc khách hàng truyền thống là khách hàng có thu nhập khá và trung bình khá, VPBank tập trung hơn vào khách hàng có thu nhập cao, đưa ra những dịch vụ có ưu đãi đặc biệt dành cho họ.

- Về phát triển thương hiệu: Kế thừa những thành tựu về thương hiệu trong giai đoạn 2010-2015, tiếp tục mang đến hình ảnh VPBank như 1 ngân hàng hiện đại, năng động và tin cậy, thể hiện chiều sâu văn hóa và nhân văn của thương hiệu VPBank khi sử dụng các hoạt động văn hóa, xã hội làm đòn bẩy thương hiệu. Chiến lược phát triển thương hiệu của VPBank cũng sẽ bám sát các xu hướng truyển thông và kinh doanh mới nhất (mobility, social media...) để tiếp cận khách hàng trẻ, giữ vững vị trí hàng đầu về thương hiệu trên mạng xã hội và đảm bảo thương hiệu VPBank luôn nằm trong số các thương hiệu Việt Nam năng động nhất trên môi trưởng Internet, đồng thời chủ động tìm tòi để tích hợp, ứng dụng các công nghệ mới nhất (aumented reality, mobile games.) vào hoạt động Marketing.

- về quản trị rủi ro: nâng cao vai trò của Ủy ban Quản trị rủi ro trong việc đánh giá hiệu quả của cơ chế quản trị rủi ro và xây dựng các khuyến nghị và chính sách liên quan đến rủi ro. Tiếp tục triển khai thành công các dự án có lộ trình triển khai Basel 2 nhằm tăng cường hệ thống quản trị rủi ro của VPBank, đồng thời đem lại những giá trị kinh doanh hiệu quả, hệ thống quản lý hạn mức và phân bổ vốn hợp lý.

- Về sản phẩm dịch vụ bán lẻ, VPBank thực hiện cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong đó tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, ngân hàng điện tử, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh. VPBank cũng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, đơn giản hoá quy trình nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ và hoạt động chăm sóc khách hàng. Thêm vào đó, ngân hàng ưu tiên phát triển công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, xây dựng các kênh phân phối hiện đại đáp ứng nhu cầu cung ứng sản phẩm bán lẻ trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 64)