CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTM
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
3.2.3. Tăng tính thanh khoản
• Mục tiêu giải pháp
Tăng tính thanh khoản cho Ngân hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đẩy mạnh Năng lực tài chính của Ngân hàng đó.
Khi tính thanh khoản giảm thì NLTC của ngân hàng sẽ giảm và ngược lại, do đó mục tiêu của giải pháp này là làm tăng tính thanh khoản cho NH từ đó đẩy mạnh NLTC của NH.
• Giải pháp thực hiện
Giải pháp đảm bảo chất lượng tín dụng:
Qua số liệu đã phân tích, một trong những yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng đó là q trình thẩm định cho vay (liên quan đến quy trình và con người), do đó cần xem xét lại quy trình thẩm định, các điểm sơ hở của quy trình cần phải được khắc phục; cán bộ tín dụng cũng cần quán triệt đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng thổi phồng giá trị tài sản định giá cho vay, hoặc bỏ qua những rủi ro đã lường trước vì lợi ích cá nhân.
Hiện tại Ngân hàng đang tồn tại nợ xấu rất cao do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là hiện tại các doanh nghiệp vay vốn đang gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, kinh doanh không hiệu quả, sử dụng tiền vay không đúng mục đích.. .mặt khác các doanh nghiệp này nguồn vốn của họ chủ yếu là vốn vay ngân hàng, càng khó khăn họ lại tiếp tục vay. Những đối tượng này các ngân hàng phải xem xét kỹ và cần hạn chế cho vay khi chưa giải quyết xong nợ xấu.
Tăng cường huy động vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời cải thiện khả năng thanh khoản tạm thời.
3.2.4. Tăng hiệu quả hoạt động
• Mục tiêu biện pháp
Các chỉ tiêu ROA, ROE, NIM, N_NIM là những nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến năng lực tài chính của mỗi Ngân hàng. Vì vậy giải pháp để cải thiện các hệ số này là việc cần thiết đối với NH để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực tài chính cho NH mình.
• Biện pháp thực hiện
Qua phân tích có thể thấy các yếu tố như: tiền gửi khách hàng, đòn bảy tài chính, dư nợ cho vay là các yếu tố quyết định lợi nhuận của Ngân hàng, như vậy để tăng hiệu quả hoạt động, Sacombank cần thực hiện các biện pháp:
Tăng cường huy động vốn bằng nhiều phương pháp. Hiện tại các ngân hàng chủ
yếu huy động thơng qua phương pháp truyền thống đó là gửi tiết kiệm, để huy động được nhiều hơn, các ngân hàng cần quan tâm và đầu tư về các dịch vụ hiện đại như:
- Huy động thơng qua tài khoản thanh tốn - Huy động thơng qua tài khoản đầu tư
- Huy động thông qua thị trường phát sinh
Sử dụng địn bẩy tài chính hợp lý. Sử dụng địn bẩy tài chính là yếu tố làm tăng
tỷ suất sinh lời trên tài sản, trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên sử dụng đòn bẩy tài chính có tính hai mặt, trong trường hợp sử dụng không phù hợp sẽ làm giảm tính thanh khoản, thậm chí mất khả năng thanh tốn, tăng khả năng phá sản, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng. Chính vì vậy tùy theo từng thời điểm kinh doanh để quyết định sử dụng địn bẩy tài chính hợp lý.
• Triển khai giải pháp
Khi thực hiện các biện pháp này NH cần phải phân tích rõ thực trạng về việc huy động, việc sử dụng đòn bẩy cũng như dư nợ tín dụng, cụ thể:
Về huy động vốn ngân hàng phải xem xét điểm yếu ngân hàng mình là ở điểm nào so với các ngân hàng khác, và đồng thời điểm mạnh của ngân hàng mình là gì từ ra chính sách huy động hợp lý.
Về sử dụng đòn bẩy, nếu khả năng thanh khoản của ngân hàng đang rất thấp thì trước hết phải cải thiện khả năng thanh khoản sau đó mới tiếp tục sử dụng địn bẩy tài chính, nếu khơng sẽ rất dẫn đến sự đổ vỡ.
Về dư nợ cho vay: hiện tại nếu tỷ lệ nợ xấu đang rất cao thì ngân hàng phải thực hiện giải pháp xử lý nợ xấu trước sau đó mới tiếp tục mở rộng cho vay đối với khách hành uy tín và làm ăn hiệu quả, nếu khơng sẽ dẫn đến mất khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
3.2.5. Tăng chất lượng quản lý
• Mục tiêu giải pháp
Mục tiêu của giải pháp này là làm tăng chất lượng cơng tác quản lý thơng qua q trình điều hành của các nhà quản trị, từ đó góp phần nâng cao năng lực tài chính Ngân hàng.
• Biện pháp thực hiện
Để tăng chất lượng quản lý trong Sacombank cần thực hiện các biện pháp như sau:
Hiện đại hóa các cơng nghệ, đa dạng hóa và nâng cao các tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các ngân hàng khác trong nước và cả nước ngồi thì Sacombank cần phải đầu tư các công nghệ tiên tiến nhằm phục tốt việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cũng như cơng tác kiểm sốt hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý cơng nợ và cơng tác kế tốn, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa... nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, các ngân hàng hiện đại muốn duy trì được hệ thống hạ tầng cơ sở và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho các hoạt động của mình thì hằng năm họ phải đầu tư vào công nghệ từ 3%-5% tổng doanh thu hoạt động. Bên cạnh đầu tư thêm, để tăng chất lượng quản lý trong thời gian tới Sacombank cần thực hiện sự hợp tác, xây dựng đối tác chiến lược với các NHTM CP khác nhằm hổ trợ phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng cơng nghệ của nhau nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có.
Phát huy các sản phẩm truyền thống đồng thời phải có chính sách khai thác cơng nghệ hiệu quả bằng các sản phẩm dịch vụ từ cơng nghệ đó nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ, tạo sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ sẽ góp phần phân tán hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.
Nâng cao năng lực quản trị điều hành
Một trong những chỉ tiêu có thể được sử dụng để phản ánh năng lực điều hành, quản trị ngân hàng đó là tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu và tỷ lệ cho vay trên tài sản có. Hai chỉ tiêu này của Sacombank giai đoạn 2013-2015 được thực hiện khá tốt và có xu hướng giảm khá khả quan. Như vậy rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động thì Sacombank cần cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Hơn nữa trong quá trình cơ cấu hoạt động của Ngân hàng cần xây dựng được các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm tốn nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ
tay tín dụng, xây dựng và hồn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng những vấn đề sau:
- Quản trị tín dụng: Quản lý tín dụng nhằm mục đích hướng tới khách hàng, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo một cách an toàn dựa trên những quy định và nguyên tắc về hoạt động tín dụng theo chuẩn mự c Ngân hàng.
- Quản trị rủi ro: Ngân hàng cần xây dựng cơ chế quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá theo đúng thông lệ.
- Quản trị nguồn vốn: Quản lý vốn theo mơ hình quản lý tập trung trụ sở chính, quản lý hoạt động của các tài khoản mà ngân hàng mở tại nước ngoài cũng như chịu trách nhiệm trong việc đầu tư nguồn vốn này mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đóng hoặc chuyển quyền quản lý các tài khoản đã mở tại ngân hàng nước ngoài ở các chi nhánh về quản lý tại trụ sở chính của các ngân hàng nhằm quản lý và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn, giảm chi phí quản lý vốn.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Ngân hàng
Rà soát và đánh giá lại thực lực nguồn nhân lực một cách đúng đắn chi tiết từ cán bộ quản lý đến nhân viên nghiệp vụ, cơ cấu tuổi và trình độ trên cơ sở đó phân loại để có cách thức đào tạo phù hợp. Cụ thể, Ngân hàng cần phải sắp xếp, tinh giảm lao động dôi dư, bổ sung lao động chuyên môn nghiệp vụ mới, lao động kỹ thuật, các chuyên viên giỏi; chuyển đổi cơ cấu lao động nghiệp vụ theo hướng giảm lao động gián tiếp, trẻ hóa đội ngũ nhân viên.
Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ , giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồn nhân sự hiện hữu của Ngân hàng. Ngồi các chương trình đào tạo của trung tâm đào tạo và Hội sở, từng chi nhánh từng Phòng giao dịch của Sacombank nên thường xuyên thực hiện tự đào tạo, hội thảo chuyên đề để không ngừng nâng cao và củng cố trình độ chun mơn của cán bộ nhân viên.
Sắp xếp, định biên nhân sự nhằm tăng năng suất lao động, bố trí, phân công, phân nhiệm nhân sự các phòng ban hợp lý, đúng sở trường, tăng năng suất lao động
của từng nhân viên nhằm đảm bảo hoạt động toàn hệ thống Ngân hàng phát triển an toàn và bền vững.
3.3. KIẾN NGHỊ
* Đối với Ngân hàng nhà nước
Đổi mới, củng cố hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Phát triển hệ thống giám sát theo khung an toàn CAMEL, hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện khung pháp lý về các quy định về an tồn vốn theo thơng lệ quốc tế và chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II.
NHNN chủ động, linh hoạt hơn nữa về việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường: Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo hướng bảo đảm thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất phù hợp điều kiện kinh tế vĩ mô, giảm bớt rủi ro thị trường cho tổ chức tín dụng và nền kinh tế; kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém để bảo đảm tổ chức tín dụng tăng trưởng phù hợp với khả năng thực tế, tập trung củng cố khả năng chi trả.
Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho tồn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ cho cơng tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản trị rủi ro, quản lý công nợ, cơng tác kế tốn, hệ thống thanh tốn liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.
Ket luận chương 3
Toàn bộ chương 3 đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho NHTMCP Sài Gịn Thương Tín, đó là Sacombank cần chú trọng ưu tiên hàng đầu giải quyết các vấn đề sau: Tăng cường vốn chủ sở hữu; Giải quyết nợ xấu gia tăng đột biến năm 2015; Cải thiện khả năng thanh khoản; Tăng hiệu quả hoạt động; Nâng cao chất lượng quản lý..
Việc Sacombank thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính nói chung và giảm thiểu nợ xấu nói riêng là việc làm cấp thiết trong tình hình của Ngân hàng giai đoạn tới.
Bên cạnh những giải pháp từ phía Ngân hàng, đề tài cũng đưa ra các kiến nghị từ NHNN về chính sách như đổi mới, củng cố hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng hay xây dựng những chiến lược phát triển mới nhằm nâng cao năng lực tài chính của Sacombank cũng như của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển vượt bậc về quy mơ và chất lượng hoạt động, góp phần quan trọng trong việc duy trì kinh tế cả nước tăng trưởng ổn đinh, bền vững, tiến tới hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, trong xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế thì hoạt động của hệ thống ngân hàng cịn rất nhiều vấn đề mới cần nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Do đó, khóa luận với đề tài “Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn Thương tín” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực tài chính về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại và áp dụng vào đánh giá tại Sacombank giai đoạn hoạt động từ 2013 đến 2015.
Trên cơ sở phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng trong việc đánh giá năng lực tài chính và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng, để từ đó nghiên cứu có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính, đồng thời nghiên cứu có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của Sacombank cho phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn hệ thống.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
Hệ thống các chỉ tiêu trong việc đánh giá năng lực tài chính của mỗi Ngân hàng thương mại qua đó rút ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực tài chính.
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tài chính của Sacombank giai đoạn 2013- 2015 với phương pháp sử dụng các chỉ tiêu đo lường theo khung an toàn CAMELS
Đề xuất các giải pháp chủ yếu từ phía ngân và những kiến nghị từ NHNN để nâng cao năng lực tài chính tại Sacombank trong giai đoạn tới 2016-2020,
Như vậy, với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Khu vực, Sacombank cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện tình hình kinh doanh hiện tại, và nâng cao năng lực tài chính trong mơi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của các Ngân hàng thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thanh Bình (năm 2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, Đề tài trọng điểm cấp ngành.
2. Nguyễn Văn Đông (năm 2011) “Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mơ hình CAMELS”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Nguyễn Thị Thu Thảo (năm 2010), “Nâng cao năng lực tài chính tại ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Đăk Lăk”, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế TP HCM.
4. Nguyễn Thu Hiền (năm 2011) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong tiến rình hội nhập kinh tế quốc tế” , Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín các năm 2013, 2014, 2015
Tài liệu web:
http://finance.vietstock.vn/vi/ - www.sbv.gov.vn