SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28)

1.4.1. Đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận

Các NHTM cần nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo đạt hiệu quả cao sử dụng vốn kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận và mục tiêu tăng trưởng. Cụ thể:

- Đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh với chi phí hợp lý

Các NHTM muốn tiến hành kinh doanh thì trước hết phải có đủ vốn hay tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động và phát triển. Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp NH có mức vốn đầy đủ. Qui mô vốn sẽ quyết định qui mô nguồn tiền gửi, qui mô cho vay tối đa đối với một hoặc một nhóm khách hàng, nắm giữ cổ phiếu của công ty khác,

mở chi nhánh, mua sắm TSCĐ, thành lập công ty con.. .Như vậy, qui mô và cấu trúc hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh theo qui mô vốn của ngân hàng

- Sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, hiệu quả

Sử dụng vốn hiệu quả tức là đồng vốn kinh doanh của ngân hàng phải tạo ra lợi nhuận cao. Sự cạnh tranh về lãi suất buộc các NHTM phải tiết kiệm để hạ thấp mức lãi suất. Nếu quản lý khéo léo lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, từ đó có thể làm thay đổi cả về qui mô lẫn chủng loại nguồn tiền mà ngân hàng có thể thu hút. Nâng cao năng lực tài chính là một biện pháp quan trọng để đối phó với những thay đổi trong lãi suất thị trường, nhằm kiểm soát và bảo vệ nguồn thu từ lãi, chi phí trả lãi, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, giá trị tài sản của ngân hàng.

- Đảm bảo an toàn trong sử dụng vốn

Vốn được coi là tấm đệm chống đỡ những rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh. Vốn lớn sẽ tạo được uy tín lớn cho ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng qui mô và phát triển. Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với ngân hàng.

1.4.2. Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các khách hàng có đầy đủ thông tin và đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn với mức giá cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, sự trung thành của khách hàng lại giảm đi, họ sẵn sàng thay đổi mối quan hệ ngân hàng hơn trước đây vì lợi ích kinh tế. Khi nhu cầu khách hàng thay đổi đòi hỏi ngân hàng phải có sự đầu tư, điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu mới của khách hàng cả hiện tại và tương lai. Chính vì vậy chỉ có nâng cao năng lực tài chính thì ngân hàng mới có khả năng đáp ứng nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng cao của khách hàng.

1.4.3. Đáp ứng yêu cầu của hối nhập tài chính quốc tế

Hội nhập quốc tế nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng đều mang lại những cơ hội và không ít rủi ro. Cơ hội mang lại đó là nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế là những rối

loạn tài chính tiền tệ nếu thị trường tài chính kém phát triển, hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ dễ đổ vỡ. Mà bản chất của hội nhập quốc tế về tài chính tiền tệ là quá trình các quốc gia, các khu vực thực hiện việc mở cửa cho sự tham gia lẫn nhau vào lĩnh vực tài chính tiền tệ thể hiện bằng những cam kết đã được đặt ra trong Lộ trình mở cửa hệ thống ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng trong nước không còn cách nào khác là phải tự “cải tổ” mình nhằm nâng cao năng lực tài chính để có thể cạnh tranh trong bối cảnh mới. Áp lực cạnh tranh đóng một vai trò như một động lực thúc đẩy các ngân hàng ngày càng phải nâng cao năng lực của mình.

1.2.6. Độ nhạy với rủi ro thị trường - Sensitivity to market risk (S)

Phân tích độ nhạy với rủi ro thị trường nhằm đo lường tác động của thay đổi lãi suất và tỷ giá đến lợi nhuân và vốn chủ sở hữu.

Việc theo đuổi mục tiêu lợ nhuận của ngân hàng cần phải được kết hợp hài hòa với hạn chế rủi ro. Các nhà quản lý cần phải đặc biệt quan tâm tới các rủi ro thị trường: là khả năng gây ra các tổn thất hay thua lỗ của các danh mục đầu tư và các công cụ tài chính do những thay đổi về giá trị thị trường gây ra. Rủi ro thị trường bao gồm:

Rủi ro lãi suất: Tổn thất tiềm năng đối với chênh lệch giữa lãi và chi phí trả lãi của ngân hàng do sự biến động của lãi suất thị trường và do sự không tương thích về kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có.

Rủi ro tỷ giá: khả năng xảy ra tổn thất khi ngân hàng ở trạng thái không cân bằngvà có sự biến động giá.

1.5. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐNHTM NHTM

1.5.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trên Thế giớiTự do hoá thị trường tài chính Tự do hoá thị trường tài chính

Tại Trung Quốc, trình tự mở cửa thị trường tài chính được xây dựng trên cơ sở thừa nhận sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và thực hiện tự do hóa thận trọng, đầu tiên là khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài,

tiếp theo là đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK, cuối cùng là tự do hóa các khoản vay nợ nước ngoài, cụ thể là:

Giải quyết nợ xấu để hạn chế rủi ro cho các ngân hàng;

Xây dựng thể chế để có hệ thống luật pháp công khai minh bạch; Từng bước tự do hóa tài chính nội địa;

Từng bước tự do hóa lãi suất;

Tổ chức lại và củng cố các TCTD để tăng cường năng lực cạnh tranh; Thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn;

Giải quyết khó khăn tài khóa để giảm bớt tình trạng thất nghiệp.

Cơ cấu lại ngân hàng - xử lý nợ xấu

Tại Trung Quốc, Chính phủ tập trung vào: tăng cường năng lực tài chính, thông qua Bộ Tài chính bơm vốn cho các ngân hàng này, sau đó khuyến khích các ngân hàng chủ động tăng vốn thông qua việc tạo điều kiện cho các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán và huy động vốn từ các tổ chức, ngân hàng nước ngoài dưới hình thức mua cổ phần hoặc thực hiện liên minh liên kết; xử lý nợ xấu: tất cả các khoản nợ xấu từ ngân hàng sẽ được bán cho một hoặc một vài công ty quản lý tài sản mới được thiết lập (AMC) với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khoản tiền để trả cho các tài sản đó sẽ được quy đổi thành giá trị phần vốn góp của công ty quản lý tài sản đầu tư vào ngân hàng; và tái cơ cấu hoạt động quản lý.

Cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế trong một số NHTM Nhà nước.

Trung Quốc trong tiến trình cổ phần hoá các NHTMNN đã cho phép một số tập đoàn tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế tại một số NHTM sau cổ phần hoá. Cùng nột lúc, ba tập đoàn tài chính lớn là Goldman Sachs Inc. (Mỹ), Allianzn AG (Đức) và American Express (Mỹ) đã đầu tư tổng cộng 3,78 tỷ USD để mua 10% cổ phần của ngân hàng Công Thương Trung Quốc, NHTM quốc doanh lớn nhất Trung Quốc.

Hợp nhất, sáp nhập giúp các ngân hàng mở rộng quy mô thị phần về vốn

Hợp nhất giữa hai ngân hàng JP Morgan và Mahattan Chase thành công là nhờ ngân hàng đã chú trọng đến nguồn lực con người; thông tin kịp thời; văn hóa ngân hàng được coi trọng và xác định rõ mục tiêu.

Hợp nhất giữa ngân hàng ICICI và Rajasthan của Ân Độ thất bại được giải thích bởi công tác tư tưởng của phía ngân hàng Rajasthan không được triển khai kịp thời nhằm trấn an sự lo lắng của người lao động về khả năng có thể mất việc sau khi sáp nhập với ngân hàng ICICI; Hơn nữa, sự hợp nhất giữa hai ngân hàng còn tạo ra làn sóng lớn phản đối vì sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo.

1.5.2. Bài học đối với Việt Nam về nâng cao năng lực tài chính

Từ thực tế tại Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng các nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của NHTM Việt Nam để có thể phát triển ổn định bền vững.

Một là, quá trình tự do hóa tài chính cần được thực hiện theo những định hướng cơ bản sau: Tự do hóa tài chính phải được tiến hành theo lộ trình thích hợp, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; Tự do hóa phải được coi là phương tiện, là khâu đột phá và được tiến hành trước một bước trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; Tự do hóa tài chính phải chịu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia; Tự do hóa tài chính phải được tiến hành cùng với việc tự do hóa kinh tế và thương mại.

Hai là, Quá trình tái cơ cấu phải đảm bảo nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng; cần phát triển một hệ thống Ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng từ thành thị đến nông thôn. Tái cơ cấu ngân hàng được triển khai dưới nhiều hình thức, biện pháp và theo lộ trình thích hợp.

Ba là, cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng như hoàn thiện các Bộ luật, văn bản pháp qui về tiền tệ, ngân hàng, tự do hoá lãi suất, ngừng hoặc giảm cấp tín dụng của Chính phủ cho những DNNN làm ăn không có hiệu quả thông qua hệ thống ngân hàng, hoàn thiện qui chế giám sát, kiểm soát.

Nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTMVN tạo môi trường, chính sách thuận lợi, thông thoáng đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thành công tại Việt Nam; đồng thời triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, Tháo gỡ cho ngân hàng về cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, về quan hệ quản lý, quản trị điều hành, về hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế, xử lý dứt điểm nợ quá hạn, đa dạng hóa sở hữu...

Bốn là, các bên tham gia vào hoạt động hợp nhất, sáp nhập cần nghiên cứu kỹ văn hóa của mỗi bên để quá trình hợp nhất không bị xung đột và tránh được sự bất ổn về

tâm lý

của người lao động. Cơ cấu và đánh giá nguồn lực là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm tìm kiếm nguồn nhân sự cấp cao và cấp trung của các bên tham gia để hình thành đội ngũ quản lý có năng lực và có đóng góp cho hoạt động ngân hàng sau sáp nhập hiệu quả cao hơn. Công tác truyền thông là vấn đề cần được quan tâm ngay sau khi sự thỏa

thuận về

sáp nhập đã đạt được nhằm tạo niềm tin ổn định cho người lao động, cổ đông và khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận làm rõ các vấn đề lý luận về: Khái niệm và các đặc điểm Tài chính và năng lực tài chính của NHTM; Đánh giá năng lực tài chính của NHTM thông qua mô hình CAMELS bao gồm các tiêu chí về Vốn chủ sở hữu; nhóm chỉ tiêu về quy mô và tăng trưởng tổng tài sản; Khả năng sinh lời; chất lượng quản lý và độ nhạy đối với rủi ro thị trường. Từ những tiêu chí đánh giá đó, rút ra được những nhân tố chính ảnh hưởng đến NLTC của NHTM bao gồm nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. Ngoài ra khóa luận cũng đề cập tới các kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới và bài học đối với Việt Nam về nâng cao năng lực tài chính của NHTM.

Qua những phân tích mang tính học thuật ở chương này, tiếp sau đây khóa luận sẽ áp dụng để đánh giá cụ thể về thực trạng năng lực tài chính của NH TMCP Sài gòn Thương tín.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 2010-2013

2.1. TỔNG QUAN VỀ NH NHTM CP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Sài gòn Thương tín 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Sài gòn Thương tín

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch tiếng anh là SaiGon Thuong Tin Commercial Stock Bank (viết tắt là Sacombank) đươc thành lập trên cơ sở hợp nhất bốn tổ chức tín dụng là: Ngân hàng phát triển quận Gò Vấp và 3 HTX Tín dụng (HTX tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công) với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Sacombank chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 theo giấy phép hoạt động số 006/NN - GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp với mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.

Đặc biệt, Sacombank còn là ngân hàng TMCP đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HOSE vào năm 2006 với mã chứng khoán là STB hiện đang có 1,803,653,429 cổ phiếu đang lưu hành. Là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực phát triển mở rộng tại thị trường Lào vào năm 2008 và bước đầu hướng tới thị trường Đông Dương đầy tiềm năng. Năm 2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia. Năm 2014, Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các đối tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đã đạt được nhiều giải thưởng tiêu biểu như là Ngân hàng tốt nhất tại các thị trường mới do tạp chí Global Finance bình chọn, Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2014 do tạp chí The Asset bình chọn; danh hiệu đột phá trong lĩnh vực chấp nhận thẻ; Ngân hàng có hoạt động quan hệ nhà đầu tư tốt nhất năm 2014 do Vietstock tổ chức bình chọn; Ngân hàng bán lẻ tốt nhất; Ngân hàng tiêu biểu năm 2014 tại Việt Nam do The Banker bình chọn...

Tháng 10/2015, Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập với Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín, việc sáp nhập là theo chủ trương của Chính phủ và NHNN về tái cơ cấu nhằm lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng và tạo thêm

nguồn lực trong giai đoạn phát triển mới. Và đã đưa Sacombank lên vị trí thứ 5 trong

bảng xếp hạng hệ thống ngân hàng Việt Nam, chỉ sau 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, nâng tổng tài sản đạt gần 293,000 tỷ đồng; vốn chủ sử hữu đạt gần 22,600

2013 2014 2015

Vốn điều lệ 12,425,116 12,425,116 18,852,157

Vốn chủ sở hữu 17,063,718 18,063,197 22,578,297

tỷ đồng, số vốn điều lệ lên đến 18,825 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2015, Sacombank có mạng lưới hoạt động lên đến 567 điểm giao dịch trên toàn quốc và 2 nước Lào, Campuchia; Tổng số cán bộ nhân viên là 15,510 người.

Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020: Sacombank đẩy mạnh bán lẻ, tăng cường bán buôn nhằm mở rộng thị phần, phát huy thế mạnh mạng lưới, công nghệ... để khẳng định vị thế Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Hình 2.1: Bộ máy điều hành, bộ máy quản trị và kiểm soát của Sacombank

CA HHAII

BAN ICIÉU SOÁT

HÒI ĐỔNG TlN DVNG ---∙ TRUNG TAM THE — • TÍM DỤNG 5 VAtI HAfai QUANL RUIRO • ló TfiO CONQ H&iE I C' I LrjHC DAUTVTAICMMH 1 Sf

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w