Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Factoring tại các Ngânhàng thương mạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 37)

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Factoring tại các Ngân hàng thươngmại Việt Nam mại Việt Nam

2.1.1.1. Các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động Factoring a. Công ước UNIDROIT về Factoring quốc tế

Công ước UNIDROIT (UNIDROIT Convention on International Factoring) được ký tại Ottawa, Canada vào ngày 28/05/1988. Công ước đã đưa ra các khái niệm chuẩn mực về dịch vụ Factoring quốc tế, các yếu tố cơ bản của hợp đồng Factoring cũng như các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong loại giao dịch tài chính này nhằm đạt được sự bình đẳng lợi ích giữa các bên.

Phạm vi áp dụng của công ước là các hợp đồng Factoring quốc tế, được xác định như sau: áp dụng đối với các hợp đồng cho các khoản nợ phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa mà bên mua và bên bán có trụ sở kinh doanh ở hai nước khác nhau với điều kiện các nước này có tham gia công ước hoặc cả hợp đồng Factoring và hợp đồng mua bán được điều chỉnh bởi luật quốc gia tham gia công ước.

Những nội dung chính của Công ước UNIDROIT:

Việc người bán chuyển nhượng các khoản phải thu cho đơn vị Factoring có hiệu lực ngay cả khi người bán và người mua có thỏa thuận cấm không chuyển nhượng, trừ trường hợp luật quốc gia có trụ sở kinh doanh chính của người mua, vào thời điểm hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán được ký kết, cấm việc chuyển nhượng nêu trên.

Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho đơn vị Factoring khi và chỉ khi người mua hàng không biết bất kỳ một ai có quyền cao hơn đơn vị Factoring đối với các khoản nợ và người mua đã nhận được thông báo về việc chuyển nhượng các khoản nợ từ người bán được ủy quyền.

Các quy định đối với Công ước đối với lần chuyển nhượng đầu tiên cũng được áp dụng tương tự với các lần chuyển nhượng tiếp theo, nếu hợp đồng Factoring không cấm việc chuyển nhượng tiếp theo.

Thông báo về việc chuyển nhượng tiếp theo phải bao gồm thông báo về tất cả các chuyển nhượng trước đó.

b. Công ước liên hiệp quốc UNICITRAL về việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế

Công ước được Hội đồng chung Liên hợp quốc thông qua ngày 12/12/2001 để thống nhất các luật liên quan đến tài trợ các khoản phải thu và được để ngỏ để cho Chính phủ các quốc gia ký kết. Tuy nhiên đến nay thì UNCITRAL chưa có hiệu lực bởi chưa có đủ số quốc gia thông qua.

c. Luật của các Hiệp hội

Hiện nay, trên thế giới có hai Hiệp hội Factoring quốc tế lớn nhất là FCI (Factors Chain International) và IFG (International Factors Group). Hầu hết các đơn vị Factoring thế giới đều là thành viên của hai Hiệp hội này. Các Hiệp hội có hệ thống luật riêng để điều chỉnh hoạt động Factoring quốc tế của các thành viên.

> Hiệp hội Factoring quốc tế FCI: FCI có một hệ thống các quy tắc điều chỉnh

hoạt động Factoring quốc tế giữa các thành viên của Hiêp hội, bao gồm: - Điều lệ FCI

- Thỏa thuận đại lý giữa các thành viên FCI

- Các quy tắc chung về Factoring quốc tế (GRIF -General rules for international) - Quy tắc sử dụng mạng editfactoring.com, ban hành tháng 3/2002.

- Quy tắc trọng tài FCI ban hành tháng 6/2003.

> Hiệp hội Factoring quốc tế IFG: Hệ thống luật của IFG bao gồm:

- Quy tắc giữa các thành viên - Điều lệ Hiệp hội

- Các quy tắc chung về hoạt động Factoring quốc tế (GRIF)

- Hướng dẫn DEX quy định quy trình giao dịch giữa các thành viên thông qua mạng Ifexchange.

2.1.1.2. Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động Factoring tại Việt Nam a. Các văn bản do Ngân hàng nhà nước ban hành

Luật các TCTD năm 2010: có quy định về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, các đơn vị thực hiện hoạt động Factoring là các tổ chức tín dụng và hoạt động theo luật các TCTD.

Các văn bản dưới luật

Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng là cơ sở pháp lý rõ ràng, riêng biệt cho các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ bao thanh toán tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/10/2004.

Công văn số 676/NHNN-CSTT ban hành về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thuơng mại.

Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam ban hành ngày 16/10/2008.

> Các quy định cơ bản trong hoạt động Factoring tại các NHTM Việt Nam.

N Về đối tuợng thực hiện

Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng: - Ngân hàng thuơng mại nhà nuớc

- Ngân hàng thuơng mại cổ phần - Ngân hàng liên doanh

- Ngân hàng 100% vốn nuớc ngoài - Công ty tài chính

- Công ty cho thuê tài chính

Bên cạnh đó, ngân hàng nuớc ngoài đuợc mở chi nhánh tại Việt Nam theo luật Tổchức tín dụng.

Tại Việt Nam hiện nay, các đơn vị thực hiện nghiệp vụ Factoring vẫn chủ yếu là các NHTM. Số luợng các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính tham gia vẫn chua nhiều, chủ yếu là các công ty tài chính của các tập đoàn lớn nhu: Công ty tài chính dầu khí Việt Nam,...

✓ Điều kiện để đuợc hoạt động Factoring

Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau:

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối từng tháng của ba tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng

- Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.

Đối với hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu

- Ngoài các điều kiện quy định trên, tổ chức tín dụng xin hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Đối với Công ty cho thuê tài chính, chỉ được thực hiện hoạt động bao thanh toán khi có mức vốn điều lệ tương đương với mức vốn pháp định quy định đối với Công ty tài chính.

J Về điều kiện của các khoản phải thu

Các tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ Factoring có các yêu cầu đối với các khoản phải thu:

❖ Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán phải có các quy định cho phép chuyển nhượng các khoản phải thu hoặc không quy định về việc chuyển nhượng các khoản phải thu.

Các khoản phải thu không được phép bao thanh toán:

- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa bị pháp luật cấm. - Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp.

- Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp.

- Phát sinh từ các hợp đồng, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày.

- Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.

- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.

- Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực tài chính, ngân hàng theo phụ lục đính kém.

- Hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2013 2014

Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.

b. Văn bản pháp lý về Factoring do các Ngân hàng thương mại ban hành

Bên cạnh các nguồn luật mang tính chất quốc tế và quy định của Ngân hàng Nhà nước thì hiện nay bản thân mỗi Ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ Factoring đều có các quy định riêng về quy trình nghiệp vụ nhằm mục đíchhướng dẫn cán bộ nhân viên, khách hàng trong quá trình thực hi ện giao dịch cho phù hợp với mục tiêu của từng ngân hàng.

> Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã ban hành Quyết định 243/QĐ-NHNT.THTT ngày 22/07/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành kèm Quy trình nghiệp vụ Bao thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có hiệu lực từ 07/08/2008.

> Ngân hàng TMCP Á Châu: ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán riêng cho ngân hàng của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w