Tự do hoá thị trường tài chính
Tại Trung Quốc, trình tự mở cửa thị trường tài chính được xây dựng trên cơ sở thừa nhận sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và thực hiện tự do hóa thận trọng, đầu tiên là khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài,
tiếp theo là đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK, cuối cùng là tự do hóa các khoản vay nợ nước ngoài, cụ thể là:
Giải quyết nợ xấu để hạn chế rủi ro cho các ngân hàng;
Xây dựng thể chế để có hệ thống luật pháp công khai minh bạch; Từng bước tự do hóa tài chính nội địa;
Từng bước tự do hóa lãi suất;
Tổ chức lại và củng cố các TCTD để tăng cường năng lực cạnh tranh; Thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn;
Giải quyết khó khăn tài khóa để giảm bớt tình trạng thất nghiệp.
Cơ cấu lại ngân hàng - xử lý nợ xấu
Tại Trung Quốc, Chính phủ tập trung vào: tăng cường năng lực tài chính, thông qua Bộ Tài chính bơm vốn cho các ngân hàng này, sau đó khuyến khích các ngân hàng chủ động tăng vốn thông qua việc tạo điều kiện cho các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán và huy động vốn từ các tổ chức, ngân hàng nước ngoài dưới hình thức mua cổ phần hoặc thực hiện liên minh liên kết; xử lý nợ xấu: tất cả các khoản nợ xấu từ ngân hàng sẽ được bán cho một hoặc một vài công ty quản lý tài sản mới được thiết lập (AMC) với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khoản tiền để trả cho các tài sản đó sẽ được quy đổi thành giá trị phần vốn góp của công ty quản lý tài sản đầu tư vào ngân hàng; và tái cơ cấu hoạt động quản lý.
Cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế trong một số NHTM Nhà nước.
Trung Quốc trong tiến trình cổ phần hoá các NHTMNN đã cho phép một số tập đoàn tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế tại một số NHTM sau cổ phần hoá. Cùng nột lúc, ba tập đoàn tài chính lớn là Goldman Sachs Inc. (Mỹ), Allianzn AG (Đức) và American Express (Mỹ) đã đầu tư tổng cộng 3,78 tỷ USD để mua 10% cổ phần của ngân hàng Công Thương Trung Quốc, NHTM quốc doanh lớn nhất Trung Quốc.
Hợp nhất, sáp nhập giúp các ngân hàng mở rộng quy mô thị phần về vốn
Hợp nhất giữa hai ngân hàng JP Morgan và Mahattan Chase thành công là nhờ ngân hàng đã chú trọng đến nguồn lực con người; thông tin kịp thời; văn hóa ngân hàng được coi trọng và xác định rõ mục tiêu.
Hợp nhất giữa ngân hàng ICICI và Rajasthan của Ân Độ thất bại được giải thích bởi công tác tư tưởng của phía ngân hàng Rajasthan không được triển khai kịp thời nhằm trấn an sự lo lắng của người lao động về khả năng có thể mất việc sau khi sáp nhập với ngân hàng ICICI; Hơn nữa, sự hợp nhất giữa hai ngân hàng còn tạo ra làn sóng lớn phản đối vì sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo.