Quy mô, doanh số Factoring

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 45)

Trong khi bao thanh toán chưa thật sự phát triển ở Việt Nam, thì tại khu vực châu Á bao thanh toán phát triển mạnh ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore.. .Quy mô, số lượng hợp đồng bao thanh toán và các tổ chức tài chính tham gia và vùng lãnh thổ trên đã cho thấy mức độ phổ biến sử dụng bao thanh toán trong hoat động thanh toán của nhiều doanh nghiệp.

> Tình hình hoạt động Factoring trên thế giới

Theo báo cáo thường niên của FCI, doanh số bao thanh toán toàn thế giới năm 2014 là 2,372,989 triệu EUR, tăng 164,617 triệu EUR tăng 7% so với năm 2013. Trong đó, Factoring nội địa chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu.

31

Bảng 2.4: Doanh số Factoring trên thế giới qua các năm (đơn vị: triệu EUR)

com)

Doanh số Factoring có sự tăng trưởng đều qua các năm, đều có sự tăng trưởng ở cả Factoring nội địa và Factoring quốc tế, nhưng chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là Factoring nội địa (chiếm 79,3% trong tổng doanh thu năm 2014). Factoring nội địa chiếm tỷ trọng chủ yếu do trong phạm vi quốc gia, người mua, người bán, nhà Factor trực tiếp quan hệ với nhau, việc thẩm định uy tín, khả năng tài chính dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn.

Bảng 2.5: Doanh số Factoring của các châu lục giai đoạn 2011-2014

Dẫn đầu về doanh số Factoring vẫn là châu Âu với doanh số đạt 1,487,986 triệu EUR vào năm 2014. Hàng năm châu Âu doanh số tăng trưởng đều, đặc biệt là vào năm 2014. Châu Á đứng thứ hai về doanh số Factoring và liên tục tăng trưởng đều qua các năm. Châu Úc đạt doanh số thấp nhất và có sự tăng trưởng không đều, doanh số qua các năm có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt giảm mạnh vào thời kỳ 2011 - 2013.

về doanh số, sau 10 năm triển khai, Bao thanh toán chỉ đạt 100 triệu EUR, một con số còn khá khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, một thực trạng đáng kể, hoạt động BTT trên thế giới luôn có doanh số cao ở lĩnh vực BTT nội địa (chiếm từ 70-80% tổng doanh số BTT). Điều này chứng tỏ, hoạt động mua bán hàng hóa - dịch vụ ở quốc gia đó rất sôi nổi và tin cậy lẫn nhau. Còn tại Việt Nam, doanh số BTT quốc tế lại chiếm hơn 80% còn BTT nội địa chiếm 20%.

Biểu đồ 2.1: Doanh thu Factoring tại Việt Nam giai đoạn 2005 — 2014 (đơn vị: triệu EUR)

Doanh số Factoring tăng dần từ năm 2005-2009, trong đó chủ yếu vẫn là Factoring nội địa. Đặc biệt doanh số Factoring tăng mạnh vào giai đoạn 2007-2008, chủ yếu là do nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Năm 2009 khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng ra toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh huởng, doanh số Factoring cũng chậm lại. Năm 2009, tổng doanh số Factoring đạt 95 triệu EURO, tăng 11,76% so với năm 2008. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nuớc chua bị ảnh huởng nhiều nên doanh số Factoring nội địa tăng 12,5% trong khi doanh số Factoring quốc tế giữ nguyên mức 5 triệu EURO nhu năm 2008.

Năm 2010 tuy nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng hoảng thế giới nhung Việt Nam lại đối mặt với tình trạng lạm phát đáng báo động. Lạm phát vào cuối năm 2010 tăng cao đến mức hai con số (11,8%) và Việt nam đồng bị truợt giá. Sang năm 2010 NHNN đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành, khiến cho chi phí sử dụng dịch vụ Factoring tăng lên tuơng ứng. Mức lãi suất khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về vốn đầu tu nên cắt giảm sản xuất, kinh doanh. Năm 2010, tổng doanh số Factoring cả nuớc chỉ đạt 65 triệu EUR.

Năm 2011 tổng doanh số Factoring tăng nhẹ lên 2 triệu EUR11, đạt mức 67 triệu EUR. Tuy nhiên đến năm 2012, nợ xấu tăng cao khiến cho ngân hàng cũng nhu các doanh nghiệp đều khó khăn thì hoạt động Factoring có sự suy giảm và Factoring nội địa vẫn giữ vai trò chủ yếu.

Buớc sang năm 2013, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi, cùng với đó là những hoạt động triển khai tích cực từ phía ngân hàng nên doanh số Factoring đã tăng truởng mạnh mẽ trở lại. Doanh số Factoring đạt 100 triệu EURO, cao hơn nhiều so với năm 2012. Điều này cho thấy dấu hiệu phát triển mạnh mẽ của hoạt động Factoring ở Việt Nam trong thời gian tới. Năm 2014, doanh số Factoring tiếp tục giữ vững đạt giá trị 100 triệu EUR, với doanh số Factoring nội địa là 20 triệu EUR, doanh số Factoring quốc tế đạt 80 triệu EUR. Doanh số Factoring ngày càng tăng lên, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới, hứa hẹn tăng truởng mạnh trong những năm tới.

2.1.4. Các sản phẩm dịch vụ Factoring

Hiện nay, các ngân hàng thuơng mại Việt Nam cung cấp các sản phẩm dịch vụ Factoring thuờng cung cấp ba nhóm chính: Factoring nội địa; Factoring xuất khẩu và Factoring nhập khẩu. Tùy theo điều kiện ngân hàng đuợc sự cho phép của Ngân hàng nhà nuớc mà các Ngân hàng có thể cung cấp một, một số hoặc tất cả các sản phẩm Factoring.

Ngân hàng VIB: Ngân hàng chỉ cung cấp sản phẩm Bao thanh toán nội địa. Theo đó, VIB mua lại các khoản phải thu của Doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm đã đuợc Doanh nghiệp và các đối tác thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. VIB sẽ thu hồi khoản mua lại này từ bên mua hàng vào ngày đến hạn thanh toán khoản phải thu theo hợp đồng.

- Thời hạn bao thanh toán linh hoạt đến 180 ngày. - Mức ứng truớc đến 85% giá trị các khoản phải thu.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam: cung cấp hai sản phẩm Factoring là Factoring nội địa và Factoring xuất khẩu.

Factoring nội địa: là việc Techcombank ứng trước cho khách hàng bằng cách mua lại các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có phương thức thanh toán trả chậm, trong đó khách hàng là bên bán và là người thụ hưởng các khoản phải thu đó. Techcombank cung cấp các dịch vụ: ứng trước, thu nợ. Tỷ lệ ứng trước cao đến 90% giá trị khoản phải thu.

Factoring xuất khẩu: Bao thanh toán xuất khẩu là hình thức cấp tín dụng của Techcombank cho Khách hàng xuất khẩu thông qua việc mua lại các khoản phải thu theo Hợp đồng xuất khẩu của Khách hàng với Nhà nhập khẩu. Ở hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ và Canada, Techcombank đã phát triển sản phẩm Bao thanh toán xuất khẩu để cung cấp cho nhà xuất khẩu các dịch vụ: Ứng trước tiền dựa trên trị giá khoản phải thu, Quản lý khoản phải thu và Thu hộ.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: cung cấp sản phẩm Factoringxuất khẩu.

Factoring xuất khẩu: Bao thanh toán xuất khẩu là hình thức cấp tín dụng của BIDV cho Khách hàng xuất khẩu thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, hoặc cung ứng dịch vụ theo Hợp đồng xuất khẩu của Khách hàng với Nhà nhập khẩu. Factoring xuất khẩu của BIDV cung cấp các dịch vụ: Ứng trước tiền trên các khoản phải thu; quản lý các khoản phải thu; thu hộ; Bảo đảm rủi ro tín dụng thông qua đại lý Bao thanh toán.

Được ứng trước đến 98% giá trị khoản phải thu

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thực hiện nghiệp vụ Factoring và tham gia tổ chức FCI vào năm 2005. Hiện nay, Viecombank đang cung cấp một hệ thống gồm ba nhóm sản phẩm cơ bản. Trong mỗi nhóm sản phẩm này lại có những sản phẩm cụ thể, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.

Factoring trong nước: được cung cấp dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại trong nước. Với sản phẩm này, Vietcombank giữ đồng thời vai trò là đại lý Factoring bên bán và đại lý Factoring bên mua.

o Sản phẩm Basic Domestic: cung cấp theo dõi các khoản phải thu + thu nợ +đảm bảo tín dụng.

o Sản phẩm Standard Domestic: cung cấp theo dõi các khoản phải thu+ thu nợ + cho vay ứng truớc + đảm bảo tín dụng.

o Sản phẩm Premium Domestic: cung cấp theo dõi các khoản phải thu+ thu nợ +cho vay ứng truớc + đảm bảo tín dụng.

Bao thanh toán xuất khẩu: Vietcombank đóng vai trò là đại lý Factoring xuất khẩu cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, ứng truớc cho bên bán hàng; đại diện cho bên bán hàng liên hệ và giao dịch với đại lý Factoring nhập khẩu đê yêu cầu cung cấp các dịch vụ thu nợ và đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua hàng.

Nhóm sản phẩm Factoring xuất khẩu bao gồm:

o Sản phẩm Basic Export: cung cấp theo dõi các khoản phải thu + thu nợ.

o Sản phẩm Standard Export: cung cấp theo dõi các khoản phải thu+ thu nợ +cho vay ứng truớc + đảm bảo rủi ro tín dụng (do đại lý bên mua cung cấp).

o Sản phẩm Premium Export: cung cấp theo dõi các khoản phải thu+ thu nợ +cho vay ứng truớc.

Factoring nhập khẩu: Vietcombank đóng vai trò là đại lý Factoring nhập khẩu cung cấp dịch vụ thu nợ, bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng theo yêu cầu của đại lý Factoring xuất khẩu.

Nhóm Factoring nhập khẩu bao gồm:

o Sản phẩm Basic Import: cung cấp theo dõi các khoản phải thu + thu nợ.

o Sản phẩm Standard Import: cung cấp theo dõi các khoản phải thu+ thu nợ + đảm bảo rủi ro tín dụng (do đại lý bên mua cung cấp).

Ngoài các sản phẩm chính kể trên, VCB sẵn sàng hợp tác với khách hàng để cung cấp những gói sản phẩm đặc thù phù hợp với yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w