KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTM

1.5. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ

NHTM

1.5.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trên Thế giớiTự do hố thị trường tài chính Tự do hố thị trường tài chính

Tại Trung Quốc, trình tự mở cửa thị trường tài chính được xây dựng trên cơ sở thừa nhận sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và thực hiện tự do hóa thận trọng, đầu tiên là khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài,

tiếp theo là đầu tư gián tiếp nước ngồi vào TTCK, cuối cùng là tự do hóa các khoản vay nợ nước ngoài, cụ thể là:

Giải quyết nợ xấu để hạn chế rủi ro cho các ngân hàng;

Xây dựng thể chế để có hệ thống luật pháp cơng khai minh bạch; Từng bước tự do hóa tài chính nội địa;

Từng bước tự do hóa lãi suất;

Tổ chức lại và củng cố các TCTD để tăng cường năng lực cạnh tranh; Thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn;

Giải quyết khó khăn tài khóa để giảm bớt tình trạng thất nghiệp.

Cơ cấu lại ngân hàng - xử lý nợ xấu

Tại Trung Quốc, Chính phủ tập trung vào: tăng cường năng lực tài chính, thơng qua Bộ Tài chính bơm vốn cho các ngân hàng này, sau đó khuyến khích các ngân hàng chủ động tăng vốn thông qua việc tạo điều kiện cho các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán và huy động vốn từ các tổ chức, ngân hàng nước ngồi dưới hình thức mua cổ phần hoặc thực hiện liên minh liên kết; xử lý nợ xấu: tất cả các khoản nợ xấu từ ngân hàng sẽ được bán cho một hoặc một vài công ty quản lý tài sản mới được thiết lập (AMC) với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khoản tiền để trả cho các tài sản đó sẽ được quy đổi thành giá trị phần vốn góp của cơng ty quản lý tài sản đầu tư vào ngân hàng; và tái cơ cấu hoạt động quản lý.

Cho phép các tổ chức tài chính nước ngồi mua cổ phần hạn chế trong một số NHTM Nhà nước.

Trung Quốc trong tiến trình cổ phần hố các NHTMNN đã cho phép một số tập đồn tài chính nước ngồi mua cổ phần hạn chế tại một số NHTM sau cổ phần hố. Cùng nột lúc, ba tập đồn tài chính lớn là Goldman Sachs Inc. (Mỹ), Allianzn AG (Đức) và American Express (Mỹ) đã đầu tư tổng cộng 3,78 tỷ USD để mua 10% cổ phần của ngân hàng Công Thương Trung Quốc, NHTM quốc doanh lớn nhất Trung Quốc.

Hợp nhất, sáp nhập giúp các ngân hàng mở rộng quy mô thị phần về vốn

Hợp nhất giữa hai ngân hàng JP Morgan và Mahattan Chase thành công là nhờ

ngân hàng đã chú trọng đến nguồn lực con người; thơng tin kịp thời; văn hóa ngân hàng được coi trọng và xác định rõ mục tiêu.

Hợp nhất giữa ngân hàng ICICI và Rajasthan của Ân Độ thất bại được giải thích

bởi cơng tác tư tưởng của phía ngân hàng Rajasthan không được triển khai kịp thời nhằm trấn an sự lo lắng của người lao động về khả năng có thể mất việc sau khi sáp nhập với ngân hàng ICICI; Hơn nữa, sự hợp nhất giữa hai ngân hàng cịn tạo ra làn sóng lớn phản đối vì sự khác biệt về văn hóa, tơn giáo.

1.5.2. Bài học đối với Việt Nam về nâng cao năng lực tài chính

Từ thực tế tại Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng các nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của NHTM Việt Nam để có thể phát triển ổn định bền vững.

Một là, q trình tự do hóa tài chính cần được thực hiện theo những định hướng

cơ bản sau: Tự do hóa tài chính phải được tiến hành theo lộ trình thích hợp, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; Tự do hóa phải được coi là phương tiện, là khâu đột phá và được tiến hành trước một bước trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; Tự do hóa tài chính phải chịu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia; Tự do hóa tài chính phải được tiến hành cùng với việc tự do hóa kinh tế và thương mại.

Hai là, Quá trình tái cơ cấu phải đảm bảo nâng cao tính an tồn, lành mạnh của

hệ thống ngân hàng; cần phát triển một hệ thống Ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy mơ và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng từ thành thị đến nông thôn. Tái cơ cấu ngân hàng được triển khai dưới nhiều hình thức, biện pháp và theo lộ trình thích hợp.

Ba là, cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng như hoàn

thiện các Bộ luật, văn bản pháp qui về tiền tệ, ngân hàng, tự do hoá lãi suất, ngừng hoặc giảm cấp tín dụng của Chính phủ cho những DNNN làm ăn khơng có hiệu quả thơng qua hệ thống ngân hàng, hồn thiện qui chế giám sát, kiểm soát.

Nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi tại các NHTMVN tạo mơi trường, chính sách thuận lợi, thơng thống đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thành công tại Việt Nam; đồng thời triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, Tháo gỡ cho ngân hàng về cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phịng, xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, về quan hệ quản lý, quản trị điều hành, về hạch toán kế tốn theo thơng lệ quốc tế, xử lý dứt điểm nợ quá hạn, đa dạng hóa sở hữu...

Bốn là, các bên tham gia vào hoạt động hợp nhất, sáp nhập cần nghiên cứu kỹ văn

hóa của mỗi bên để quá trình hợp nhất khơng bị xung đột và tránh được sự bất ổn về

tâm lý

của người lao động. Cơ cấu và đánh giá nguồn lực là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm tìm kiếm nguồn nhân sự cấp cao và cấp trung của các bên tham gia để hình thành đội ngũ quản lý có năng lực và có đóng góp cho hoạt động ngân hàng sau sáp nhập hiệu quả cao hơn. Công tác truyền thông là vấn đề cần được quan tâm ngay sau khi sự thỏa

thuận về

sáp nhập đã đạt được nhằm tạo niềm tin ổn định cho người lao động, cổ đông và khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận làm rõ các vấn đề lý luận về: Khái niệm và các đặc điểm Tài chính và năng lực tài chính của NHTM; Đánh giá năng lực tài chính của NHTM thơng qua mơ hình CAMELS bao gồm các tiêu chí về Vốn chủ sở hữu; nhóm chỉ tiêu về quy mơ và tăng trưởng tổng tài sản; Khả năng sinh lời; chất lượng quản lý và độ nhạy đối với rủi ro thị trường. Từ những tiêu chí đánh giá đó, rút ra được những nhân tố chính ảnh hưởng đến NLTC của NHTM bao gồm nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. Ngồi ra khóa luận cũng đề cập tới các kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới và bài học đối với Việt Nam về nâng cao năng lực tài chính của NHTM.

Qua những phân tích mang tính học thuật ở chương này, tiếp sau đây khóa luận sẽ áp dụng để đánh giá cụ thể về thực trạng năng lực tài chính của NH TMCP Sài gịn Thương tín.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA NH TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN 2010-2013

2.1. TỔNG QUAN VỀ NH NHTM CP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Sài gịn Thương tín

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w