LÃI SUÁT QUA ĐÊM LNH VÀ LÃI SUÁT CHÀO MUA OMO NĂM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56 - 62)

MUA OMO NĂM 2010

-♦—lãi suất qua đêm LNH

■■—lãi suất chào mua

OMO

Mặc dù chưa xảy ra tranh chấp nào liên quan tới giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng, tuy nhiên, trong thời gian gần đây trên thị trường cũng xuất hiện những trường hợp các TCTD đi vay, nhận tiền gửi từ TCTD khác nhưng không

hoàn trả tiền đúng thời hạn. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp một số TCTD sử dụng vốn huy động qua TTLNH chủ yếu với mục đích mở rộng tín dụng. Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần có những điều chỉnh về cơ chế chính sách để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của luồng vốn trên TTLNH.

2.1.2.2. Nghiệp vụ thị trường mở:

NVTTM được NHNN đưa vào thực hiện từ 7/2000. Các giao dịch mua bán GTCG giữa NHNN với các TCTD qua NVTTM vừa được diễn ra trên thị trường sơ cấp (khi NHNN phát hành tín phiếu NHNN qua thị trường mở) vừa diễn ra trên thị trường thứ cấp (khi NHNN mua, bán lại các tín phiếu NHNN, tín phiếu Kho bạc và các loại GTCG khác với các TCTD thành viên) qua hình thức giao dịch tập trung do NHNN tổ chức. Đến nay, NVTTM đã trở thành một trong các công cụ CSTT chủ yếu của NHNN để điều tiết vốn khả dụng của các TCTD. NVTTM là kênh để NHNN thu thập thông tin về tình hình nguồn vốn của các TCTD và tình hình TTTT làm cơ sở cho việc điều hành CSTT. Hoạt động NVTTM góp phần phát triển TTTT, hỗ trợ các TCTD sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Quy mô NVTTM ngày càng được mở rộng, kỳ hạn giao dịch đa dạng phù hợp với tình hình vốn khả dụng của TCTD và nhu cầu điều tiết tiền tệ của NHNN. Cơ chế, quy trình nghiệp vụ ngày càng hoàn thiện: quy trình thanh toán được rút ngắn, từ thanh toán sau 2 ngày kể từ năm 2000, rút xuống còn 1 ngày vào năm 2001, và từ năm 2002 đến nay thanh toán ngay trong ngày thực hiện giao dịch. Định kỳ giao dịch cũng được rút ngắn, từ 10 ngày/phiên năm 2000 xuống còn 1 phiên/tuần vào năm 2001, 2 phiên/tuần vào năm 2002, 3 phiên/tuần từ tháng 11/2004, đến nay NHNN thực hiện theo định kỳ hàng ngày. Cuối năm 2004, NHNN áp dụng công nghệ trang Web trong giao dịch NVTTM cho phép thành viên kết nối trực tuyến với NHNN. Từ năm 2007 tới nay, NHNN áp dụng chương trình phần mềm AFD trong giao dịch NVTTM, tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN và các TCTD thành viên tiếp cận thông tin liên quan đến NVTTM dễ dàng, thuận lợi hơn.

Khối lượng giao dịch NVTTM tăng mạnh qua các năm. Trong năm 2007, vốn khả dụng của các TCTD dư thừa nên NHNN tổ chức các phiên đấu thầu bán là chủ yếu (68 phiên mua và 287 phiên bán). Sang năm 2008, thị trường diễn biến đảo chiều. NHNN đã tăng tần suất các phiên đấu thầu NVTTM lên tới 2 phiên đấu thầu/ngày (1 phiên bán và 1 phiên mua). Thời điểm giáp Tết nguyên đán, NHNN tổ chức tới 3 phiên/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng cho các TCTD. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên các phiên NHNN bán hầu như không có TCTD nào tham gia. Qua NVTTM, NHNN cung ra bình quân khoảng trên 3.500 tỷ đồng/phiên, đặc biệt sau dịp Tết nguyên đán, có ngày NHNN cung ra đến 15.000 tỷ đồng. Năm 2008, NHNN thực hiện 401 phiên đấu thầu, tăng 46 phiên so với năm 2007. Tổng doanh số giao dịch năm 2008 là 1.036.066 tỷ đồng, tăng 618.727 tỷ đồng (tăng 148%) so với năm 2007. Tuy con số tăng ấn tượng, nhưng doanh số trúng thầu chỉ đạt 25% so với nhu cầu vốn của các TCTD và gần như 100% lượng tiền dự kiến cung ra thị trường qua NVTTM đều trúng thầu. Lượng tiền NHNN cung ứng ra qua kênh NVTTM năm 2008 đạt 947.206 tỷ đồng, tăng gấp gần 16 lần so với năm 2007. Đối với các phiên bán GTCG, doanh số trúng thầu chỉ đạt 88.860 tỷ đồng, giảm 267.984 tỷ đồng so với năm 2007 (gần 3 lần). Do thiếu vốn, các TCTD đã đặt thầu với mức lãi suất rất cao. Thời điểm sau Tết nguyên đán, lãi suất đặt thầu có lúc lên tới 40%/năm và lãi suất trúng thầu là 30,1%/năm. Trước tình hình trên, NHNN đã áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng (lãi suất do NHNN công bố trước) nên lãi suất giảm dần từ 15% xuống các mức 14%, 13%, 10% và 9%.

Năm 2009, khi lạm phát đã được kiềm chế, Chính phủ đặt ưu tiên cho mục tiêu chống suy giảm kinh tế, theo đó, với mục tiêu khuyến khích các TCTD mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, 6 tháng đầu năm 2009, NHNN không tổ chức các phiên đấu thầu bán Tín phiếu NHNN để thu tiền về mà chỉ thực hiện các phiên mua có kỳ hạn 14 ngày (1 phiên/ngày) nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu vốn khả dụng cho các TCTD. Tuy nhiên, do các TCTD đang trong tình trạng dư thừa vốn khả dụng nên doanh số trúng thầu chỉ đạt 74% so với lượng tiền dự kiến đưa ra thị trường của NHNN. Đến 30/06/2009, doanh số trúng thầu đạt 129.437 tỷ đồng, giảm

Năm

Khối lượng dự kiến

Khối lượng đăng ký hợp lệ

Khối lượng trúng thầu

Mua Bán 2005 134.71 0 195.74 0 100.67 9 1.800

519.668 tỷ đồng (giảm khoảng 4 lần) so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khối lượng trúng thầu đạt bình quân hơn 1.000 tỷ đồng/phiên. Doanh số thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 chỉ chiếm trên 10% so với doanh số giao dịch cả năm 2008. Lãi suất giao dịch NVTTM ổn định ở mức bình quân 7,3%/năm, gần với mức lãi suất cơ bản trong cùng kỳ. Diễn biến này trái ngược so với năm 2008.

Từ cuối tháng 7/2009, căn cứ tín hiệu thị trường, NHNN đã tổ chức thêm các phiên đấu thầu bán tín phiếu NHNN với tần suất 1 ngày 2 phiên đấu thầu, trong đó 1 phiên mua kỳ hạn (kỳ hạn 7 ngày hoặc 14 ngày) và 1 phiên bán hẳn (kỳ hạn 91 và 182 ngày). Tuy nhiên, trong số 68 phiên đấu thầu bán TPNHNN chỉ có 2 phiên bán trúng thầu với doanh số đạt 100 tỷ đồng.

Trong 6 tháng cuối năm 2009, nhu cầu vốn khả dụng của các TCTD có xu hướng tăng so với 6 tháng đầu năm thể hiện ở khối lượng trúng thầu bình quân mua trong tháng 7 tăng lên mức 1.300 tỷ đồng/phiên, sang tháng 8 con số này lên tới 4.200 tỷ đồng/phiên (cao gấp 4 lần bình quân của 6 tháng đầu năm); từ tháng 9 đến cuối năm, khối lượng trúng thầu mua bình quân tăng lên ở mức 7.000-8.000 tỷ đồng/phiên, đặc biệt trong nửa đầu tháng 12, NHNN đã cung ứng tiền qua kênh NVTTM với khối lượng bình quân xấp xỉ 15.000 tỷ đồng/phiên để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD bị thiếu hụt vốn khả dụng trầm trọng. Tuy nhiên, lãi suất giao dịch NVTTM luôn giữ ở mức ổn định. Cụ thể, từ đầu năm đến 30/11/2009, lãi suất mua có kỳ hạn duy trì ở mức 7%/năm, bằng lãi suất cơ bản trong kỳ do NHNN đã áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng, lãi suất thống nhất. Từ ngày 01/12/2009, lãi suất mua có kỳ hạn tăng lên 8%/năm, theo mức tăng lãi suất cơ bản được công bố. Lãi suất bình quân các phiên bán là 7,21%/năm, không chênh lệch nhiều so với lãi suất cơ bản trong kỳ.

Năm 2010, tình hình thanh khoản của các TCTD gặp nhiều khó khăn do lãi suất huy động tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các TCTD, Ngân hàng Nhà nước tổ chức 491 phiên đấu thầu NVTTM, trong đó chỉ có 1 phiên duy nhất bán hẳn, còn lại 490 phiên mua có kỳ hạn GTCG với tổng doanh số trúng thầu mua có kỳ hạn là 2.101 nghìn tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2011, NHNN tiếp tục thực hiện mua có kỳ hạn GTCG nhằm cung ứng tiền cho nền kinh tế với tổng số phiên đấu thầu NVTTM là 241 phiên, doanh số trúng thầu đạt 2.300 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức cả năm 2010.

Bảng 2.1: Khối lượng giao dịch NVTTM từ 2007-2011

2007 2.006.100 718.578 60.495 356.844 0 718.578 60.495 356.844 2008 1.359.82 3 4.030.67 5 947.20 6 88.860 2009 1.113.00 0 3.613.33 0 966.81 1 ĩõõ- 2010 2.905.30 0 4.039.04 5 2.101.420 7.295 1/1-30/6/ 2011 2.439.00 0 5 4.493.40 2.300.063 Ô" Nguồn: N ÍHNN

dịch mua có kỳ hạn qua NVTTM trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của NHNN qua các kênh như cầm cố, chiết khấu GTCG, hoán đổi ngoại tệ ngày càng tăng.

Với hiệu quả rõ rệt của NVTTM trong việc đáp ứng nguồn vốn khả dụng của các TCTD, số lượng thành viên tham gia NVTTM cũng ngày càng tăng. Năm 2007, tổng số thành viên tham gia là 44 TCTD. Đến nay, con số này khoảng 60 TCTD. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trước đây chỉ tham gia giao dịch bán GTCG, nay đã tham gia cả giao dịch mua. Số lượng thành viên tham gia đấu

thầu NVTTM cũng ngày càng tăng. Năm 2007, có khoảng 21 TCTD, đến năm 2008 là 34 TCTD, tăng trên 60% so với năm 2007 và năm 2009 số lượng thành viên tham gia đấu thầu là 37 thành viên. Các loại hình TCTD tham gia ngày càng đa dạng, bao gồm: 5 NHTMNN (doanh số trúng thầu chiếm tỷ trọng 45%), 23 NHTMCP (chiếm 52.5%), 9 ngân hàng liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài (chỉ chiếm khoảng 2.5%). Trong năm 2010, số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở đạt con số 50 TCTD, trong đó bao gồm 5 NHTM NN, 31 NHTMCP, 10 NH liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài và 4 TCTD phi NH; chiếm gần 50% số lượng TCTD toàn hệ thống, và cao gấp 1,4 lần so với năm 2009 (năm 2009 chỉ có 37 TCTD tham gia, bao gồm: 5 NHTM Nhà nước, 23 NHTMCP và 9 ngân hàng liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài).

Tóm lại, trong thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, song NVTTM đã phát huy vai trò tích cực trong thực thi CSTT, góp phần kiểm soát lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD, an toàn và bền vững cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w