Thị trường tiền tệ Việt Nam được hình thành vào những năm 90 của thế kỷ XX cùng với bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành ngân hàng Việt Nam từ hệ thống ngân hàng 1 cấp thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Từ khi được hình thành đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam đã dần phát triển, từ những giao dịch cho vay đơn thuần giữa các ngân hàng, từ những hàng hoá đơn giản, số lượng thành viên ít ỏi, để đạt được những kết quả nhất định như hiện nay, trở thành môi trường, thành công cụ đắc lực của Ngân hàng Nhà nước để điều hành và thực thi chính sách tiền tệ.
2.1.1.1. Các thành viên tham gia thị trường tiền tệ:
- Chính phủ: Trên TTTT Việt Nam, Chính phủ tham gia với tư cách là người phát hành các tín phiếu, trái phiếu Chính phủ.
- NHNN Việt Nam: NHNN tham gia TTTT với tư cách là người phát hành tín phiếu NHNN, tổ chức NVTTM, thực hiện tái cấp vốn đối với các TCTD. Bên
cạnh đó, NHNN còn có một chức năng quan trọng là theo dõi, giám sát hoạt động
của TTTT để phục vụ mục tiêu điều hành CSTT quốc gia. NHNN ban hành
văn bản
quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động của TTTT liên ngân hàng và sử dụng
các công cụ CSTT để can thiệp nhằm điều tiết TTTT theo mục tiêu của CSTT.
- TCTD: Là thành viên chính trên TTTT. TCTD tham gia các thị trường trái phiếu Chính phủ do NHNN, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán
dần trở thành các nhà tạo lập TTTT ở Việt Nam. Các TCTD cũng đi đầu trong việc đưa các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến vào Việt Nam như các nghiệp vụ phái sinh, các loại thẻ thông minh...
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
+ Các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư: Đặc thù hoạt động của các công ty bảo hiểm là có nguồn vốn dài hạn nhàn rỗi, do đó, các định chế này thường sử dụng nguồn này đầu tư vào thị trường trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc do NHNN tổ chức).
+ Các công ty chứng khoán: Hiện có khoảng 100 Công ty chứng khoán hoạt động. Các công ty này là những định chế tài chính quan trọng tham gia hoạt động repo GTCG trên TTTT. Trong thời gian qua, các công ty chứng khoán chủ yếu thực hiện môi giới cổ phiếu và trái phiếu.
+ Các tổ chức tài chính vi mô, các doanh nghiệp khác: Nhóm đối tượng này chưa có vai trò rõ nét trên TTTT Việt Nam.
- Cá nhân: Tham gia TTTT với tư cách nhà đầu tư vào công cụ nợ.
2.1.1.2. Các công cụ giao dịch trên thị trường
- Trái phiếu Chính phủ + Tín phiếu kho bạc:
Tín phiếu kho bạc là trái phiếu Chính phủ ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm) do Kho bạc Nhà nước phát hành thông qua đấu thầu tại NHNN. NHNN đảm nhiệm vai trò làm đại lý phát hành và thanh toán tín phiếu kho bạc, tiến hành đấu thầu, tổ chức và giám sát thị trường thứ cấp đối với tín phiếu Kho bạc từ năm 1995 đến nay. Tham gia đấu giá tín phiếu kho bạc là các TCTD, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm và quỹ đầu tư. Với ưu điểm là công cụ có độ an toàn và tính thanh khoản cao, vì vậy, tín phiếu kho bạc là công cụ chủ yếu trên TTTT. Tín phiếu kho bạc được phát hành với các kỳ hạn dưới 1 năm và được đấu giá hàng tuần. Thực tế, thời gian qua tín phiếu kho bạc chủ yếu được phát hành với kỳ hạn
364 ngày. Chỉ có một lượng nhỏ được phát hành với kỳ hạn 273 và 182 ngày. Hiện, Bộ Tài Chính vẫn áp dụng lãi suất chỉ đạo trong các phiên đấu thầu, do đó, phần nào chưa khuyến khích các thành viên tích cực tham gia vì lãi suất chỉ đạo thường thấp hơn lãi suất thị trường mong muốn. Khối lượng tín phiếu kho bạc được phát hành ngày càng tăng qua các năm.
Tín phiếu kho bạc được lưu ký tại Sở Giao dịch NHNN và là công cụ được sử dụng chủ yếu trong quan hệ tín dụng giữa NHNN và TCTD, nhất là trong giao dịch NVTTM vì nó có độ an toàn cao và được phát hành dưới hình thức ghi sổ.
Đồ thị 2.1: Tín phiếu Kho bạc 2004-2009 Đơn vị: tỷ đồng □ Kỳhạn 364 ngày □ Kỳhạn 273 ngày Nguồn: NHNN
+ Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 1 năm trở lên
Loại trái phiếu này do Chính phủ phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách để đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định. Trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên được phát hành thông qua Kho bạc Nhà nước (Tính tới 26/01/2010, tổng giá trị niêm yết trái phiếu Kho bạc Nhà nước phát hành là 78,9 ngàn tỷ đồng), hoặc đấu giá thông qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc qua kênh bảo lãnh phát hành. Từ năm 2007 tới nay không phát hành trái phiếu Chính phủ dưới
hình thức bán lẻ. Trái phiếu Chính phủ là loại “hàng hoá” được mua, bán có kỳ hạn chủ yếu trên TTTT.
Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển phát hành: Ngân hàng Phát
triển phát hành trái phiếu để đầu tư vốn phát triển hạ tầng dài hạn. Tính tới 26/01/2010, tổng giá trị niêm yết trái phiếu do Ngân hàng Phát triển phát hành là 68,7 ngàn tỷ đồng.
Đồ thị 2.2: Trái phiếu Chính phủ
Trái phiêu C hinh phủ: kênh huy dộng vốn cho đầu tư phát triên và bù <Iăp bội chi
Nguồn: BTC
Việc đấu thầu được xác định theo lịch trình các ngày đấu giá hàng tuần, tuy nhiên, việc phát hành trên thực tế không diễn ra thường xuyên. BTC quy định mức trần lãi suất tối đa, do đó chưa khuyến khích được các thành viên tham gia dự thầu, đặc biệt trong thời điểm khan hiếm vốn khả dụng. Tính từ ngày 15/1/2009 đến 30/3/2009, không có đợt phát hành trái phiếu Chính phủ nào thành công. Mặc dù trái phiếu Chính phủ được chào bán hàng tuần, song tất cả các đơn dự thầu đều có mức lãi suất dự thầu cao hơn so với mức BTC dự kiến. Thực tế này trái ngược với tình hình từ tháng 8-12/2008, khi hầu hết các đợt đấu giá đều thành công. Tuy nhiên, số lượng thành viên tham gia khá hạn chế, chỉ có 3-4 thành viên tham gia mỗi phiên đấu thầu. Trong giai đoạn này, việc phát hành diễn ra tương đối thường xuyên, song số lượng thành viên tham gia vẫn nhỏ.
- Tín phiếu NHNN:
Tín phiếu NHNN là công cụ nợ ngắn hạn do NHNN phát hành nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Hiện, NHNN phát hành tín phiếu NHNN qua các phiên đấu thầu NVTTM trong trường hợp thực hiện CSTT thắt chặt khi khối lượng trái phiếu Chính phủ do các TCTD nắm giữ hạn chế, do đó, tín phiếu NHNN không được phát hành thường xuyên và khối lượng phát hành không lớn. Việc phát hành tín phiếu NHNN không theo định kỳ và khối lượng phát hành phụ thuộc vào mục tiêu điều hành CSTT của NHNN trong từng thời kỳ. Thời hạn của tín phiếu NHNN ngắn, khoảng 3 tháng. Tín phiếu NHNN chủ yếu được sử dụng trong giao dịch giữa NHNN với TCTD qua NVTTM, chiết khấu hoặc cầm cố, không được sử dụng phổ biến trong quan hệ giữa các thành viên khác trên TTTT.
- GTCG ngắn hạn do TCTD phát hành:
Hiện nay, GTCG ngắn hạn do các TCTD phát hành là chủ yếu là kỳ phiếu, chiếm khoảng 95% tổng nguồn vốn huy động từ các GTCG. Các GTCG ngắn hạn do các TCTD phát hành phần lớn không đáp ứng được nhu cầu lưu thông trên TTTT vì đa số là các chứng chỉ ghi danh, không được chiết khấu trước hạn, mua nơi nào phải thanh toán tại nơi đó. Đối với các TCTD thì việc phát hành GTCG chủ yếu nhằm huy động vốn nhàn rỗi; đối với các khách hàng thì mục tiêu chủ yếu đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi là để hưởng lãi suất, vì vậy họ thường đầu tư bằng tiền tiết kiệm và giữ đến hết hạn. Hình thức duy nhất mà các nhà đầu tư chứng chỉ tiền gửi có thể làm khi có nhu cầu về vốn trong trường hợp chứng chỉ chưa đến hạn là dùng chứng chỉ đó thế chấp vay vốn tại các TCTD. Các TCTD chưa sẵn sàng mua chứng chỉ tiền gửi do TCTD khác phát hành do chưa đủ điều kiện xác minh tính xác thực của chứng chỉ tiền gửi.
- Hối phiếu:
Mặc dù đã có Luật Các công cụ chuyển nhượng từ năm 2005 (Hối phiếu nhận nợ và hối phiếu đòi nợ được điều chỉnh theo Luật này) và có hiệu lực vào ngày
1/7/2006, nhưng thực tế trên TTTT chưa có hối phiếu nào do doanh nghiệp phát hành được giao dịch trên TTTT.
- Các công cụ tài chính khác:
+ Trái phiếu chính quyền địa phương: Đến nay, cả nước chỉ có 3 địa phương phát hành là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nằng. Các TCTD sở hữu các loại trái phiếu này được mua, bán, chiết khấu trên TTTT.
Đồ thị 2.3: Trái phiếu chính quyền địa phương
Trái phiêu CQĐP: quy mô phát hành tâng, riêng năm 2008 khống có SO phát hành mới
□ Khôi lirựug (new isues) □ Dit Uợ (Outstauiliug)
Nguồn: BTC
+ Trái phiếu doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu trên thị trường và các loại trái phiếu này được các tổ chức tài chính mua, bán có kỳ hạn trên TTTT.
Đồ thị 2.4: Trái phiếu doanh nghiệp
Trai phiêu doanh nghiệp: một kênh huy động vón của DN, đặc biệt là DN lớn, có uy tín
Nguồn: BTC
Nhìn chung, các “hàng hoá” trên TTTT của Việt Nam tương đối đa dạng, tuy nhiên, khối lượng phát hành từng loại công cụ không lớn và chưa được chuẩn hoá. Trong số các loại GTCG nêu trên, tín phiếu Kho bạc vẫn là công cụ tài chính chủ yếu trên TTTT.