Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTM

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP SÀ

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Tỷ lệ tài sản có sinh lời của Sacombank khá thấp so với các ngân hàng cùng quy mô.

- Chất lượng các khoản tín dụng, chất lượng các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá và góp vốn mua cổ phần đều giảm.

- Sau khi sáp nhập Southern Bank, ngược lại với quy mô tăng mạnh, lợi nhuận của Sacombank đã sụt giảm thảm hại. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng năm 2015 giảm 48% so với năm trước. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của Sacombank chỉ vỏn vẹn hơn 600 đồng và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ còn khoảng 5%. Đây là một kết quả kinh doanh thấp nhất trong lịch sử ngân hàng này. Nguyên nhân chủ yếu kết quả kinh doanh thấp này chính là việc dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank trong năm 2015 lên tới 2.132 tỷ đồng, tăng đến 1.170 tỷ đồng so với năm 2014. Tương ứng với đó là tổng nợ xấu của ngân hàng này hiện lên tới hơn 3,000 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu không phải là cao so với các ngân hàng khác nhưng có lẽ là mức cao nhất của Sacombank từ trước đến nay.

- Khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, từ các hoạt động đầu tư góp vốn mua cổ phần đều có xu hướng giảm dần.

- Thu dịch vụ chưa cao, do chính sách giảm phí nhằm thu hút khách hàng , phát triển thị phần trong giai đoạn 2013-2015 này.

- Khả năng thanh khoản của Ngân hàng cũng có xu hướng giảm qua các năm.

- Ngân hàng chưa xây dựng được chính sách quản trị rủi ro cụ thể, trong đó có việc xây dựng đường cong lãi suất, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường khá cao và có xu hướng tăng lên.

* Nguyên nhân:

+ Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2009 và cuộc khủng hoảng nợ cơng Châu

Âu năm 2012 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế suy thối ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp làm ăn thu lỗ, khơng có khả năng trả gốc và lãi cho ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tín dụng của NHTM.

+ Trong năm 2011, Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp tập trung

kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đã chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm kiểm soát để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương diện thanh toán khoảng 15-16%, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất dộng sản, chứng khoán. NHTW liên tục tăng lãi suất thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc huy động vốn từ dân cư và vay thanh khoản từ NHTW.

+Năm 2012, NHNN ban hành thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt

động đi vay, cho vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng và chi nhánh NH nước ngồi. Theo đó, thơng tư này siết chặt các quy định về hoạt động liên ngân hàng nhằm ngăn chặn việc vay dây chuyền. TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng gửi tiền và nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD, chi nhánh NH nước ngoài. Hoạt động cho vay và đi vay liên NH chỉ được thực hiện thơng qua trụ sở chính của TCTD và được dùng để bù đắp thiếu hụt tạm thời bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối trong ngắn hạn. Quy định này sẽ ảnh hưởng đến NHTM khi phải tăng trích lập dự phịng rủi ro ngồi ra cịn làm giảm khả năng vay thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng.

+Giai đoạn 2013-2015, NHNN và Chính phủ đã tích cực thực thi nhiều chính

sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nền kinh tế đã có những khởi sắc nhất định tạo nền tảng cho ngành Ngân hàng cũng phát triển ổn định hơn.

+Hiện nay, ngân hàng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngồi có

thể nắm giữ cổ phần của các NH Việt Nam và sự xuất hiện của ngân hàng 100% vốn nước ngồi với cơng nghệ hiện đại, lợi thế về quy mô và vốn lớn cũng gây sức ép cạnh tranh cho NHTM VN. Nguy cơ bị thay thế của NH ở VN với khách hàng tiêu dùng là khá cao, với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như khơng mất gì nếu chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào nơi khác với lãi suất cao hơn.

Nguyên nhân chủ quan:

+Ngân hàng quản trị danh mục tài sản chưa đạt hiệu quả cao, khả năng sinh lời

từ tài sản chưa cao.

+ Ngân hàng quản trị danh mục các khoản vay kém hiệu quả, công tác thẩm định,

quản lý, theo dõi khoản tín dụng chưa thực sự tốt dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, chi phí trích lập dự phịng rủi ro lớn và làm giảm khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng.

+Quản trị danh mục chứng khoán kém hiệu quả, khả năng sinh lời từ danh mục

Ket luận chương 2

Dựa trên nền tảng lý thuyết ở chương 1, chương 2 đánh giá thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín giai đoạn 2013-2015 thơng qua mơ hình CAMELS có thể rút ra một số ý sau:

Các chỉ tiêu về quy mô vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Sacombank nhìn chung đã đảm bảo khung an toàn Camels. Tuy nhiên chất lượng tổng tài sản chưa tốt khi tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng vượt trội so với những năm trước.

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản cũng đã đảm bảo theo khung an toàn Camels, tuy nhiên các hệ số lại có xu hướng giảm dần, cho thấy năng lực tài chính của Sacombank cũng đang có xu thế giảm sút.

Các chỉ tiêu về chất lượng quản lý đều đạt chuẩn và vẫn đang được cải thiện theo hướng tích cực.

Bên cạnh việc phân tích từng chỉ tiêu cụ thể, đề tài cịn có những đánh giá chung về năng lực tài chính của Sacombank khi đưa ra những kết quả đạt được cùng những hạn chế và nguyên nhân tồn đọng trong năng lực tài chính của Ngân hàng trong giai đoạn này. Thơng qua đó để đưa ra những giải pháp cụ thể ở chương 3 tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực TÀI CHÍNH CHO NH TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w