Các giao dịch cơ bản trên thị trường tiền tệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 56)

2.1.2.1. Hoạt động cho vay, gửi tiền giữa các TCTD trên TTLNH

Thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời theo Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho phép các TCTD được thực hiện cho vay và đi vay lẫn nhau và chính thức hoạt động từ tháng 7/1993. Theo Quyết định số 114/QĐ-NH14 ngày 21/6/1993 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 về việc bổ sung, sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng, thị trường nội tệ liên ngân hàng được hình thành dưới hình thức là một thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gắn liền với các trung tâm thanh toán bù trừ (Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) số lượng thành viên tham gia và doanh số hoạt động rất hạn chế; trong đó, những thành viên là NHTM Nhà nước có khả năng chi phối trên cả giác độ huy động vốn và cho vay vốn do có lợi thế về tài chính và uy tín. Từ năm 1997, hoạt động của thị trường diễn

ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN. Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích cực của NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong thời gian qua, thị trường liên ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể, quy mô giao dịch ngày càng tăng qua các năm. Hoạt động cho vay, gửi tiền giữa các TCTD đã góp phần quan trọng giúp các TCTD điều hòa vốn khả dụng. Các đối tượng đi vay, nhận tiền gửi trên thị trường chủ yếu là các TCTD nhỏ (các TCTDCP). Một số TCTD lớn (Ngoại thương, Công thương, Á châu,..), có khả năng và uy tín trên thị trường đã trở thành những “trung tâm” cung ứng nguồn vốn khả dụng thông qua việc nhận tiền gửi, đi vay từ TCTD với lãi suất thấp và sau đó gửi tiền hoặc cho vay lại thành viên khác với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch lãi. TCTDNN và một số chi nhánh NH nước ngoài là những tổ chức cung ứng tiền đồng chủ yếu trên thị trường do có lợi thế huy động vốn, mạng lưới chi nhánh nằm ở những tụ điểm dân cư, thành phố, trong khi đó các TCTDCP nhỏ chủ yếu đi vay, nhận tiền gửi trên thị trường do tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các TCTDCP này rất nhanh.

Hiện nay, giao dịch cho vay, gửi tiền giữa các TCTD được thực hiện phi tập trung. Thị trường vẫn tồn tại tình trạng phân nhóm theo loại hình TCTD: TCTDNN, TCTDCP, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Các TCTD trong nhóm thường sẵn sàng hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn về vốn khả dụng với các điều kiện cho vay đơn giản hơn. Nhóm các chi nhánh NH nước ngoài cho vay, gửi tiền trong nhóm với mức lãi suất thấp hơn so với các nhóm khác. Khi các TCTDCP nhỏ vay, các NH lớn thường yêu cầu phải có thế chấp với các điều kiện chặt chẽ hơn.

Các TCTD xác định hạn mức tín dụng cho đối tác dựa trên mức độ tín nhiệm, quy mô hoạt động,... Các giao dịch vay, nhận gửi tiền trong phạm vi hạn mức không phải thế chấp. Đối với các giao dịch ngoài phạm vi hạn mức thường

phải có thế chấp bằng GTCG (trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN, trái phiếu do NH Phát triển phát hành, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp lớn,..) hoặc ký quỹ (hoặc gửi) số tiền tương ứng bằng VND hoặc ngoại tệ. Yêu cầu về thế chấp GTCG thường đơn giản, đôi khi không cần phải chuyển giao GTCG mà chỉ cần xác nhận là bên vay đang nắm giữ các loại GTCG đó.

Để thực hiện các giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng, các TCTD ký hợp đồng tiền gửi/cho vay. Tuy nhiên, các TCTD chưa áp dụng một hợp đồng chuẩn chung cho các giao dịch mà thường áp dụng các hợp đồng ký từng lần. Thời hạn cho vay, gửi tiền phổ biến là dưới 3 tháng. Lãi suất cho vay, gửi tiền được xác định hàng ngày, phù hợp với cung, cầu vốn và lãi suất thị trường.

Giao dịch gửi tiền chiếm khoảng 80%-90% trong tổng doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền hàng tháng của các TCTD. Thị trường liên ngân hàng Việt Nam mang tính mùa vụ cao, đặc biệt là vào các dịp cuối năm. Tổ chức tín dụng Nhà nước và một số chi nhánh NH nước ngoài là những tổ chức cung ứng tiền đồng chủ yếu trên thị trường do có lợi thế huy động vốn, trong khi đó các tổ chức tín dụng cổ phần nhỏ chủ yếu đi vay, nhận tiền gửi do tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các tổ chức tín dụng cổ phần này rất nhanh.

Năm 2007, tổng doanh số cho vay, gửi tiền của các TCTD bằng VND đạt xấp xỉ 2.600.000 tỷ đồng; doanh số giao dịch bình quân hàng tháng khoảng dưới 200.000 tỷ VND/tháng, riêng số liệu tháng 8 khá cao so với mức bình quân (khoảng 500.000 tỷ). Tổng doanh số cho vay, gửi tiền năm 2008 là 3.300.000 tỷ, tăng 700.000 tỷ tương đương 27% so với 2007. Tháng 01/2008 có doanh số cao nhất, khoảng 700.000 tỷ do đây là thời điểm tăng trưởng “nóng” đối với hoạt động tín dụng và cũng là thời điểm gần với Tết Nguyên đán nên nhu cầu vốn của các ngân hàng tăng mạnh. Năm 2009, doanh số giao dịch trên TTLNH đạt 3.562.000 tỷ VND, tăng 265.000 tỷ so với doanh số năm 2008 và tăng 962.000 tỷ so với doanh số năm 2007. Doanh số giao dịch bình quân năm 2009 đạt 297.000 tỷ VND, gấp gần 1,5 lần so với số liệu năm 2007.

Năm 2010, tổng doanh số cho vay, gửi tiền giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt 5.036 nghìn tỷ đồng, tăng 1.498 nghìn tỷ đồng, tương đương 42% so với năm 2008.

Đồ thị 2.5: Doanh số giao dịch trên thị trường LNH giai đoạn 2005-2010

□ Doanh số

Nguồn: NHNN

6 tháng đầu năm 2011, tổng doanh số giao dịch toàn thị trường tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 2.845 nghìn tỷ đồng, bình quân đạt 474 nghìn tỷ đồng/tháng, cao gấp 1,13 lần so với mức bình quân năm 2010 (420 nghìn tỷ đồng/tháng).

Thực tế cho thấy, doanh số giao dịch trên thị trường có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Doanh số các giao dịch các kỳ hạn ngắn, dưới 1 tháng chiếm tỷ trọng lớn so với doanh số giao dịch, trong đó doanh số giao dịch qua đêm chiếm tới trên 70% tổng doanh số giao dịch. Điều đó chứng tỏ TTLNH đã cung cấp nguồn vốn thanh khoản cho các TCTD, góp phần không nhỏ đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Lãi suất bình quân cho vay, gửi tiền liên ngân hàng được xác định hàng ngày trên cơ sở lãi suất giao dịch thực tế của các TCTD, phản ánh cung, cầu vốn

trên thị trường. Năm 2007, mặt bằng lãi suất trên TTLNH tương đối ổn định. Lãi suất ngắn hạn có biên độ dao động lớn hơn so với lãi suất dài hạn chứng tỏ các giao dịch cho vay, gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn chủ yếu đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng.

Đồ thị 2.6: Diễn biến lãi suất TTLNH năm 2007

tháng —O/N —■— 1 tuần —⅛— 2 tuần —M— 1 tháng —*— 3 tháng —•— 6 tháng —I— 12 tháng Nguồn: NHNN

Năm 2008, nhất là vào các tháng 6 và 7, khi TTTT, tín dụng tăng trưởng quá “nóng”, nhu cầu vốn của các ngân hàng tăng mạnh đã làm cho lãi suất TTLNH tăng cao ở tất cả các kỳ hạn (tháng 07/2008 lãi suất giao dịch bình quân của các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần lên đến 20%/năm). Tuy nhiên, việc NHNN kịp thời ban hành quy định về trần lãi suất cùng những giải pháp điều hành CSTT linh hoạt đã làm cho lãi suất TTLNH ổn định hơn.

Lãi suất liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trên TTTT. Nó không chỉ là cơ sở để các TCTD và các thành viên thị trường xác định lãi suất huy động và cho vay của mình mà còn cung cấp những thông tin hữu ích cho NHNN trong điều hành CSTT. Từ tháng 05/2008, do yêu cầu phục vụ công tác điều hành CSTT trong thời kỳ khủng hoảng, NHNN đã yêu cầu các TCTD thực hiện báo cáo nhanh tình hình cho vay, gửi tiền giữa các TCTD. Việc theo dõi cập nhật c ác thông tin về TTLNH đã giúp NHNN thực hiện tốt vai trò giám sát của mình đối

với hoạt động TTTT, chấn chỉnh kịp thời các hiện tượng cho vay với lãi suất vượt 150% lãi suất cơ bản của NHNN, không để lãi suất thị trường bị đẩy lên quá cao, góp phần ổn định TTTT.

Đồ thị 2.7. Lãi suất giao dịch bình quân LNH năm 2008

tháng

—♦— O/N—■— 1 tuần —■— 1 tuần —▲— 2 tuần

Nguồn: NHNN

Đồ thị 2.8: Lãi suất TTTT năm 2009

Nguồn: NHNN

Năm 2009, sau khi lạm phát đã được kiềm chế, tình hình kinh tế, tài chính và tiền tệ đã dần đi vào ổn định. Với mục tiêu hàng đầu là chống suy giảm kinh tế, đầu năm 2009, NHNN đã thực hiện nới lỏng CSTT, khuyến khích các TCTD mở rộng cho vay đối với nền kinh tế. Đầu tháng 2/2009, lãi suất cơ bản từ 8,5%/năm (từ cuối

tháng 12/2008) đã giảm xuống còn 7%/năm và mức lãi suất này được duy trì cho đến cuối năm 2009, theo đó, nhìn chung, mặt bằng lãi suất trên TTLNH năm 2009 có sự sụt giảm đáng kể ở tất cả các kỳ hạn so với lãi suất bình quân năm 2008. Tháng 01/2009, lãi suất bình quân qua đêm là 5,5%/năm, giảm 2,1%/năm so với số liệu tháng 12/2008. Mức lãi suất cơ bản 7%/năm được duy trì trong một thời gian dài, tuy nhiên, lãi suất giao dịch giữa các TCTD trên TTLNH, đặc biệt là lãi suất qua đêm vẫn có sự biến động, phụ thuộc vào tình hình thanh khoản cũng như nhu cầu vốn của các ngân hàng.

Đồ thị 2.9. Lãi suất giao dịch liên ngân hàng năm 2009

tháng —O/N —■— 1 tuần —⅛— 2 tuần —X— 1 tháng —*— 3 tháng —•— 6 tháng —I— 12 tháng Nguồn: NHNN

Từ tháng 2/2009, nhu cầu vốn khả dụng của các ngân hàng tăng cao do nhu cầu vốn phục vụ sản xuất của các ngành, các lĩnh vực giai đoạn đầu năm, lãi suất trên TTLNH có sự gia tăng tương ứng. Giai đoạn này, lãi suất bình quân qua đêm từ 5,5%/năm (tháng 1/2009) đã tăng lên gần mức 6,5%/năm; lãi suất bình quân các kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng) đều trên 7%/năm. Tuy nhiên, sang đầu tháng 5/2009, thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện đáng kể, kéo theo sự sụt giảm của lãi suất trên TTLNH, nhất là lãi suất các kỳ hạn ngắn. Trong Quý II và đầu Quý III lãi suất thị trường ổn định ở mức 6% đến 8%/năm.

Giai đoạn cuối năm, thanh khoản của các ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Nhu cầu vốn tăng cao khiến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động trên cả thị trường tiền gửi của tổ chức và dân cư (thị trường 1) và thị trường LNH (thị trường 2). Lãi suất qua đêm bình quân tháng 8/2009 là 7,3%/năm, đến tháng 11/2009, tăng lên mức 7,99%/năm; lãi suất các kỳ hạn còn lại đều có sự gia tăng rõ rệt. Lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 1 tuần đến 1 tháng là 8,2% đến 9,20%/năm; lãi suất các kỳ hạn dài đều trên 9%/năm, tuy nhiên, doanh số phát sinh đối với các kỳ hạn này không lớn.

Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả giai đoạn cuối năm, từ 1/12/2009, NHNN tăng lãi suất cơ bản lên mức 8%/năm, cùng với nhu cầu vốn lớn phục vụ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong dịp Tết nguyên đán đã làm cho các ngân hàng khó khăn hơn về vốn. Lãi suất trên thị trường tăng cao, lãi suất bình quân toàn thị trường tháng 12/2009 dao động quanh mức 11,5%/năm. Lãi suất bình quân qua đêm là 10,8%/năm; kỳ hạn 1 tuần 11,6%/năm; các kỳ hạn còn lại từ 11,3% đến 11,6%/năm, thị trường chủ yếu giao dịch ở các kỳ hạn ngắn, chứng tỏ vốn vay của các ngân hàng chủ yếu đáp ứng khả năng thanh khoản.

Năm 2010, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định thị trường tài chính, cân bằng mục tiêu lạm phát và tăng trưởng. Lãi suất cơ bản được duy trì ở mức 8%/năm trong suốt 10 tháng đầu năm, sau đó được nâng lên 9%/năm từ 11/2010. Theo đó, mặt bằng lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng nhìn chung khá ổn định so với năm 2009. Tuy nhiên lãi suất bình quân các tháng cũng có những biến động, phụ thuộc vào nhu cầu vốn của các TCTD trong từng giai đoạn.

Đầu năm 2010, mặt bằng lãi suất nhìn chung đã có sự sụt giảm rõ rệt so với giai đoạn cuối năm 2009. Cụ thể: tháng 01/2010, lãi suất bình quân qua đêm là 9,15%/năm, giảm 1,57%/năm so với mức 10,72%/năm tháng 12/2009; các kỳ hạn còn lại lãi suất cũng giảm từ 0,06% đến 1,08%/năm. Riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng tăng từ 10,98% lên 11,77%/năm.

Sang tháng 2 /2010, do nhu cầu vốn khả dụng của các ngân hàng tăng dịp Tet Nguyên đán nên mặt bằng lãi suất lại có xu hướng tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất qua đêm và các kỳ hạn ngắn. Bình quân lãi suất qua đêm tháng 2/2010 là 10,09%/năm, tăng 0,94% so với đầu năm; lãi suất các kỳ hạn 2 tuần đến 12 tháng luôn ở mức 11,35% trở lên.

Giai đoạn tháng 3-9/2010, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định. Bình quân lãi suất qua đêm dao động từ 6,54% đến 7,29%/năm; lãi suất các kỳ hạn ngắn (1 tuần đến 1 tháng) phổ biến ở mức dưới 10%/năm. Tuy nhiên, sang Quý IV, mặt bằng lãi suất lại có dấu hiệu tăng nhẹ. Đặc biệt 2 tháng cuối năm, do nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng và sản suất của các ngân hàng tăng cao nên cùng với việc tăng lên của lãi suất huy động từ dân cư, lãi suất bình quân cho vay, gửi tiền trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng khá mạnh. Lãi suất bình quân qua đêm tăng từ 10,27% tháng 11 lên 11,10% tháng 12; lãi suất các kỳ hạn còn lại cũng tăng mạnh. Riêng tháng 12/2010, lãi suất bình quân một số kỳ hạn đã lên tới trên 13%/năm, gần mức 150% lãi suất cơ bản.

Đồ thị 2.10:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w