Số lượng các ngânhàng tham gia hoạt động Factoring

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 40)

Sau khi Quy chế 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành về quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, dịch vụ bao thanh toán mới được giới thiệu, triển khai cho các doanh nghiệp Việt Nam một cách rộng rãi. Trong năm 2005, có 9 NHTM được NHNN cấp phép triển khai dịch vụ bao thanh toán, trong đó có 5 NHTM Việt Nam là:

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) - Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

- Ngân hàng Á Châu (ACB)

- Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Tuy nhiên doanh số bao thanh toán của các ngân hàng này còn hạn chế.

Đến cuối năm 2006, Ngân hàng nhà nước đã chấp thuận cho thực hiện nghiệp vụ này tại một số ngân hàng thương mại khác như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP.HCM, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam,.. .Một số ngân hàng nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam cũng thực hiện cung cấp dịch vụ này, như: Deutsche Bank chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh; Ngân hàng Far East National Bank chi nhánh Hồ Chí Minh; Citibank chi nhánh Hà Nội; chi nhánh TP Hồ Chí Minh UFJ Bank;...

Tính đến thời điểm 10/2007, có 15 ngân hàng được NHNN cấp phép dịch vụ hoạt động bao thanh toán. Tuy nhiên, dịch vụ bao thanh toán tại thời điểm này chỉ hạn chế ở hoạt động bao thanh toán trong nước. Theo số liệu báo cáo, trong sô những ngân hàng được cấp phép, chỉ có 5 ngân hàng thực sự có giao dịch bao thanh toán trên thị trường, đó là các ngân hàng: Vietcomb ank, HSBC Vietnam, UFJ Vietnam, ACB và VIB.

Bảng 2.1: Số lượng các tổ chức tín dụng được cấp phép cung cấp dịch vụ Factoring giai đoạn 2007 - 2014

Số lượng 8 7 7 6 8 8

STT Ngân hàng Thời gian gia nhập

1 Ngân hàng TMCP Á Châu Tháng 4/2005

2 Ngân hàng TMCP Vietcombank Tháng 10/2005

3 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Tháng 4/2005 4 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Tháng 4/2005 5 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Tháng 2/2012

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước)

Năm 2009, một số ngân hàng nước ngoài chi nhánh tại Việt Nam đã được NHNN cấp phép cho thực hiện dịch vụ Factoring: ANZ Hà Nội, Mizuko Corporate Bank, Calyon Bank Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010 rất nhiều ngân hàng thương mại đã được NHNN cấp phép tuy nhiên lại bị hạn chế ở phạm vi bao thanh toán nhất định ví dụ như Lienviet Bank, PG Bank chỉ được phép hoạt động bao thanh toán trong nước,.. .Năm 2010 chỉ có ngân hàng MHB (Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long) là ngân hàng thương mại Việt Nam được cấp phép và một chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.

Mặc dù hiện nay số lượng các ngân hàng thương mại được cấp phép thực hiện dịch vụ Factoring nhưng trên thực tế các khách hàng doanh nghiệp lại rất ít biết về dịch vụ này. Những hoạt động quảng bá giới thiệu dịch vụ vẫn còn hạn chế. Tuy trên trang web của các ngân hàng giới thiệu về dịch vụ Factoring vẫn rất hạn chế, chỉ là những thông tin chung chung làm khách hàng khó so sánh những tiện ích của loại hình dịch vụ này so với những hình thức tài trợ thương mại khác L/C, chuyển tiền, nhờ thu,.. .Đối với một dịch vụ có nhiều tiện ích, nhưng mức độ giới thiệu, quảng bá như vậy là rất ít, gây khó khăn cho doanh nghiệp tìm hiểu về dịch vụ này.

30

Một số ngân hàng thương mại cũng đã tham gia Hiệp hội Factoring quốc tế FCI nhằm tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường Factoring.

Bảng 2.2: Số lượng Factor tại Việt Nam tham gia FCI từ 2009 — 2014

(Nguồn: http://www.factor-chain. com) Bảng 2.3: Một số NHTM Việt Nam là thành viên của FCI

Factoring nội địa 1,750,899 1,779,785 1,805,574 1,881,358 Factoring quốc tế 264,108 352,446 402,798 491,642 Tổng 2,015,007 2,132,231 2,208,372 2,372,989 Năm 2011 2012 2013 2014 Châu Mĩ 207,202 187,844 191,555 206,625 Châu Âu 1,218,540 1,298,680 1,354,192 1,487,986 Châu Phi 23,451 23,928 23,123 21,094 Châu Á 507,694 571,528 599,297 614,994 Châu Úc 58,091 50,206 40,206 42,290 Tổng 2,015,007 2,132,231 2,208,372 2,372,989

(Nguồn: Tổng hợp từ website của các ngân hàng)

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w