CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTM

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTM

NHTM

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của NHTM có vai trị quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của NHTM đó.

1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

1.3.1.1. Chính sách về tài chính của chính phủ

Chính phủ tác động đến ngành ngân hàng với vai trò là người quản lý, giám sát của toàn hệ thống thơng qua vai trị của NHTW, với tư cách là chủ sở hữu, là con nợ và chủ nợ lớn nhất của các NHTM. Chính phủ có thể có những chính sách tác động đến cung, cầu, đến ổn định kinh tế vĩ mô, đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, đến các điều kiện nhân tố sản xuất, các ngành liên quan và phụ trợ của ngành ngân hàng để tạo lợi nhuận hay kìm hãm sự phát triển của ngành ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, khi q trình cổ phần hóa các NHTM vẫn được thúc đẩy, góp phần làm nâng cao năng lực tài chính cũng như năng lực tổ chức kinh doanh của các ngân hàng.

Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các NHTM cần phải xem xét đến sự tác động của quy định pháp luật, đường lối chiến lược và mức độ ảnh hưởng của các

chính sách kinh tế vĩ mô đến xu hướng hoạt động của hệ thống NHTM trong nền kinh tế.

1.3.1.2. Sự phát triển của hệ thống tài chính

Sự phát triển của hệ thống tài chính được thể hiện qua một số mặt cơ bản như: Sự phát triển các cơng cụ thị trường tài chính và sự hồn thiện cơ chế hoạt động của thị trường tài chính.

Sự phát triển các cơng cụ thị trường tài chính

Với sự phát triển của các cơng cụ tài chính sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế khi cần vốn có thể huy động từ các nguồn như: Phát hành cổ phiếu (Công ty, NHTM), trái phiếu (Kho bạc, Ngân hàng, Công ty). Tạo điều kiện cho NHTM tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Mặt khác, người có tiền có cơ hội lựa chọn đầu tư ngồi gửi vào NHTM, từ đó làm thu hẹp thị phần huy động và cho vay của các NHTM dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và việc nâng cao năng lực tài chính của NHTMVN

Cơ chế hoạt động của thị trường tài chính

+ Chính sách tiền tệ: Việc NHNN sử dụng chính sách tiền tệ mang tính thị

trường gián tiếp hay sử dụng các cơng cụ kiểm sốt và điều hành trực tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng và điều hoà vốn khả dụng của các NHTM, đến sự ổn định tiền tệ, môi trường cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các NHTM.

+ Hoạt động của thị trường liên Ngân hàng: Cho phép các NHTM vay mượn lẫn nhau, cạnh tranh với nhau thông qua việc mời chào lãi suất, thời hạn vay, mượn và các điều kiện vay. Hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển sẽ hỗ trợ rất tốt cho các NHTM trong việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn cũng như khả năng thanh khoản.

+ Quản lý lãi suất: Việc quản lý lãi suất theo cơ chế lãi suất thoả thuận, NHNN

chỉ thông báo lãi suất cơ bản còn các NHTM sẽ tham khảo và tự nghiên cứu chủ động quyết định lãi suất huy động, lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường để đảm bảo bù đắp chi phí và sức cạnh tranh với các NHTM cũng như các chủ thể khác trên thị trường tài chính.

+ Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối: Với chính sách tỷ giá theo hướng tự do

hoá sẽ tạo quyền chủ động cho các NHTM, giúp các NHTM có thể cạnh tranh trong việc thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong mơi trường hoạt động tương lai. Như vậy, chiến lược kinh doanh của ngân hàng được xây dựng phải dựa trên cơ sở Chính sách về tài chính của Chính phủ, sự phát triển của hệ thống tài chính và thực tế hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo tính kế thừa, phải dễ dàng thay đổi để thích ứng với những thay đổi của thị trường theo từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể.

Khi một mục tiêu được đưa vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng điều này có ý nghĩa: Thể hiện mục tiêu này đã được Ban lãnh đạo ngân hàng định hướng trong dài hạn; ngân hàng sẽ phải chuẩn bị yếu tố nguồn lực phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh để đảm bảo mục tiêu được thực hiện. Vì vậy khi mục tiêu nâng cao năng lực tài chính được thể hiện trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng là một đảm bảo chắc chắn cho sự thành công.

1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG Lực TÀI CHÍNH1.4.1. Đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận 1.4.1. Đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận

Các NHTM cần nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo đạt hiệu quả cao sử dụng vốn kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận và mục tiêu tăng trưởng. Cụ thể:

- Đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh với chi phí hợp lý

Các NHTM muốn tiến hành kinh doanh thì trước hết phải có đủ vốn hay tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động và phát triển. Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp NH có mức vốn đầy đủ. Qui mơ vốn sẽ quyết định qui mô nguồn tiền gửi, qui mô cho vay tối đa đối với một hoặc một nhóm khách hàng, nắm giữ cổ phiếu của cơng ty khác,

mở chi nhánh, mua sắm TSCĐ, thành lập công ty con.. .Như vậy, qui mô và cấu trúc hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh theo qui mô vốn của ngân hàng

- Sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, hiệu quả

Sử dụng vốn hiệu quả tức là đồng vốn kinh doanh của ngân hàng phải tạo ra lợi nhuận cao. Sự cạnh tranh về lãi suất buộc các NHTM phải tiết kiệm để hạ thấp mức lãi suất. Nếu quản lý khéo léo lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, từ đó có thể làm thay đổi cả về qui mơ lẫn chủng loại nguồn tiền mà ngân hàng có thể thu hút. Nâng cao năng lực tài chính là một biện pháp quan trọng để đối phó với những thay đổi trong lãi suất thị trường, nhằm kiểm soát và bảo vệ nguồn thu từ lãi, chi phí trả lãi, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, giá trị tài sản của ngân hàng.

- Đảm bảo an toàn trong sử dụng vốn

Vốn được coi là tấm đệm chống đỡ những rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh. Vốn lớn sẽ tạo được uy tín lớn cho ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng qui mô và phát triển. Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với ngân hàng.

1.4.2. Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các khách hàng có đầy đủ thơng tin và địi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn với mức giá cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, sự trung thành của khách hàng lại giảm đi, họ sẵn sàng thay đổi mối quan hệ ngân hàng hơn trước đây vì lợi ích kinh tế. Khi nhu cầu khách hàng thay đổi địi hỏi ngân hàng phải có sự đầu tư, điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu mới của khách hàng cả hiện tại và tương lai. Chính vì vậy chỉ có nâng cao năng lực tài chính thì ngân hàng mới có khả năng đáp ứng nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng cao của khách hàng.

1.4.3. Đáp ứng yêu cầu của hối nhập tài chính quốc tế

Hội nhập quốc tế nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng đều mang lại những cơ hội và khơng ít rủi ro. Cơ hội mang lại đó là nguồn lực tài chính để phát triển cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý. Những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế là những rối

loạn tài chính tiền tệ nếu thị trường tài chính kém phát triển, hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ dễ đổ vỡ. Mà bản chất của hội nhập quốc tế về tài chính tiền tệ là quá trình các quốc gia, các khu vực thực hiện việc mở cửa cho sự tham gia lẫn nhau vào lĩnh vực tài chính tiền tệ thể hiện bằng những cam kết đã được đặt ra trong Lộ trình mở cửa hệ thống ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng trong nước khơng cịn cách nào khác là phải tự “cải tổ” mình nhằm nâng cao năng lực tài chính để có thể cạnh tranh trong bối cảnh mới. Áp lực cạnh tranh đóng một vai trị như một động lực thúc đẩy các ngân hàng ngày càng phải nâng cao năng lực của mình.

1.2.6. Độ nhạy với rủi ro thị trường - Sensitivity to market risk (S)

Phân tích độ nhạy với rủi ro thị trường nhằm đo lường tác động của thay đổi lãi suất và tỷ giá đến lợi nhuân và vốn chủ sở hữu.

Việc theo đuổi mục tiêu lợ nhuận của ngân hàng cần phải được kết hợp hài hòa với hạn chế rủi ro. Các nhà quản lý cần phải đặc biệt quan tâm tới các rủi ro thị trường: là khả năng gây ra các tổn thất hay thua lỗ của các danh mục đầu tư và các cơng cụ tài chính do những thay đổi về giá trị thị trường gây ra. Rủi ro thị trường bao gồm:

Rủi ro lãi suất: Tổn thất tiềm năng đối với chênh lệch giữa lãi và chi phí trả lãi của ngân hàng do sự biến động của lãi suất thị trường và do sự khơng tương thích về kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có.

Rủi ro tỷ giá: khả năng xảy ra tổn thất khi ngân hàng ở trạng thái khơng cân bằngvà có sự biến động giá.

1.5. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐNHTM NHTM

1.5.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trên Thế giớiTự do hố thị trường tài chính Tự do hố thị trường tài chính

Tại Trung Quốc, trình tự mở cửa thị trường tài chính được xây dựng trên cơ sở thừa nhận sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và thực hiện tự do hóa thận trọng, đầu tiên là khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài,

tiếp theo là đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK, cuối cùng là tự do hóa các khoản vay nợ nước ngồi, cụ thể là:

Giải quyết nợ xấu để hạn chế rủi ro cho các ngân hàng;

Xây dựng thể chế để có hệ thống luật pháp cơng khai minh bạch; Từng bước tự do hóa tài chính nội địa;

Từng bước tự do hóa lãi suất;

Tổ chức lại và củng cố các TCTD để tăng cường năng lực cạnh tranh; Thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn;

Giải quyết khó khăn tài khóa để giảm bớt tình trạng thất nghiệp.

Cơ cấu lại ngân hàng - xử lý nợ xấu

Tại Trung Quốc, Chính phủ tập trung vào: tăng cường năng lực tài chính, thơng qua Bộ Tài chính bơm vốn cho các ngân hàng này, sau đó khuyến khích các ngân hàng chủ động tăng vốn thơng qua việc tạo điều kiện cho các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán và huy động vốn từ các tổ chức, ngân hàng nước ngồi dưới hình thức mua cổ phần hoặc thực hiện liên minh liên kết; xử lý nợ xấu: tất cả các khoản nợ xấu từ ngân hàng sẽ được bán cho một hoặc một vài công ty quản lý tài sản mới được thiết lập (AMC) với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khoản tiền để trả cho các tài sản đó sẽ được quy đổi thành giá trị phần vốn góp của cơng ty quản lý tài sản đầu tư vào ngân hàng; và tái cơ cấu hoạt động quản lý.

Cho phép các tổ chức tài chính nước ngồi mua cổ phần hạn chế trong một số NHTM Nhà nước.

Trung Quốc trong tiến trình cổ phần hố các NHTMNN đã cho phép một số tập đồn tài chính nước ngồi mua cổ phần hạn chế tại một số NHTM sau cổ phần hoá. Cùng nột lúc, ba tập đồn tài chính lớn là Goldman Sachs Inc. (Mỹ), Allianzn AG (Đức) và American Express (Mỹ) đã đầu tư tổng cộng 3,78 tỷ USD để mua 10% cổ phần của ngân hàng Công Thương Trung Quốc, NHTM quốc doanh lớn nhất Trung Quốc.

Hợp nhất, sáp nhập giúp các ngân hàng mở rộng quy mô thị phần về vốn

Hợp nhất giữa hai ngân hàng JP Morgan và Mahattan Chase thành công là nhờ

ngân hàng đã chú trọng đến nguồn lực con người; thơng tin kịp thời; văn hóa ngân hàng được coi trọng và xác định rõ mục tiêu.

Hợp nhất giữa ngân hàng ICICI và Rajasthan của Ân Độ thất bại được giải thích

bởi cơng tác tư tưởng của phía ngân hàng Rajasthan khơng được triển khai kịp thời nhằm trấn an sự lo lắng của người lao động về khả năng có thể mất việc sau khi sáp nhập với ngân hàng ICICI; Hơn nữa, sự hợp nhất giữa hai ngân hàng cịn tạo ra làn sóng lớn phản đối vì sự khác biệt về văn hóa, tơn giáo.

1.5.2. Bài học đối với Việt Nam về nâng cao năng lực tài chính

Từ thực tế tại Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng các nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của NHTM Việt Nam để có thể phát triển ổn định bền vững.

Một là, q trình tự do hóa tài chính cần được thực hiện theo những định hướng

cơ bản sau: Tự do hóa tài chính phải được tiến hành theo lộ trình thích hợp, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; Tự do hóa phải được coi là phương tiện, là khâu đột phá và được tiến hành trước một bước trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; Tự do hóa tài chính phải chịu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia; Tự do hóa tài chính phải được tiến hành cùng với việc tự do hóa kinh tế và thương mại.

Hai là, Quá trình tái cơ cấu phải đảm bảo nâng cao tính an tồn, lành mạnh của

hệ thống ngân hàng; cần phát triển một hệ thống Ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy mơ và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng từ thành thị đến nông thôn. Tái cơ cấu ngân hàng được triển khai dưới nhiều hình thức, biện pháp và theo lộ trình thích hợp.

Ba là, cải cách khn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng như hoàn

thiện các Bộ luật, văn bản pháp qui về tiền tệ, ngân hàng, tự do hố lãi suất, ngừng hoặc giảm cấp tín dụng của Chính phủ cho những DNNN làm ăn khơng có hiệu quả thơng qua hệ thống ngân hàng, hồn thiện qui chế giám sát, kiểm soát.

Nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi tại các NHTMVN tạo mơi trường, chính sách thuận lợi, thơng thống đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thành công tại Việt Nam; đồng thời triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, Tháo gỡ cho ngân hàng về cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phịng, xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, về quan hệ quản lý, quản trị điều hành, về hạch toán kế tốn theo thơng lệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w