Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 59)

2.3.1.1. Khung pháp lý còn nhiều bất cập

Môi trường pháp lý cho hoạt động Factoring ở Việt Nam vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, các văn bản pháp lý quy định về hoạt động này vẫn còn mang tính chất chung chung, chưa được cụ thể, rõ ràng và vẫn còn nhiều bất cập. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng được ban hành và được sửa đổi, bổ sung bằng quyết định 30/2008/QĐ-NHNN tuy nhiên thực tế vẫn phản ánh nhiều hạn chế của văn bản luật này khi áp dụng vào thực tế các NHTM và có nhiều điểm khác biệt so với Thông lệ quốc tế về Factoring.

Ví dụ theo khái niệm về Factoring theo điều 2 Quyết định này được định nghĩa là

“một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng”. Như vậy, định nghĩa BTT này chỉ mới dừng lại nghiệp vụ tín dụng tài trợ vốn lưu động bằng cách mua lại các khoản phải thu mà bỏ qua ý nghĩa BTT là một dịch vụ tài chính hỗn hợp từ hoạt động thanh toán, tín dụng, quản lý nợ và bảo hiểm..

Điều 25, khoản 2, mục c quy định bên mua hàng “không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng”. Điều này là trái với luật của FCI và cũng gây nên nhiều rủi ro cho người mua.

Bên cạnh đó, sự không đồng nhất giữa các quy định về nghiệp vụ Factoring cũng tạo ra nhiều rào cản, rủi ro hơn cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp tham gia nghiệp vụ Factoring. Mỗi quốc gia có những quy định cũng như tập quán riêng. Để nắm bắt hết những quy định, luật lệ quốc tế là điều không hề dễ dàng. Chính vì việc

không am hiểu các tập quán, quy định quốc tế dẫn đến các vụ tranh chấp, kiện tụng trong các thuơng vụ quốc tế.

2.3.1.2. Cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng còn hạn chế, môi trường thông tin chưa được công khai, minh bạch

Một trong những quy tắc hoạt động của các tổ chức kinh tế Việt Nam là thông tin không đuợc tiết lộ. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều không công khai trong quá trình hoạt động. Hiện nay ngoài khối doanh nghiệp nhà nuớc, doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài, ngân hàng, các tổ chức tín dụng và quỹ hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức tài chính, công ty niêm yết ở thị truờng chứng khoán.. .yêu cầu phải có kiếm toán bắt buộc, quy định của Việt Nam chua đặt ra yêu cầu kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp tu nhân, các công ty TNHH.. .mà để tự họ chịu trách nhiệm về váo cáo tài chính của mình. Chính vì vậy, thông tin càng không đầy đủ đã gây khó khăn cho các ngân hàng khi đánh giá khách hàng.

Hiện nay ở Việt Nam mới có 2 trung tâm cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng thuơng mại là CIC và PCB. Hiện nay hệ thống thông tin dữ liệu về hoạt động tín dụng của các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá nhận tại Việt Nam đều đuợc tập hợp tại CIC. CIC là trung tâm thông tin tín dụng do NHNN quản lý, ra đời từ năm 1999, có chức năng thu nhận, luu trữ, phân tích, xử lý và dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà nuớc, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy đinh của NHNN và pháp luật. Kho dữ liệu của CIC hiện nay đã thu thập đuợc thông tin từ 100% các TCTD hoạt động theo Luật của các TCTC, một số tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên CIC vẫn còn rất nhiều hạn chế trong quá trình hoạt động nhu chậm trễ trong việc cập nhật số liệu, sản phẩm thông tin chua phong phú, mới chỉ có thông tin về các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với các ngân hàng nên rất khó khăn cho các ngân hàng muốn cung cấp dịch vụ Factoing cho những doanh nghiệp mới.

Trung tâm thông tin tín dụng tu nhân PCB đi vào hoạt động từ tháng 7/2010, đuợc góp vốn bởi 11 ngân hàng (ACB, ABBank, Vietinbank, BIDV, Đông Á, Techcombank, Vietcombank, Sacombank, SCB, VIB và VP Bank) và thông tin tín dụng của Italia CRIF đã đạt đuợc thỏa thuận trở thành cổ đông lớn nhất với 20% vốn sở hữu. PCB cung cấp các thông tin về tình hình vay nợ, tài sản thế chấp, lịch sử quan hệ tín dụng cho thể nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mặc dù có rất nhiều hỗ trợ thông tin từ các tổ chức cung cấp thông tin trên, mức độ an toàn tín dụng vẫn chua đuợc phản ánh một cách chính xác. Việc thu thập thông tin về khách hàng và việc chứng minh tình trạng tài chính của khách hàng thông qua các báo cáo kết quả tài chính thì chua thực sự đủ tin cậy và mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng chua hề xây dựng riêng cho mình một hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đầy đủ, riêng biệt để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động Factoring. Các ngân hàng chua có liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong việc kiểm định, giúp đỡ trong việc cung cấp thông tin, thẩm định khách hàng, dẫn đến nguy cơ rủi ro cao.

2.3.1.3. Môi trường kinh doanh bất ổn

Nền kinh tế Việt Nam tăng truởng qua các năm nhung chứa đựng nhiều rủi ro. Tình trạng lạm phát diễn biến thất thuờng qua các năm, nền kinh tế chứa đựng nhiều bất ổn.

Các chính sách thuơng mại của Việt Nam quy định về hoạt động xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan chua ổn định, chính sách tỷ giá biến động mạnh gây ảnh huởng đến nhà xuất nhập khẩu, làm tăng rủi ro hối đoái. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chua phát triển, gây khó khăn cho việc tính toán hiệu quả và tránh rủi ro biến động tỷ giá. Đặc biệt sự biến động bất thuờng của giá USD hiện nay càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chỉ tính riêng trong vòng từ đầu năm 2015 đến nay NHNN đã hai lần công bố điều chỉnh tỷ giá. Ngày 07/01/2015 NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng VND và USD từ mức 21.246 VND/USD lên 21.458 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giá +/- 1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng tỷ giá trần là 21.673 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.243 VND/USD. Ngày 07/05/2015 NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giá lên 1% lên mức 21.673 VND/USD.

Bên cạnh đó, mức độ hội nhập thế giới ngày tăng kéo theo môi truờng kinh doanh phức hợp, hệ thống pháp lý có nhiều thay đổi so với truớc, tốc độ thanh toán và khối luợng thanh toán ngày càng cao, các hành vi trái phép từ bên ngoài chua có kinh nghiệm nhận biết và khó phòng ngừa.

2.3.1.4. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước

Bên cạnh những kết quả đạt đuợc trong hoạt động thanh tra góp phần làm vững mạnh hệ thống ngân hàng thì song song đó vẫn còn có những hạn chế: năng lực cán bộ

thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp, nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm với đổi mới, vai trò của kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách có hiệu quả. Do vậy thời gian qua có rất nhiều vi phạm của NHTM trong hoạt động Factoring không được thanh tra nhà nước phát hiện và có biện pháp ngăn chặn, dẫn đến những rủi ro gây ra hậu quả của các ngân hàng.

2.3.1.5. Nguyên nhân từ phía đối tác

> Từ phía ngân hàng đại lý: Đối với hoạt động Factoring quốc tế, hoạt động của đại lý có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Factoring cung cấp cũng như rủi ro mà các nhà Factor có thể gặp phải.

Nếu các đại lý Factor bên mua không đánh giá chính xác và kiểm soát tốt người mua sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho đại lý bên bán khi thực hiện Factoring ứng trước. Các đại lý không có khả năng thu nợ thì khả năng thu hồi nợ từ nhà nhập khẩu cũng rất khó, có thể dẫn đến những rủi ro cho các đại lý Factor bên mua rủi ro cũng như những chi phí, thời gian không cần thiết trong việc thu nợ.

> Từ phía khách hàng:

Factoring bắt đầu được triển khai ở Việt Nam năm 2004 nhưng đây vẫn còn là một dịch vụ rất mới mẻ ở Việt Nam, chỉ có một số doanh nghiệp biết đến nghiệp vụ này và nếu như biết thì biết cũng rất hạn chế, chưa hiểu hết những tiện ích, điều kiện, rủi ro của nghiệp vụ này mang lại.

Chính vì thiếu kiến thức về nghiệp vụ Factoring nên các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn cũng như nguy cơ chịu rủi ro từ nghiệp vụ Factoring rất cao. Các doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ thường không đáp ứng được những chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện và điều khoản nên dễ xảy ra tranh chấp. Kiến thức trong ngoại thương của các doanh nghiệp rất hạn chế, hiểu biết về những điều luật, tập quán quốc tế chưa chính xác và đúng đắn nên thường không tránh khỏi những sai sót, sở hở trong khi ký kết hợp đồng ngoại, không đề phòng rủi ro nên thường phải gánh chịu những hậu quả. Bên cạnh đó, uy tín của khách hàng không cao, thường hay có những gian lận trong giao dịch nhằm trục lợi hoặc do khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như tỷ giá biến động, giá hàng hóa tăng cao,...làm tăng rủi ro đạo đức từ bên mua cũng như bên bán khiến cho ngân hàng găp rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w