Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTM

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP SÀ

2.3.1. Những kết quả đạt được

* Mức độ đủ vốn

- Về tốc độ tăng quy mô vốn chủ sở hữu là rất tốt, năm sau tăng hơn năm trước trên 20%. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá nhanh và được cải thiện cả về quy mô lẫn cơ cấu cho thấy một nguồn lực tài chính vững mạnh.

- Ngân hàng đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định và tỷ lệ này khá cao so với các ngân hàng cùng quy mơ và trung bình ngành.

- Hệ số địn bảy tài chính hợp lý, Ngân hàng đã phát huy được ưu thế việc sử dụng địn bẩy trong cấu trúc vốn của mình.

* Chất lượng tài sản

- Năng lực tài chính và quy mơ hoạt động của Sacombank tăng nhanh, cơ cấu nguồn vốn thể hiện tính an tồn, chất lượng tài sản được cải thiện tốt, tài sản có sinh lời chiếm đến 90% Tổng tài sản; tổng dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản và ngân hàng có xu hướng cho vay nhiều hơn trên thị trường 2 là dấu hiệu tốt khi hiện nay, các doanh nghiệp đều đang gặp nhiều khó khăn về vốn.

- Các chỉ tiêu an tồn hoạt động luôn được Sacombank tuân thủ triệt để theo quy định của NHNN, cơng tác trích lập quỹ DPRR được thực hiện kịp thời, chính xác và đầy đủ

- Cơ cấu danh mục đầu tư chủ yếu là giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận các khoản vay của NHNN hay đáp ứng nhu cầu thanh khoản gấp.

* Khả năng sinh lời

- Theo xu hướng giảm lãi suất chung của thị trường, các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời có xu thế giảm dần tuy nhiên, vẫn duy trì ở mức ổn định và khá cao so với các Ngân hàng cùng quy mơ cũng như mặt bằng chung tồn ngành.

* Khả năng thanh khoản

- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi đạt mức tối ưu, điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng cho vay phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn dồi dào, kiểm soát tốt được thanh khoản; Ngồi ra, Sacombank ln tuân thủ quy định của NHNN về các chỉ số đảm bảo khả năng thanh khoản.

* Chất lượng quản lý

- Năng lực quản trị của Sacombank được đánh giá là tốt, là ngân hàng có bộ máy quản trị minh bạch. Có những chính sách, biện pháp để quản lý rủi ro, đề ra các kế hoạch chiến lược, phương pháp để thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện. Ban kiểm soát hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.

- Đổi mới hệ thống quản trị phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tập trung cải tiến hệ thống văn bản lập quy theo quy định, kiện toàn bộ máy tổ chức theo 3 luồng: Kinh doanh - Hỗ trợ - Giám sát. Đồng thời, Sacombank vẫn tiếp tục rà soát, điều chỉnh hệ thống quản trị điều hành phù hợp với chuẩn mực quốc tế cũng như quy mô phát triển của Ngân hàng.

- Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ phù hợp với quy định tại Thông tư 44/2011/TTNHNN và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng; Tập trung cải tiến công tác quản lý rủi ro, phân quyền, ủy quyền trên toàn hệ thống; Triển khai 2 hình thức giám sát từ xa và kiểm toán trực tiếp tại đơn vị, tổ chức các đợt kiểm tốn mang tính đột xuất nhằm tăng ý thức tn thủ.

- Công tác quản trị rủi ro thị trường 2013-2015 tiếp tục được cải tiến trong việc dự báo và định hướng hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát rủi ro thị trường của Sacombank, qua đó đã thể hiện dấu ấn và vai trò rõ nét của Ủy ban Quản lý TSC-TSN (ALCO). Hệ thống hạn mức rủi ro thị trường được xây dựng đảm bảo linh hoạt trong kinh doanh và an tồn trong phịng ngừa, kiểm sốt rủi ro, qua đó thể hiện được khẩu vị rủi ro phù hợp của Sacombank trong hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ. Song song đó, Sacombank áp dụng hiệu quả một hệ thống các công cụ đo lường, đánh giá rủi ro như mơ hình VaR, mơ hình định giá trái phiếu, mơ hình ALM, GAP, Stress- Test,... được phát triển theo tiêu chuẩn Basel II đã giúp cho hoạt động kiểm soát rủi ro thị trường an toàn hơn.

- Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ của Sacombank ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang đươc đổi mới theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ ngân hàng khơng chỉ cịn giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà còn nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thơng như thẻ thanh tốn, dịch vụ ngân hàng điện tử (dự án Internet Banking - Mobile Banking) kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư,.. Mạng lưới ngân hàng mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý

như điểm giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w