Sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát TTTT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 68 - 73)

Trước năm 2000 cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu dựa trên hệ thống khung lãi suất chỉ đạo hoặc mức lãi suất trần do NHNN quy định mà chưa quan tâm đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Từ tháng 8/2000, cùng với việc áp dụng lãi suất cơ bản bằng VND làm lãi suất tham chiếu cho các quan hệ tín dụng trên thị trường, bên cạnh lãi suất tái cấp vốn, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu quan tâm đến lãi suất thị trường liên ngân hàng cùng với sự ra đời của nghiệp vụ thị trường mở. Điều này đã tạo cơ sở cho việc thiết lập cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp, thay vào đó là cơ chế kiểm soát lãi suất gián tiếp.

Hiện nay, việc kiểm soát lãi suất thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu được thực hiện thông qua các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở mà căn cứ chủ yếu là nhu cầu vốn của các ngân hàng và những biến động của lãi suất thị trường liên ngân hàng cũng như chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ nới rộng hay thắt chặt của NHNN trong từng thời kỳ. Năm 2008, khi thị trường tín dụng tăng trưởng quá nóng, lãi suất cho vay của các ngân hàng bị đẩy lên cao, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục bơm tiền vào hệ thống ngân hàng thông qua việc mua lại GTCG của các NHTM trên thị trường mở. Lượng tiền này đã cung ứng cho các NHTM một nguồn vốn không nhỏ đảm bảo khả năng thanh khoản, với mức lãi suất mềm hơn, nguồn vốn này cũng góp phần hạ nhiệt lãi suất thị trường. Cùng với việc đẩy mạnh cung ứng tiền qua NVTTM, giai đoạn này, NHNN cũng kiểm soát lãi suất thị trường liên ngân hàng bằng việc ban hành các chỉ đạo yêu cầu các NHTM nghiêm túc thực hiện và duy trì việc cho vay lẫn nhau tập trung ở Hội sở chính, với mức lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.

2.2.3.1. Công cụ tái cấp vốn

Trên thực tế, NHNN bắt đầu thực hiện tái cấp vốn từ năm 1991 đối với các NHTM quốc doanh dưới hình thức cho vay lại các khế ước cho vay có chất lượng tốt của các NHTM hoặc cho vay có cầm cố tín phiếu kho bạc. Lãi suất tái cấp vốn

áp dụng theo các mức lãi suất khác nhau đối với từng NHTM quốc doanh và được xây dựng dựa vào lãi suất của từng món vay của TCTD - bằng 60% đến 100% lãi suất của chứng từ được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên, từ năm 1999 NHNN đã thực hiện công bố lãi suất tái cấp vốn cho 2 hình thức: lãi suất tái cấp vốn đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và lãi suất tái chiết khấu đối với hình thức chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá trên cơ sở mặt bằng lãi suất thị trường. Việc công bố cặp lãi suất tái cấp vốn trên thực tế phản ánh NHNN đã bước đầu hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường tiền tệ.

Năm 2009, NHNN sử dụng công cụ tái cấp vốn như là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD. Theo đó, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn với kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng, chủ yếu để cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Lãi suất cho vay tái cấp vốn từ 7-8%/năm. Các TCTD tham gia tái cấp vốn tập trung chủ yếu vào cuối năm 2009 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư để chi tiêu trong dịp tết Dương lịch.

Mức lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu vẫn giữ nguyên trong 10 tháng đầu năm 2010, tuy nhiên đến ngày 05/11/2010, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2620/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6%/năm lên 7%/năm. NHNN tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là một động thái của việc thắt chặt CSTT, đồng nghĩa với việc NHTM sẽ phải chịu lãi suất vay vốn cao hơn khi xin vay vốn từ NHNN, đây là một bước đi của NHNN nhằm ngăn chặn lạm phát có xu hướng gia tăng rất mạnh trong những tháng cuối năm 2010. Điều này tác động lớn đến thị trường tài chính, làm mặt bằng lãi suất vốn tại thời điểm này đã rất cao có xu hướng gia tăng thêm nữa.

- 60 -

Có thể nói trong những năm vừa qua hoạt động tái cấp vốn của NHNN góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại, góp phần ổn định hoạt động của hệ thống NHTM. Theo đặc thù mùa vụ, vào các thời điểm cuối năm và gần Tet Nguyên đán thường xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn vốn thanh toán của các NHTM do nhu cầu rút tiền của khách hàng có những ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, sự thiếu hụt này thường mang tính hệ thống. Do vậy, hoạt động tái cấp vốn của NHNN góp phần hỗ trợ các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán, qua đó duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ. Qua theo dõi cho thấy các khoản tái cấp vốn được thực hiện vào thời điểm quý I và IV thường chiếm tới gần 70% tổng doanh số giao dịch TCV trong năm.

2.2.3.2. Công cụ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là công cụ gắn kết các ngân hàng và TCTD vào NHTW. Ngay từ đầu năm 2009, để hỗ trợ các TCTD tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế, chống suy giảm kinh tế, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND đối với kỳ hạn dưới 12 tháng: từ 6% - 5% - 3% và 1 lần điều chỉnh giảm từ 2% xuống 1% đối với kỳ hạn 12 tháng trở lên; riêng đối Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, điều chỉnh giảm từ 3% - 2% - 1% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng và giữ nguyên tỷ lệ DTBB 1% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009).

Tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ năm 2009 được giữ nguyên như năm 2008, ở mức 7% đối với tiền gửi dưới 12 tháng, 3% đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên, để duy trì ổn định lãi suất ngoại tệ. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ là 6% đối với tiền gửi dưới 12 tháng, 2% đối với tiền gửi 12 tháng trở lên.

Đối với lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND, NHNN điều chỉnh giảm từ 8,5% - 3,6% - 1,2%/năm. Lãi suất đối với tiền gửi vượt DTBB bằng ngoại tệ giảm từ 0,5%/năm xuống 0,1%/năm. Việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất như nêu trên là để phù hợp với các mức lãi suất điều hành khác của NHNN và khuyến khích các

- 61 -

TCTD sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển, ngăn chặn thiểu phát. Đây là biểu hiện của CSTT nới lỏng nhưng thận trọng của NHNN.

Đầu năm 2010, NHNN tiếp tục ban hành Quyết định QĐ 74/QĐ-NHNN ngày 18/1/2010 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 2/2010) về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với tổ chức tín dụng.

hạn và dưới 12 tháng tháng trở lên hạn và dưới 12 tháng tháng trở lên Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công

ty tài chính, công ty cho thuê tài

3% 1% 4% 2%

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1% 1% 3% 1%

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

1% 1% 3% 1%

TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w