1.3.3.1. Về kiểm soát giao dịch cho vay, gửi tiền giữa các ngân hàng trên
TTLNH
- Về khuôn khổ pháp lý: Ngân hàng trung ương không ban hành cơ chế pháp lý cho TTLNH, mà do các Hiệp hội thực hiện. Về cơ bản, hoạt động của thị trường
dựa trên nguyên tắc tự nguyện và thoả thuận giữa các thành viên, tuy nhiên, cần
phải ban hành một bộ quy tắc ứng xử cho các thành viên thị trường quy định
về các
thuật ngữ giao dịch, đạo đức của giao dịch viên, xác nhận giao dịch, bảo mật thông
tin, hình thức xử lý đối với thành viên vi phạm... Khi các thành viên cùng chấp
thuận bộ quy tắc ứng xử này thì nó là văn bản có tính pháp lý để xử lý các tranh
chấp phát sinh. Việc ban hành văn bản này nên do các Hiệp hội ban hành với sự
1.3.3.2. về kiểm soát nghiệp vụ thị trường mở
Có thể thấy nghiệp vụ thị trường mở ở Mỹ và Nhật Bản đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định thị trường liên ngân hàng nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung. Bằng việc mua bán GTCG thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng trung ương các nước đều đóng vai trò là người điều tiết thị trường tiền tệ. Để đạt được mức lãi suất mục tiêu, họ chỉ cần tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở mà không hề áp dụng bất cứ một mệnh lệnh hành chính nào. Đối với Việt Nam, cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa giữa lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng.
1.3.3.3. Về hoạt động môi giới tiền tệ:
Các công ty môi giới ở Mỹ và Nhật Bản có vai trò rất quan trọng đối với TTLNH, đồng thời, có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng trung ương trong việc cung cấp thông tin, giúp ngân hàng trung ương kiểm soát thị trường. Để phát triển TTTT Việt Nam trong tương lai và phát huy có hiệu quả vai trò kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường tiền tệ, cần phải thiết lập hệ thống môi giới tiền tệ hiệu quả.
Chương 2