Nguyên tắc cơ bản phát triển thị trường tiền tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 91)

Từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã có chủ trương đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN và có sự quản lý của Nhà nước. Sau gần 20 năm thực hiện đã khẳng định chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Từ thực tiễn đổi mới, Đảng ta đã có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa phát triển nền kinh tế đất nước với việc xây dựng và phát triển đồng bộ nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trường.

Xuất phát từ nhận thức nêu trên, đối với thị trường tài chính nói chung, trong đó có thị trường tiền tệ, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2010-2020, Đảng ta đã định hướng: iiNha nước quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường”.

Tại Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Đề án 112), đã giao NHNN nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với BTC, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức tín dụng tổ chức triển khai thực hiện các dự

án, đề án để thực hiện các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành ngân hàng Việt Nam. Đề án cũng nêu rõ định hướng phát triển thị trường tiền tệ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020: ”Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo điều kiện quan trọng cho hoạch định và điều hành CSTT, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD. Củng cố, phát triển thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, đồng thời tăng cường vai trò của NHNN trong giám sát, điều hành hoạt động của thị trường. Phát triển thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc và thị trường mở... Tăng cường sự liên kết hoạt động và quản lý, điều hành giữa các thị trường tiền tệ bộ phận; giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường tiền tệ”.

Đề án 112 cũng nêu rõ mục tiêu, định hướng phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến năm 2020 được triển khai thực hiện theo các nhóm giải pháp chủ yếu, trong đó có giải pháp phát triển thị trường tiền tệ: ”Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý, điều hành thị trường tiền tệ theo hướng mở rộng quyền tiếp cận thị trường và khả năng phát hành các công cụ tài chính có mức độ rủi ro thấp, trong đó khuyến khích một số NHTM lớn có đủ điều kiện và năng lực trở thành thành viên chủ đạo, có vai trò kiến tạo trên các thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường tiền tệ phái sinh; đa dạng hóa đối tượng tham gia, các công cụ và phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro. Tạo điều kiện cho các TCTD phát hành các GTCG có độ an toàn cao, bao gồm cả các loại trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán ”.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 91)