Kinh nghiệm kiểm soát thị trường tiền tệ của một số quốc gia trên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 40)

ngân hàng trung ương không thể tác động một cách trực tiếp theo ý muốn của mình. Đó là các nhân tố thuộc về thị trường tiền tệ và các nhân tố khác. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương có thể đứng ở vai trò, chức năng và dùng cơ chế, chính sách của mình để hỗ trợ, nâng cao trình độ phát triển của thị trường tiền tệ, trình độ của các chủ thể khác trong nền kinh tế...nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho chính sách tiền tệ phát huy tác dụng. Đối với các nhân tố chủ quan, thuộc về bản thân ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương có thể chủ động điều chỉnh một cách linh hoạt nhằm đạt được mục tiêu mong muốn của mình.

1.3. Kinh nghiệm kiểm soát thị trường tiền tệ của một số quốc giatrên trên

thế giới và bài học đối với Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm của Quỹ dự trữ liên bang Mỹ (FED)

1.3.1.1. Kiểm soát nghiệp vụ thị trường mở

trên việc so sánh lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng với lãi suất mục tiêu của Fed. Neu lãi suất liên ngân hàng cao hơn lãi suất mục tiêu thì Fed sẽ cung tiền ra lưu thông để giúp bình ổn lãi suất liên ngân hàng.

Có khoảng 16-30 nhà giao dịch sơ cấp được tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Số lượng nhà giao dịch sơ cấp thay đổi theo thời kỳ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, do một số tổ chức tài chính lớn bị phá sản, số lượng nhà giao dịch sơ cấp đã giảm nhiều so với trước đây. Việc lựa chọn một nhà giao dịch sơ cấp được thực hiện khi một nhà giao dịch sơ cấp bị phá sản hay không đáp ứng được những tiêu chuẩn của Fed. Nhà giao dịch sơ cấp có thể là ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán hay ngân hàng nước ngoài, đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Có lịch sử về tuân thủ các yêu cầu về vốn, tỷ lệ an toàn tối thiểu;

+ Có lịch sử về việc nắm giữ khối lượng lớn và đa dạng các loại trái phiếu Chính phủ;

+ Tham gia tích cực trong hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, có thể đấu thầu với mức giá cạnh tranh và khối lượng lớn;

+ Có danh mục khách hàng tốt;

+ Có danh tiếng tốt, không có sự phàn nàn từ khách hàng hay đối tác; tuân thủ pháp luật, các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức.

Các nhà giao dịch sơ cấp có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên đấu thầu của Bộ Tài chính với khối lượng và giá cạnh tranh; họ được phép tham gia đấu thầu cho chính mình và cho khách hàng. Tuy nhiên, nhà giao dịch sơ cấp không được phép tạo ra những tài khoản khách hàng ảo để tham gia đấu thầu.

Cơ sở để Fed xác định lượng tiền cung ứng/thu về qua nghiệp vụ thị trường mở: lượng dự trữ dư thừa của các ngân hàng tại Fed, sự chênh lệch giữa lãi suất bình quân liên ngân hàng và lãi suất mục tiêu của Fed.

Hàng hóa: Fed chấp nhận các loại GTCG do Chính phủ phát hành làm tài sản bảo đảm trong nghiệp vụ thị trường mở. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, danh mục GTCG được mở rộng hơn đến các loại GTCG do chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành.

1.3.1.2. Kiểm soát giao dịch cho vay, gửi tiền giữa các ngân hàng trên thị

trường liên ngân hàng

Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng là giao dịch vay mượn giữa các ngân hàng có tài khoản tiền gửi tại Fed. Việc vay mượn sẽ được thực hiện trên tài khoản tiền gửi đó. Các giao dịch vay mượn lẫn nhau nhằm bù đắp ngay tức thời các nhu cầu thanh khoản, thanh toán của các ngân hàng, do đó kỳ hạn giao dịch chủ yếu là qua đêm.

Lãi suất giao dịch liên ngân hàng (lãi suất cho vay qua đêm) chính là lãi suất mục tiêu của Fed. Fed dùng nghiệp vụ thị trường mở để tác động vào lãi suất liên ngân hàng nhằm đạt lãi suất mục tiêu.

Đến cuối ngày giao dịch, các ngân hàng sẽ báo cáo NHTW khối lượng giao dịch và lãi suất bình quân liên ngân hàng. Theo đó, cuối ngày ngân hàng trung ương sẽ có lãi suất mục tiêu của thị trường. Lãi suất này không được công bố ra thị trường và là căn cứ để ngân hàng trung ương quyết định khối lượng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở thực hiện vào sáng hôm sau.

Ngân hàng trung ương không theo dõi các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng của từng thành viên mà hàng tuần sẽ xem xét bảng cân đối kế toán của từng ngân hàng để đánh giá mức độ vay mượn của từng ngân hàng.

Nếu 2 ngân hàng vay mượn lẫn nhau mà không thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương thì không được coi là giao dịch liên ngân hàng mà chỉ được coi là các giao dịch vay, gửi đối với một khách hàng thông thường và vẫn phải đảm bảo các tỷ lệ như đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân khác.

Hoạt động cho vay, gửi tiền giữa các ngân hàng diễn ra ở thị trường phi tập trung; các ngân hàng không giao dịch trực tiếp với nhau mà thông qua các nhà môi giới độc lập. Khi đó, chỉ có ngân hàng trung ương và môi giới mới có được các thông tin về nhu cầu của từng thành viên; các ngân hàng chỉ biết được thông tin về doanh số, giá chào mua, chào bán.

Hiện tại, Fed thu thập thông tin về doanh số và lãi suất liên ngân hàng thông qua các nhà môi giới trên thị trường. Hết ngày giao dịch, các môi giới tập hợp các thông tin về giao dịch trong ngày và tính ra lãi suất bình quân. Ngày hôm sau, lãi suất giao dịch bình quân này được công bố trên các phương tiện thông tin.

Quản lý lãi suất: Fed quy định lãi suất trần (tương tự như lãi suất tái chiết khấu) và lãi suất sàn (lãi suất tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương). Nếu lãi suất thị trường quá cao, Fed sẽ cung tiền qua nghiệp vụ thị trường mở, từ đó lãi suất thị trường sẽ tự động điều chỉnh.

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

1.3.2.1. Kiểm soát giao dịch cho vay, gửi tiền giữa các ngân hàng trên thị

trường liên ngân hàng

TTLNH chỉ tập trung ở các trung tâm tài chính lớn như Tokyo, Osaka và Nagoya, bao gồm 3 bộ phận:

- Thị trường giao dịch vốn ngắn hạn (Call market): Là thị trường giao dịch đồng bản tệ giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác nhằm bảo đảm khả năng thanh khoản. Đây là bộ phận chủ yếu của TTLNH Nhật Bản. Kỳ hạn giao dịch từ qua đêm đến 1 năm theo hai hình thức chủ yếu:

+ Cho vay không có bảo đảm: Được thực hiện từ năm 1985. Các thành viên căn cứ vào mức độ tín nhiệm để cung cấp hạn mức tín dụng cho đối tác. Hình thức giao dịch này chủ yếu thực hiện thông qua các công ty môi giới.

+ Cho vay có bảo đảm: Được thực hiện từ năm 1902. Tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp vay tiền từ người cho vay và cho vay lại đối với người vay. Để tránh

rủi ro, các giao dịch thực hiện chuyển các tài sản thế chấp qua hệ thống tài khoản mở tại trung tâm tài sản thế chấp và hệ thống thanh toán và ghi sổ trái phiếu Chính phủ.

- Thị trường chiết khấu tín phiếu: Là thị trường mua, bán tín phiếu giữa các ngân hàng và định chế tài chính.

- Thị trường giao dịch ngoại tệ Tokyo: Là thị trường kinh doanh về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền trên thế giới và giữa các thị trường.

TTLNH Nhật Bản hoạt động an toàn và ổn định vì thành viên thị trường giới hạn là các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư kinh doanh chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, NHTW Nhật Bản luôn kiểm soát nhằm bảo đảm ổn định thị trường.

Thành viên tham gia TTLNH gồm NHTW Nhật Bản, các TCTD, các công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tín thác, quỹ tín dụng, các công ty môi giới và kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp.

Giao dịch trên thị trường được thực hiện dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua môi giới. Thông thường, hoạt động vay mượn được thực hiện qua các công ty môi giới (đặc biệt là hình thức cho vay không có bảo đảm). Hoạt động mua, bán GTCG thường được thực hiện trực tiếp qua hệ thống giao dịch điện tử. Có nhiều loại phương tiện để thực hiện giao dịch, trong đó, điện thoại chiếm ưu thế chủ yếu. Về nguyên tắc, việc thanh toán đều thực hiện qua tài khoản của thành viên tại NHTW Nhật Bản và sử dụng hệ thống NHTW Nhật Bản net.

1.3.2.2. Kiểm soát nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng trung ương Nhật Bản sử dụng khá sớm dưới hình thức ban đầu là nghiệp vụ mua bán các GTCG của Ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng nhằm cung khối lượng tiền cần thiết cho công cuộc phát triển đất nước.

Hàng hóa đầu tiên được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở là các loại GTCG có tính thanh khoản cao như trái phiếu, tín phiếu Chính phủ; sau đó đã

được mở rộng với hối phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và các loại GTCG ngắn hạn khác.

Cũng tương tự như mô hình của Fed, NVTTM là công cụ chủ yếu của NHTW Nhật Bản trong việc điều tiết vốn khả dụng của hệ thống trong ngày. Thông qua việc mua, bán GTCG trên thị trường để ‘bơm” hoặc “hút” tiền, NHTW Nhật Bản đã tác động trực tiếp tới cung-cầu vốn trên TTLNH, từ đó tác động tới lãi suất của thị trường.

Hệ thống môi giới của Nhật Bản ra đời khá sớm (từ 1901) và có vai trò rất quan trọng trên thị trường tài chính. Năm 1963, Nhật Bản có 6 Công ty môi giới (gọi là Tanshi company) và tồn tại đến năm 2001 thì sáp nhập lại còn 3 Công ty. Các công ty môi giới tiền tệ là những đối tác quan trọng của NHTW Nhật Bản. Những hoạt động chính của các công ty môi giới như sau:

- Làm trung gian môi giới trên TTLNH, đồng thời cũng hoạt động tự doanh như các thành viên khác.

- Mua, bán chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ,... đồng thời, làm môi giới cho các giao dịch này.

- Nhận uỷ thác đầu tư và mua, bán các công cụ tài chính được bảo đảm bằng tài sản.

Công ty môi giới của Nhật Bản đóng vai trò như là một chất xúc tác cho thị trường và nó có những chức năng cơ bản như sau:

- Chức năng môi giới: Giúp cho người có nhu cầu vay và cho vay gặp nhau và thực hiện các giao dịch với các điều kiện cả hai bên có thể chấp nhận được.

Công ty

môi giới sẽ được hưởng phí khi giao dịch thành công. Các giao dịch vẫn được thực

hiện chủ yếu qua hệ thống môi giới vì:

+ Mặc dù các thành viên có thể tìm được đối tác qua mạng, nhưng việc tìm được đối tác phù hợp trong thị trường có tới 840 thành viên rất khó khăn và mất

+ Giá hoặc lãi suất qua Công ty môi giới là giá cạnh tranh, phản ánh đúng cung cầu trên thị trường (các giao dịch song phương thường không phản ánh đúng giá thị trường do thiếu thông tin).

+ Do yếu tố bí mật thông tin mà các thành viên không tự mình chào giá qua mạng hoặc màn hình giao dịch (vì bị lộ danh tính) mà thông qua Công ty môi giới để giữ bí mật cho đến khi giao dịch thành công.

- Chức năng tự doanh: Đây là điểm khác biệt với các công ty môi giới của Mỹ và Châu Âu. Với chức năng này, công ty môi giới cũng có thể cho vay/vay hoặc

mua/bán các công cụ tài chính cho bản thân mình để kiếm lời.

- Chức năng hỗ trợ thị trường như cung cấp cho thị trường trung tâm lưu giữ thế chấp, hệ thống xác nhận hợp đồng giao dịch cho các thành viên.

- Chức năng cung cấp thông tin cho khách hàng về các điều kiện của thị trường, dự báo...và đây là kênh thông tin quan trọng nhất của NHTW Nhật Bản

trong việc kiểm soát và điều tiết thị trường.

- Chức năng đưa ra các quy định hoạt động của thị trường: Ở Nhật Bản, NHTW Nhật Bản không ban hành các quy định về hoạt động của thị trường mà

Hiệp hội môi giới công bố các hướng dẫn hoạt động cho thị trường bằng việc

đưa ra

các quy tắc và thực hành. Khi giao dịch qua công ty môi giới, thành viên thị trường

bắt buộc phải xác nhận hợp đồng giao dịch qua hệ thống xác nhận của công

ty và

không thể huỷ bỏ hợp đồng đó.

NHTW Nhật Bản có vai trò rất quan trọng đối với TTTT Nhật Bản.

lãi suất dễ kiểm soát. Cho vay qua đêm liên ngân hàng là hình thức các định chế tài chính thường sử dụng để duy trì số dư tiền gửi tại NHTƯNB một cách hợp lý và thông qua công cụ NVTTM, NHTW Nhật Bản dễ dàng can thiệp vào cung hoặc cầu thị trường, từ đó, kiểm soát lãi suất thị trường. Lãi suất cho vay qua đêm được coi là lãi suất chuẩn, khi NHTW Nhật Bản kiểm soát được lãi suất này thì nó cũng ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn của thị trường và NHTW Nhật Bản cũng gián tiếp kiểm soát được các loại lãi suất khác.

- Công cụ gián tiếp để can thiệp thị trường: NVTTM có ảnh hưởng đến vốn

khả dụng của các ngân hàng, qua đó tác động lên lãi suất thị trường liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w