Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 105)

3.2.2.1. Hỗ trợ, nâng cao trình độ, phát triển hơn nữa trình độ các thành

viên trên thị trường tiền tệ

- Tái cấu trúc nguồn vốn phù hợp theo hướng mở rộng nguồn vốn sử dụng trên TTLNH nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản.

- Nâng cao năng lực tài chính của các TCTD

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện có. Phát triển các dịch vụ mới (giao dịch thanh toán điện tử, thanh toán thẻ quốc tế, thẻ nội địa,

dịch vụ môi giới tiền tệ, quản lý danh mục đầu tư). Hoàn thiện và phát triển các

nghiệp vụ phái sinh về tỷ giá và lãi suất nhằm phân tán rủi ro và phòng ngừa

rủi ro

trong hoạt động.

- Tiếp tục nâng cao năng lực về vốn thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu qua thị trường chứng khoán gọi vốn từ cổ đông chiến lược từ các

TCTD nước

ngoài. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới (thích ứng các

giao dịch

Ngân hàng điện tử hiện đại). Nâng cao chất lượng quản trị, điều hành, quản

trị rủi

ro, thiết lập hệ thống cảnh báo, an toàn trong hoạt động, đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực...

- Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chuyên gia cao cấp. Việc nâng cao năng lực quản

trị của

+ Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm để giúp cho việc định giá giấy tờ có giá được chính xác và hạn chế rủi ro hoạt động của các thành viên thị trường.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các nhà tạo lập thị trường và có những chính sách ưu đãi đối với nhà tạo lập thị trường.

3.2.2.2. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, ứng dụng mạnh mẽ công

nghệ thông tin, nâng cao chất lượng thông tin TTTT

- Nâng cấp hệ thống thanh toán hiện hành để tăng tính hiệu quả và tin cậy của hệ thống này. Hệ thống thanh toán trong nước thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc, thời gian thanh toán được rút ngắn đáng kể. Tuy nhiên, một số TCTD do quy mô giao dịch còn nhỏ, nên còn chưa chú ý đầu tư, nâng cấp hệ thống thanh toán. Điều này dẫn tới khó khăn cho chính bản thân ngân hàng trong việc theo dõi trạng thái vốn của mình tại NHNN nên họ duy trì dự trữ vượt quá mức để đáp ứng các khoản thanh toán bất thường, từ đó làm giảm giao dịch giữa các TCTD. Đây là những vấn đề quan trọng cho các quyết định CSTT chủ động, chính xác của NHNN. Một hệ thống thanh toán phát triển sẽ giúp NHNN nắm được tình hình thanh khoản của các TCTD, đồng thời việc nắm được thông tin thường xuyên và kịp thời về tình hình thu - chi của Chính phủ (qua Kho bạc Nhà nước) có thể giúp cho công tác dự báo thanh khoản được thực hiện tốt hơn.

- Đầu tư trang thiết bị, hệ thống phần mềm, desktop để phục vụ cho việc thu thập thông tin, phân tích, xử lý các dữ liệu để đưa ra các nhận định, dự báo về xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ trong tương lai. Để nâng cao tính hiệu quả của việc dự báo, bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị cần có sự đầu tư xứng đáng về con người, tức là nâng cao trình độ cho các nhân viên trực tiếp nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, nhất là kỹ năng vận hành, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm hiện đại đã được đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 105)