Nội dung kiểm soát của NHTW đối với thị trường tiền tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 33)

1.2.2.1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của một ngân hàng trung ương là công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để diều chỉnh hoạt động ngân hàng, tiền tệ nói chung, trong đó có hạt động của các thành viên trên thị trường tiền tệ nói riêng. Hành lang pháp lý cho hoạt động của TTTT bao gồm những quy định, thể lệ, quy tắc chung nhất đối với hoạt động của TTTT; những quy định pháp lý liên quan đến các thành viên tham gia thị trường, công cụ tài chính giao dịch trên thị trường; giải quyết tranh chấp khi phát sinh và những quy định liên quan đến những

nội dung mà các thành viên của thị trường không được thực hiện, quy định về chế độ thông tin, báo cáo NHTW về hoạt động trên TTTT của các thành viên.

1.2.2.2. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển thị trường tiền tệ

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ. Cơ sở hạ tầng của thị trường tiền tệ bao gồm hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giao dịch hàng ngày trên thị trường, việc lưu ký các hàng hoá (các loại GTCG), công tác thanh toán... Với vai trò và vị thế của mình, hầu hết các ngân hàng trung ương đều có những thuận lợi về quy mô, kinh nghiệm, trình độ để tổ chức và xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ giao dịch, thanh toán của các thành viên, góp phần không nhỏ thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.

1.2.2.3. Sử dụng các công cụ CSTT để tác động lên thị trường tiền tệ

TTTT đóng vai trò chuyển tải những tác động của CSTT tới các mục tiêu cuối cùng. Vì vậy, NHTW phải căn cứ vào đặc điểm của nền kinh tế, mức độ phát triển của thị trường tài chính-tiền tệ và định hướng điều hành kinh tế của Chính phủ trong từng thời kỳ để xây dựng và áp dụng một mô hình kiểm soát tiền tệ phù hợp với quốc gia của mình.

Hiện nay, xu thế sử dụng lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động thay cho tiền dự trữ đang trở nên phổ biến ở cả các nước có thị trường tài chính phát triển và đang phát triển. Nhiều nghiên cứu kinh nghiệm các nước đã chỉ ra rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến cho việc dự báo cung và cầu vốn khả dụng của các TCTD khó khăn hơn. Do đó, việc kiểm soát tiền dự trữ nhiều khi dẫn đến sự biến động lớn của lãi suất ngắn hạn - điều này không làm tăng khả năng kiểm soát M2 mà lại gây nên sự bất ổn định TTTT. Trong khi đó, mục tiêu lãi suất được ưa thích do một số yếu tố chủ yếu sau: (i) việc tự do hoá lãi suất đã làm cho lãi suất được xác định bởi các yếu tố thị trường hơn; (ii) vai trò của lãi suất trong cơ chế truyền tải tác động CSTT đến nền kinh tế ngày càng tăng lên; (iii) thị trường và các nhà đầu tư

ngày càng nhạy cảm với lãi suất hơn; (iv) khả năng kiểm soát và đo lường lãi suất dễ dàng hơn (các số liệu về lãi suất có thể được thu thập tức thì trong khi số liệu về M2 thì chỉ có thể thu thập sau hàng tháng).

Trong thực tế, NHTW có thể lựa chọn các loại lãi suất ngắn hạn khác nhau làm lãi suất mục tiêu. Lựa chọn loại lãi suất nào là lãi suất mục tiêu cần phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: thứ nhất, đó loại lãi suất chủ yếu của thị trường và có tác động tới các loại lãi suất khác; thứ hai, là lãi suất mà NHTW dễ dàng có thể kiểm soát và tác động theo mong muốn.

Trong từng thời kỳ, NHTW có trách nhiệm xác định mức lãi suất mục tiêu

cụ thể. Mức lãi suất này là mức lãi suất mà NHTW mong muốn và cố gắng duy trì cho lãi suất thị trường cùng loại biến động xung quanh mức lãi suất này. Mức lãi suất mục tiêu có đặc điểm sau: Thứ nhất, nó là giá trị cụ thể trong từng thời kỳ của loại lãi suất mà NHTW lựa chọn. Ví dụ, nếu NHTW lựa chọn lãi suất cho vay qua đêm trên TTLNH là loại lãi suất cần kiểm soát thì mức lãi suất mục tiêu là giá trị cụ thể của lãi suất cho vay qua đêm trên TTLNH của từng giai đoạn điều hành CSTT.

Thứ hai, mức lãi suất mục tiêu trong từng thời kỳ phải phản ánh được những ưu

tiên trong điều hành CSTT của NHTW (ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp hay kiềm chế lạm phát). Thứ ba, mức lãi suất mục tiêu có thể là một mức cụ thể (như Fed fund rate của Mỹ) nhưng cũng có thể được NHTW xác định là một khung lãi suất bao gồm lãi suất trần và sàn (ví dụ NHTW Thuỵ Điển).

Thông thường lãi suất mục tiêu trong từng thời kỳ được NHTW thông báo để định hướng cho hoạt động của thị trường và NHTW sẽ can thiệp thông qua các công cụ điều hành CSTT của mình khi lãi suất thực tế biến động vượt lãi suất mục tiêu kỳ vọng của NHTW.

1.2.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động của TTTT

Để bảo đảm thị trường tiền tệ hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả, NHTW mỗi nước đều đặt ra những quy định và yêu cầu các thành viên tham gia thị

trường phải tuân thủ các quy định đó trong quá trình thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Các quy định mà NHTW ban hành thường bao gồm:

- Điều kiện đối với mỗi thành viên để được tham gia vào thị trường tiền tệ: điều kiện về tư cách pháp lý, năng lực tài chính, yêu cầu minh bạch, công

khai các

thông tin...

- Quy định về điều kiện để các thành viên được phát hành, tham gia mua bán các loại hàng hoá trên thị trường tiền tệ...

- Quy định về giá cả, lãi suất giao dịch giữa các thành viên trên thị trường tiền tệ...

- Quy định các tỷ lệ an toàn mà mỗi thành viên phải tuân thủ trong quá trình tham gia thị trường tiền tệ...

- Quy định về các hình thức xử lý các vi phạm của các thành viên trên thị trường tiền tệ...

Căn cứ vào các quy định đã ban hành, NHTW thực hiện việc giám sát hoạt động của các thành viên tham gia thị trường và có những biện pháp xử lý kịp thời đối với các thành viên vi phạm những quy định của NHTW.

1.2.2.5. Thu thập, phân tích và dự báo các thông tin của thị trường để phục

vụ cho điều hành CSTT và kiểm soát thị trường.

Để nắm bắt được thực trạng hoạt động của thị trường nhằm đưa ra các quyết định can thiệp và bình ổn thị trường đòi hỏi NHTW phải tiến hành thu thập, phân tích thông tin của thị trường cập nhật và đưa ra các dự báo về diễn biến của TTTT trong tương lai.

Quy trình xử lý thông tin của NHTƯ là: thu thập thông tin ______k phân tích thông tin---► dự báo biến động của thị trường ----► Phản hồi thông tin cho thị trường --->. Đưa ra các quyết định can thiệp (nếu thấy cần thiết). Những thông tin chủ yếu mà NHTW phải cập nhật gồm:

- Thông tin về tình hình biến động vốn khả dụng của hệ thống;

- Thông tin về tình hình biến động của các loại lãi suất thị trường, đặc biệt là lãi suất trên TTLNH;

- Những thông tin chính trị - kinh tế - xã hội nhạy cảm với thị trường tài chính - tiền tệ.

Thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường là một nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng của NHTW. Để thu thập và xử lý thông tin có hiệu quả, NHTW cần phải xây dựng hệ thống công nghệ ngân hàng cơ sở cho các giao dịch của thị trường (như hệ thống giao dịch, thanh toán điện tử liên ngân hàng, trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia) và hỗ trợ các ngân hàng hoàn thiện công nghệ phục vụ cho các nghiệp vụ kinh doanh trên TTTT.

1.2.3. Cơ chế kiểm soát của NHTW đối với thị trường tiền tệ

Như trên đã đề cập, thị trường tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thực thi và điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Vậy vấn đề đặt ra là ngân hàng trung ương kiểm soát gì trên thị trường tiền tệ và cơ chế nào để các quyết định điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương thông qua thị trường tiền tệ có thể tác động đến nền kinh tế.

Những thay đổi trong chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương được thông qua thị trường tiền tệ được chuyển tải tới mục tiêu cuối cùng (mục tiêu chính sách) thông qua cơ chế điều chỉnh về mặt lượng và cơ chế điều chỉnh về mặt giá (lãi suất):

1.2.3.1. Cơ chế tác động về lượng:

Trước tiên ngân hàng trung ương tác động lên dự trữ của hệ thống ngân hàng thông qua hành vi mua bán GTCG trên thị trường mở. Sự thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ làm thay đổi lượng tiền cơ bản (MB) từ đó sẽ làm thay đổi cung tiền (MS) thông qua khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng (m). Sự thay đổi trên sẽ kéo theo sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và đầu tư của các chủ thể trong xã hội. Cơ chế này thường phát huy hiệu quả khi điều kiện thị trường chưa phát triển và quan hệ cung cầu của thị trường bị chi phối mạnh bởi các yếu tố phi lãi suất.

1.2.3.2. Cơ chế tác động về giá (lãi suất):

Cơ chế tác động về giá là cơ chế chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế thông qua phản ứng dây chuyền giữa các mức lãi suất và các loại giá cả trên thị trường tài chính. Quy trình này có thể được chia làm nhiều khâu với các tác nhân tham gia khác nhau. Trước tiên, ngân hàng trung ương tác động làm thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng, từ đó thay đổi lượng cung trên thị trường liên ngân hàng và làm cho lãi suất trên thị trường này thay đổi. Với vai trò là giá cả của việc sử dụng vốn trên thị trường liên ngân hàng, khi lãi suất liên ngân hàng thay đổi sẽ dẫn tới chi phí sử dụng vốn của các ngân hàng tăng lên hay giảm đi đáng kể. Điều đó sẽ làm lãi suất đầu ra (lãi suất cho vay) của các ngân hàng thay đổi và làm thay đổi đến hành vi đầu tư, tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội, làm thay đổi các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế.

Sơ đồ 1.2: Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ qua lãi suất

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát TTTT của NHTW

Như trên đã nói, quá trình tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế thông qua thị trường tiền tệ được chia làm nhiều khâu với sự tham gia vào nhiều nhân tố khác nhau: việc ra quyết định thi hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, việc đón nhận và phản ứng của thị trường tiền tệ trước những quyết định đó và mức độ phản ứng của các chủ thể kinh tế trước hàng loạt thay đổi trên thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, sự thành công của chính sách tiền tệ, hay nói cách khác là hiệu quả kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ là kết quả tương tác giữa nhiều nhân tố, mỗi nhân tố có đặc điểm, vai trò và mức độ ảnh hưởng khác nhau.

1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng trung ương:

Các nhân tố này nói lên những đặc điểm, sức mạnh và trình độ của bản thân ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng nhiều nhất đến khâu đầu tiên của quá trình, đó là việc ra các quyết định điều hành, thực thi chính sách tiền tệ.

- Mức độ độc lập của ngân hàng trung ương: phụ thuộc vào mô hình ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia.

- Khả năng thu thập các thông tin thị trường, kinh tế, xã hội; khả năng phân tích thông tin, từ đó dự báo được xu thế phát triển của thị trường tiền tệ: quá trình

này của ngân hàng trung ương được thực hiện nhanh hay chậm, độ chính xác cao

hay thấp sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác và kịp thời của các quyết định can thiệp

của ngân hàng trung ương đối với thị trường tiền tệ.

- Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, chuyên gia của ngân hàng trung ương, những người đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn và sử dụng các

công cụ chính sách tiền tệ để can thiệp vào thị trường tiền tệ: lựa chọn những công cụ nào, công cụ nào chính, công cụ nào bổ sung, kết hợp, liều lượng tác động bao nhiêu...?

1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về trình độ phát triển của thị trường tiền tệ:

Khả năng và tốc độ ảnh hưởng của lãi suất liên ngân hàng và lượng tiền cung ứng qua nghiệp vụ thị trường mở đến mặt bằng lãi suất thị trường là điều kiện tiên quyết, là nhân tố quyết định sự thành công của chính sách tiền tệ, đến hiệu quả kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương. Khả năng này lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển, mức độ năng động của thị trường tiền tệ:

- Số lượng và trình độ phát triển của các thành viên tham gia thị trường tiền tệ mà quan trọng nhất là hệ thống ngân hàng thương mại. Cách các ngân hàng này

đón nhận và phản ứng lại trước những thay đổi của cơ chế, chính sách sẽ tạo nên

những thay đổi ở các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ như lượng

tiền cung

ứng, lãi suất liên ngân hàng, dự trữ của hệ thống ngân hàng. Khả năng dự

những thay đổi từ cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý. Ngược lại, sự độc quyền sẽ làm ngăn cản hoặc giảm tốc độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lãi suất liên ngân hàng và ảnh hưởng của lãi suất liên ngân hàng đến lãi suất thị trường thông qua sự chi phối của một số ngân hàng lớn.

- Lòng tin của các ngân hàng vào xu hướng biến động của lãi suất thị trường: nếu các ngân hàng kém tin tưởng vào xu hướng này là dài hạn, họ sẽ ngần ngại

trong việc điều chỉnh lãi suất của mình trước sự thay đổi của lãi suất liên ngân hàng.

1.2.4.3. Các nhân tố khác:

- Mức độ nhạy cảm của lãi suất, lượng tiền cung ứng tới các hành vi tiêu dùng, đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế;

- Sự linh hoạt nhạy bén của các chủ thể trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 33)