Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động Factoring

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 28)

1.2.3.1. Xuất phát từ người bán hàng hay nhà xuất khẩu

• Rủi ro trong nghiệp vụ Factoring xuất hiện do người bán cố tình gây ra, vì một nguyên nhân nào đó làm người bán không trung thực như: cố tình giao hàng hóa kém chất lượng, không đúng yêu cầu của người mua hàng không thanh toán,...

• Năng lực yếu kém của bên mua hàng về mặt quản lý, sản xuất,...từ đó sản phẩm không đúng theo yêu cầu trong hợp đồng vì thế giá trị các khoản phải thu theo hợp đồng lại nhỏ hơn giá trị ứng trước nhà Factor đã cấp cho bên bán.

• Khả năng tài chính, uy tín, quá trình hoạt động của người bán yếu kém khiến cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, gây ảnh hưởng đến nhà Factor khi cung cấp dịch vụ Factoring có truy đòi.

• Do tình trạng thông tin bất cân xứng không nắm rõ tình hình sản xuất bên đối tác, đưa ra quyết định sai lầm khi thực hiện quan hệ làm ăn.

1.2.3.2. Xuất phát từ người mua hàng hay nhà nhập khẩu

Năng lực tài chính và đạo đức của người mua là yếu tố quan trọng nhất trong việc rủi ro có xảy ra từ phía người mua hay không trong qua trình thực hiện nghiệp vụ Factoring.

• Năng lực tài chính của người mua yếu kém, uy tín thanh toán kém hoặc mất khả năng thanh toán, người mua không thể thanh toán được tiền hàng, dẫn đến rủi ro.

• Người mua không là bạn hàng lâu năm, không có tín nhiệm, lừa người bán xếp hàng hóa lên tàu, nhận hàng nhưng không thanh toán.

• Hàng hóa không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc người mua không bán được hàng cũng làm người mua có xu hướng không muốn thanh toán, hoặc có hiện tượng trì hoãn việc thanh toán.

1.2.3.3. Xuất phát từ nhà Factor

Dưới góc độ là tổ chức thực hiện nghiệp vụ Factoring, các tổ chức phải thực sự có sự hiểu biết nhất định về nghiệp vụ, và có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ đối với các khoản phải thu. Do vậy, việc đánh giá khách hàng là việc rất quan trọng, quyết định đến việc nhà Factor có bị rủi ro hay không. Nếu trong quá trình thẩm định khách hàng, theo dõi quản lý các khoản phải thu không sát sao, thì rủi ro có thể xảy ra.

• Trình độ cán bộ thẩm định yếu kém, hoặc thẩm định không kỹ dẫn đến những kết luận sai lầm, đánh giá sai về năng lực tài chính, uy tín của khách hàng.

• Thiếu thông tin về khách hàng do mạng lưới hoạt động, thu thập thông tin chưa thật sự tốt, dẫn đến việc thẩm định khách hàng không tốt.

• Công tác tổ chức, quy trình nội bộ, các yếu tố đánh giá rủi ro khách hàng chưa đúng, dẫn đến đánh giá sai khách hàng.

1.2.3.4. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ bên mua, bên bán, nhà Factor, còn rất nhiều nguyên nhân khác gây nên những rủi ro trong hoạt động Factoring từ nền kinh tế, luật pháp...

Nền kinh tế

- Tình hình nền kinh tế bất ổn, kém phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp.

- Các vấn đề nợ công nước ngoài quá nhiều, tình hình dự trữ ngoại hối và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế gây áp lực nên nền kinh tế, ảnh hưởng đến những định hướng của chính phủ trong việc phát triển kinh tế, là nguyên nhân dẫn đến những rủi ro như rủi ro tỷ giá, ...

Luật pháp

- Định hướng chính trị của từng quốc gia ảnh hưởng đến hệ thống luật pháp, hành lang pháp lý của từng quốc gia.

- Môi trường pháp lý và luật pháp có thể hỗ trợ cũng như có thể ngăn cản hướng phát triển của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, ảnh hưởng đến sự phát triển, tình hình tài chính.

- Sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan của nước đó.

Xã hội

- Những nguyên nhân gây ra biến cố chính trị, xã hội, kinh tế tại một nước: mâu thuẫn sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe dọa sự ổn định nội bộ của một nước; chiến tranh,...

- Các thảm họa thiên nhiên khác: động đất, sóng thần, bão lũ,.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w